Đề tham khảo thi học kỳ I Môn : ngữ văn 6

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi học kỳ I Môn : ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KỲ I
Môn : Ngữ văn 6


I) Trắc nghiệm : (3đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng
 1/ Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt
 A.Nhân nghĩa B. Dịu mềm
C. Xôn xao D. Cây cỏ
2/ Tác phẩm nào dưới đây là truyện cổ tích có tác giả
A. Ông lão đánh cá và con cá vàng
B. Em bé thông Minh
C. Sọ Dừa
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
3/ Muốn trở thành người kể chuyện hay, hấp dẩn, cần phải làm gì?
A. Biết làm chủ câu chuyện.
B. Biết mở đầu khi kể và biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong.
C. Đọc thuộc lòng câu chuyện định kể.
D. Ăn mặc thật đẹp khi lên kể chuyện.
4/ Trong các từ sau, từ nào là số từ chỉ số lượng.
Tám tháng B. Tầng ba
C. Tháng tám D. Năm 2013
5/ Truyện “Con hổ có nghĩa” khuyên chúng ta điều gì?
A. Trong cuộc sống cần đề cao ân nghĩa, coi trọng đạo làm người.
B. Sống phải biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau. 
C. Biết quý trọng những ai đã có công sinh thành và nuôi dưởng.
D. Phải biết ơn thầy cô, cha mẹ, ông bà.
6/ Tổ hợp nào sau đây là cụm danh từ.
 A. Bậc lương y B. Sa sút nghiệp nhà
Thương xót đám con đỏ D. Đều khen ngợi
7/ Truyện cổ dân gian nào nói lên quan niệm và niềm tin của nhân dân về thiện, ác ở đời như: “Ở hiền gặp lành” “Tham thì thâm” “Ác giả ác báo”
A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười 
8/ Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Truyện ngắn
D. Thần thoại
9/ Những thứ nào sau đây không được Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ?
A. Thóc gạo, vàng bạc B. Đèn
C. Cày, cuốc D. Thùng múc nước
10/ “Thông minh” thuộc từ loại nào
A. Tính từ B. Đại từ
C. Dộng từ D. Danh từ
11/ Trong các từ sau từ nào là từ tạo ra hiện tượng nhiều nghĩa.
A. Chân 	B. Toán học
C. Vật lí 	D. Văn học
12/ Trong các cụm từ sau đây, cụm nào từ “ngọt” được dùng theo nghĩa gốc?
A. Vị ngọt của dòng sữa mẹ
B. Cái nắng vàng ngọt như mật
C. Giọng nói ngọt ngào
D. Lời nói ngon ngọt
II) Tự luận (7đ)
1) Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ (2đ)
2)Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra (5đ)



































MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I (2013 – 2014)
MÔN NGỮ VĂN 6



 Cấp độ
Tên 
chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Tiếng Việt


4
1
10%

3
0,75
7,5%






7
1,75
17,5%
Văn học

2
0,5
5%




3
0,75
7,5%




5
1,25
12,5%
Tự luận 





1
2
20%



1
5
50%

2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %


6
1,5
15%


3
0,75
7,5%


4
2,75
27,5%


1
5
50%


14
10
100%



















Đáp án


I) Trắc nghiệm : Mỗi câu 0,25đ
 Tất cả các đáp án (A) đúng
II) Tự luận : 
1) – Từ đơn là từ gồm một tiếng
Ví dụ : nhà , thước , cặp (1đ)
- Từ phức là từ gồm 2 hoặc nhiều hơn hai tiếng.
Ví dụ : Học sinh , cây cối , cá bạc má (1đ)

2) Bài viết phải bảo đảm bố cục 3 phần
a) Mở bài : (1đ)
- Giới thiệu hoàn cảnh : Em về thăm trường vào dịp nào? (ngày khai trường, ngày 20/11)
b) Thân bài : (3đ – Mỗi ý 0,5đ) Tưởng tượng mái trường thân yêu mười năm sau theo em sẽ có những thay đổi gì, bớt đi cái gì? Chẳng hạn:
- Cổng trường, tên trường được sửa chữa lại đẹp hơn . . .
- Cây cối ở sân trường có gì thay đổi …
- Nhà trường có thêm phòng học nào mới …
- Các phòng thiết bị hiện đại : Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thư viện 
- Các thầy cô giáo mười năm nữa sẽ có gì thay đổi? Thầy cô có nhận ra em không? Em và thầy cô sẽ nói gì với nhau?
- Còn các bạn lúc ấy hẳn đều đã học đại học hay đi làm. Cuộc hội ngộ chắc chắn sẽ nhắc lại những kỷ niệm cũ.
c) Kết bài : (1đ) Em suy nghỉ gì khi chia tay với trường? (Em cảm động, yêu thương và tự hào về trường cũ của mình).
















File đính kèm:

  • docDe thi tham khao Van 6 HKI nam hoc 20132014.doc