Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm học 2012 môn ngữ văn (thời gian 150 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm học 2012 môn ngữ văn (thời gian 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 

ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP 
NĂM HỌC 2012
Môn Ngữ Văn (Thời gian 150 phút)
 
 ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1( 2 điểm):

 Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn? Truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn nêu lên thực trạng gì?
Câu 2( 3 điểm)
 
 “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”
 ( Đời thừa- Nam Cao)
 Từ quan niệm trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn( 400 từ) trình bày suy nghĩ của của mình về kẻ mạnh trong mối quan hệ giữa người với người.

Câu 3( 5 điểm):
 3a- Theo chương trình chuẩn

 Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

 3b- Theo chương trình nâng cao

 Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu


 
 ................................Hết...............................









HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Đáp án
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
5,0
Câu 1
 
 
Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn. Truyện ngắn Thuốc của nhà văn nêu lên thực trạng gì của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ
2,0

- Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ tấn: Phanh phui các căn bệnh về “tinh thần” của người dân Trung Quốc và lưu ý những phương thuốc chữa trị
1,0

- Truyện ngắn Thuốc nêu lên thực trạng: người dân Trung Quốc chìm đắm trong mê muội , lạc hậu và người cách mạng xa rời quần chúng nhân dân
1,0
Câu 2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong mối quan hệ giữa người và người.

3,0

a. Yêu cầu về kĩ năng

 

- Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
 
 

b. Yêu cầu về kiến thức
 

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
0,25

- Kẻ mạnh không phải là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng những hành động độc ác, chà đạp người khác. Người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp đỡ, yêu thương người khác.
0,75

- Người mạnh là người có tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác trách nhiệm, hi sinh, giúp đỡ (bảo bọc, yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn … ) người khác.
- Lưu ý : HS cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ ý.
1,0
 

- Lên án, phê phán những kẻ sống bất nhân, lấy sức mạnh, tài năng của mình chà đạp người khác.
0,5

- Rèn luyện lối sống: dùng tài năng, khả năng của mình để làm những việc tốt đẹp.
0,5
 CÂU 3a(5 điểm) Theo chương trình cơ bản
5,0
a. Yêu cầu chung về kĩ năng
 
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 
b. Yêu cầu về nội dung
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phân tích nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5,0

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,5

- Việt xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu nhiều mất mát đau thương. Anh là một thanh niên mới lớn, hồn nhiên, còn khá “trẻ con”.
1,0

- Việt có lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát được chiến đấu giết giặc và có tình yêu thương gia đình, quê hương sâu đậm.
1,0

- Là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh cho quê hương.
1,0

- Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, yêu cách mạng, sự gắn bó sâu nặng giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc… chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
1,0

- Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận.
0,5

Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.


 CÂU 3b(5 điểm) Theo chương trình nâng cao


a. Yêu cầu chung về kĩ năng


- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.


b. Yêu cầu về nội dung


Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

 5 điểm

 - Giới thiệu vấn đề nghị luận.
 1 điểm

 - Tình huống bất ngờ:
 1.5

 + Phát hiện cảnh đẹp thiên nhiên” biển buổi sớm mờ sương” toàn bích
 0.5

 + Chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn: người đàn ông vũ phu đánh người đàn bà ốm yếu
 0.5

 + Nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án
 0,5

 - Tình huống nhận thức
 1.5

 + Đằng sau vẻ đẹp nghệ thuật là sự tàn nhẫn , vô lí, bất công của cuộc đời
 0.5

 + Đằng sau sự nhẫn nhục cam chịu là một vẻ đẹp nhân hâu , bao dung, vị tha, hi sinh của người đàn bà
 0.5
 
 + Giữa cuộc đời và nghệ thuật có mối quan hệ khắng khít: người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc đời và nghệ thuật 
 0,5

 -Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận.
 1.0

Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.




File đính kèm:

  • docDE THI THU TN THPT 20122013 De 2(1).doc