Đề tham khảo thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn: ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ------------------- ** --------------------
------------------ ** -------------------- 
 MÔN: NGỮ VĂN 
 Thời gian : 150 (không kể thời gian giao đề )
I. Phần chung
 Câu 1: (2 điểm)
 	 Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
 Câu 2: (3 điểm) 
 	 Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc.
II. Phần riêng
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm) 
 	 Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
 	 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
 
	 -------------------------

 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CHO MỖI CÂU HỎI
Câu 1
 - Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, nhà văn viết Rừng xà nu như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
 - Rừng xà nu đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung bộ (số 2, 1965), sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
 	Biết cách vận dụng các kĩ năng nghị luận để viết bài văn nghị luận xã hội.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
 	 Học sinh có thể có nhiều hướng triển khai và có quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Song, bài viết cần hướng vào những ý chính sau:
- Hạnh phúc là cái đích hướng đến, tìm kiếm của mỗi người, của cộng đồng, của dân tộc...
- Quan niệm về hạnh phúc có thể khác nhau ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng xã hội, mỗi con người. Dẫu vậy, vẫn có những nét bản chất thống nhất: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy đạt được ý nguyện; hướng đến sự thỏa mãn, hưởng thụ ở một mức độ nào đó những giá trị vật chất và tinh thần...
- Trình bày những quan niệm của cá nhân về hạnh phúc, cần đảm bảo tính tích cực về nhân sinh quan.
Câu 3a 
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để xác định vấn đề cần nghị luận trong một tác phẩm văn xuôi.
- Diễn đạt sáng rõ, lưu loát; có kĩ năng viết bài nghị luận văn học.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý sau:
- Để khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông, Nguyễn Tuân đã miêu tả bao quát sông Đà bằng câu văn đầy hình ảnh và nhịp điệu; từ trên cao nhìn xuống “Con sông Đà như một áng tóc trữ tình…đốt nương xuân”.
- Mỗi mùa, dòng sông có vẻ đẹp riêng: “Xuân về-xanh ngọc bích, khi Thu sang-lừ lừ chín đỏ”.
- Cảnh vật ven sông Đà: để tôn thêm vẻ trữ tình của dòng sông, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh trong sáng, gợi cảm và đầy chất thơ “Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…”;Hình ảnh so sánh độc đáo “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” đã khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, vĩnh hằng của thiên nhiên.
- Với tình yêu tha thiết thiên nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân “nhìn sông Đà như một cố nhân”; cảnh gợi những tứ thơ từ thời Lý Bạch, Tản Đà…
 Câu 3b 
 1) Yêu cầu về kỹ năng
 Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
2) Yêu cầu về kiến thức
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý sau:
 - Một người có ngoại hình xấu, thô, với cuộc sống lam lũ, vất vả, những lo toan trong cuộc sống mưu sinh.
 - Sức chịu đựng và sự hy sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng
+ Bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chaỵ trốn. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình; chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển phải đương đầu với sóng gió.
+ Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng và có lòng thương con vô bờ: Biết được hành động vũ phu của chồng bị thằng Phác và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị đã “vừa đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị sống cho con chứ không phải cho mình.
+ Từ cử chỉ, thái độ rụt rè, sợ hãi trước không gian toà án huyện với những lời xưng hô thưa gửi, van xin đến sự thay đổi tâm thế khi lấy được tự tin để chị thay đổi cách xưng hô, tâm sự thành thật và cảm động đã làm chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng ngộ ra nhiều điều, ta thấy chị là người lao động lam lũ, nghèo khổ, không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ quyền uy có sức công phá lớn.
Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. 
 
 ------------------- HẾT------------------

File đính kèm:

  • docVan_LQD.doc