Đề tham khảo thi tuyển sinh 10 môn: ngữ văn 9 năm học:2008-2009

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh 10 môn: ngữ văn 9 năm học:2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS	ĐỀ THAM KHẢO THI TUYỂN SINH 10Nguyễn Trãi	MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC:2008-2009
 	


 Câu 1: (1.5 điểm ) 
 Trong bài thơ” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có những nghĩa nào? Nêu rõ ý nghĩa của nghĩa đó ?
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

 Câu 2: (1.5 điểm).

 Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ”của Viễn Phương hình ảnh cây tre xuất hiện mấy lần trong những câu thơ nào? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh đó?
 Câu 3: (2.0 điểm).
 
 Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà ”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu 4: (5.0 điểm).
 Phân tích đoạn thơ sau:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến.


 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
 ( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ).
 













Trường THCS Nguyễn Trãi. ĐỀ THAM KHẢO THI TUYỂN SINH 10 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC:2008-2009


 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN.
 Câu 1: ( 1.5 điểm).
 Bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương vừa có nghĩa tường minh vừa có nghĩa hàm ý. (0,25 điểm).
*Nghĩa tường minh : Tả thực cái bánh trôi nước. ( 0,25điểm )
*Hàm ý ( nghĩa bóng). (1điểm ).
 - Một cuộc đời vất vả.
 - Một số phận, thân phận hẩm hiu, lệ thuộc.
 - Một tấm lòng son sắc thuỷ chung.

 Câu 2: (1.5điểm ).
 -Hình ảnh cây tre xuất hiện hai lần trong bài “ Viếng lăng Bác”, ở khổ đầu và câu thơ cuối bài.
 -Ở khổ thơ đầu: Hình ảnh hàng tre vừa thực,vừa ảo ,vừa là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác,vừa là hình ảnh dân tộc Việt Nam tiêu biểu nhất (ẩn dụ ). ( 0,75điểm).
 -Ở câu thơ cuối: Hình ảnh cây tre lặp lại, có sự hoà hợp giữa cây tre khách thể và cây tre chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc, trung hiếu với Bác (ẩn dụ ).Từ hình ảnh lưu luyến, muốn được ở bên Bác nâng lên thành ý chí khát vọng, cao đẹp với lãnh tụ, với lí tưởng với dân tộc. ( 0,75điểm)

 Câu 3: ( 2điểm ).
 Tóm tắt đoạn trích: Ông Sáu đi kháng chiến khi có dịp trở lại thăm nhà thì con gái đã lên tám tuổi ( 0,5điểm).Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức ảnh chụp chung với má mà bé Thu đã biết(0,5)
Đến khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi vào lại chiến trường(0,5)
Vào khu căn cứ,nhớ lời con, ông Sáu đã làm được một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng ông đã bị hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao cây lược cho một người bạn. ( 0,5điểm).

 Câu 4: ( 5điểm ). 
 a/ Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
Bài làm phải được tổ chức thành một bài văn hoàn chỉnh.
Bài làm cần vận dụng được kĩ năng nghị luận: Phân tích một đoạn thơ.
Bố cục hợp lí, liên kết chặt chẽ.
Hành văn lưu loát, có ý thức viết những câu văn có cảm xúc, có chất văn.
b/ Yêu cầu về nội dung:
 -Phân tích để làm nổi bật suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước được diễn tả qua hai khổ thơ thật đặc sắc.
 -Điều tâm niệm đẹp đẽ của nhà thơ ( sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước,
cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước ) ,
được thể hiện trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.
Cấu tứ lặp lại tạo sự đối ứng chặt chẽ. Hình ảnh lặp lại nhưng mang ý nghĩa mới tạo sự phát triển cảm xúc tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng sâu sắc.
Giọng điệu trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha khi bộc bạch tâm niệm.
Đánh giá được điều tâm niệm của nhà thơ là một lẽ sống cao đẹp, là tình cảm sâu nặng, thiết tha với đất nước, với cuộc đời. Đó cũng là lẽ sống của những con người chân chính, là tâm nguyện của nhiều người, nhiều thế hệ.
 c/ Cách cho điểm: 
 -Điểm 5: Bài làm đáp ứng các yêu cầu về hình thức, kĩ năng và nội dung. Có hành văn trôi chảy. Bố cục của bài mạch lạc. Văn viết có cảm xúc. Bài làm có thể mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 2-3: Bài có lưu ý đến yêu cầu về hình thức, kĩ năng và nội dung nhưng chưa thể hiện rõ hoặc thể hiện chưa đầy đủ các yêu cầu đó. Văn viết có ý, viết có theo dõi được, có đoạn suôn. Còn mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.
 - Hoặc:
 - Hiểu nhưng chỉ phân tích đoạn thơ một cách chung chung, chưa có ý thức nhấn mạnh đến vẻ đẹp của đoạn thơ. Văn viết có ý, viết có theo dõi được, có đoạn suôn
Còn mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 1: Bài làm quá tản mạn, xa đề, tối nghĩa.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm gì được.

File đính kèm:

  • docDe thi tham khao.doc
Đề thi liên quan