Đề tham khảo thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) 
Câu 1 (2 điểm).
 Hãy tóm tắt truyện ngắn Số phận con người của M.Sôlôkhốp. 
Câu 2 (3 điểm).
 Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về cách nhìn nhận sự vật, con người trong cuộc sống.

II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
A. Thí sinh Ban KHTN, CB chọn câu 3a hoặc 3b 
Câu 3a (5 điểm).
 Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ 
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận biển 

 Ôi con sóng ngày xưa 
 Và ngày sau vẫn thế 
 Nỗi khát vọng tình yêu 
 Bồi hồi trong ngực trẻ
 (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, 
 trang 155)
Câu 3b (5 điểm).
 Ấn tượng của anh (chị) về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
B.Thí sinh Ban KHXH và NV chọn câu 3a hoặc 3b 
Câu 3a(5điểm).
 Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 3b(5 điểm).
 Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong trong gia đình của Nguyễn Thi
 
 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA ĐỀ THI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) 
Câu 1.(2điểm)
 - Tóm tắt nội dung tác phẩm Số phận con người. Đại thể:
 + Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Xôcôlôp nhập ngũ, rồi bị thương, sau đó, anh lại bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít. Khi thoát được về với quân ta, anh nhận được tin vợ và con gái đã bị bom giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh cũng nhập ngũ và đang cùng anh tiến đánh Berlin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai của anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hy vọng cuối cùng của Xôcôlôp tan vỡ.
 + Kết thúc chiến tranh, Xôcôlôp giải ngũ, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Vania, bố mẹ đều bị chết trong chiến tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Vania làm con; chú bé ngây thơ tin rằng Xôcôlôp là bố đẻ của mình. Anh yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi nó như một nguồn vui lớn.
 + Tuy vậy, Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn, vì mất vợ, mất con, “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”. Do đó, anh thường phải thay đổi chỗ ở. Dù thế, Xôcôlôp vẫn cố giấu không để cho cháu bé Vania thấy nỗi đau khổ của mình.
Câu 2.(3 điểm)
 - Kĩ năng: Xuất phát từ một vấn đề trong tác phẩm văn học để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn( không quá 400 từ) về quan điểm nhìn nhận, đánh giá bản chất sự việc, con người trong cuộc sống. Ý kiến trình bày lôgíc, diễn đạt chặt chẽ, bố cục rõ.
 - Nội dung: Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện, chánh án Đẩu mới vỡ lẽ và hiểu được nguyên nhân vì sao người đàn không thể nào bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Qua đó, ta càng thấy rõ: không thể dễ dàng đơn giản nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống:
 + Hiện tượng và bản chất của sự vật không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.
 + Mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp.
 + Mỗi mối quan hệ đều có sự tác động, chi phối đến sự vật, hiện tượng.
 + Do đó khi nhìn nhận con người phải có cách nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất của nó
 *Bài học cho bản thân.
 II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
A. Thí sinh Ban KHTN, CB chọn câu 3a hoặc 3b 
Câu 3a.(5 điểm) 
- Kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học-cảm nhận một đoạn thơ trữ tình; kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi hành văn..
- Kiến thức: Những ý chính cần có:
 + Những biểu hiện trái ngược nhau trong tâm trạng của người con gái đang yêu.
+ Hình ảnh ẩn dụ: sông chỉ con người, sóng chỉ tâm thức tình yêu của người phụ nữ.Con người không hiểu mình trong tuổi đang yêu. Chỉ đến với biển lớn của tình yêu người ta mới thực sự hiểu được chính mình.
+ Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời luôn xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, nhất là ở tuổi trẻ.
Câu 3b.(5 điểm) 
 - Kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, phân tích nhân vât. Bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi hành văn. Chữ viết rõ ràng.
 - Nội dung: học sinh có những ấn tượng riêng về nhân vật Việt song cần có những nét chính sau:
 * Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có nhiều mất mát đau thương,Việt vừa là một cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường: 
 + Việt có nét riêng dễ mến: vô tư, tính tình còn rất “trẻ con”, rất ngây thơ, hiếu động, giàu tình cảm yêu thương..
 + Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đàng hoàng chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường. 
* Nghệ thuât xây dựng nhân vật qua hồi ức, qua đối thoại bộc lộ tâm lí và tính cách nhân vât
B.Thí sinh Ban KHXH và NV chọn câu 3a hoặc 3b 
Câu 3a(5điểm).
- Kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học- phân tích thơ trữ tình; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi hành văn. Chữ viết rõ ràng.
- Nội dung: Tập trung làm nổi bật các ý chính sau đây:
 + Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi nhớ thương mênh mang.
 + Người lính được miêu tả rất thực trong sinh hoạt cụ thể hằng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ.
 + Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính:
 . Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên của núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế.
 . Con người vẫn cháy bỏng khát vọng chiến công, vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ.
 + Người lính hiện lên chân thực, đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ.
Câu 3b (5điểm).
- Kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách lựa chọn và phân tích một số nhân vật tiêu biểu ở hai tác phẩm đã nêu. Có năng lực tổng hợp. Biết làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Nội dung
Trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, HS có cảm nhận riêng song cần nêu bật được hình ảnh con người Việt Nam thời chống Mĩ qua những ý cụ thể sau:
 + Các nhân vật tiêu biểu ở hai tác phẩm này có hoàn cảnh, tính cách và vẻ đẹp khác nhau.
 + Họ đều thể hiện rõ nét chủ nghĩa anh hùng cách mạng: giàu lòng yêu quê hương đất nước, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường dũng cảm trong chiến đấu, gắn bó trung thành với cách mạng!


 ----------Hết ----------









File đính kèm:

  • docDe tham khao thi TN12 Ngu van 11.doc