Đề thi 38 Môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi 38 Môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II 
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
1. Quả và hạt
 Một số đặc điểm của quả và hạt.
- Cách phát tán của quả và hạt+ đđ.
- Lấy ví dụ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
4
1 
10%
1
2.5 
 25%
5
 3.5
 35%
2. Các nhóm thực vật
 Biết được một số đặc điểm cấu tạo của các nhóm thực vật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
4
1.0 
10%
4
1.0
10%
3. Vai trò của thực vật
Vai trò thực vật trong việc điều hòa khi hậu
Giải thích 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
 1/2
2.0 
20%
1/2
1.5 
15%
1
3.5 
35%
4. Vi khuẩn - Nấm - Địa y
Cách sử dụng nấm vào thực tế
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
1
2 
20%
1
2 
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
8
2 
 20%
2.5
4.5 
 45%
1/2
 1.5 
15%
1
2.0 
20%
12
10
 100%
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II 
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
 Khoanh tròn vào một trong các chữ cái a , b, c, d đứng trước phương án chọn đúng nhất.
Câu 1 (0.25đ) : Hạt do bộ phận nào của hoa phát triển thành?
a. Hợp tử	 	b. Noãn
c. Phôi	 	d. Bầu nhụy
Câu 2 (0.25đ): Rêu có vai trò:
a. hình thành đất	 	b. làm chất đốt, làm phân bón
	c. làm phân bón	 	d. hình thành đất, làm phân bón, chất đốt.
Câu 3 (0.25đ): Khi hạt nẩy mầm thì phôi lấy thức ăn ở đâu?
a. Hai lá mầm hoặc phôi nhũ.	b. Phôi hạt
c. Rễ mầm.	 	d. Phôi nhũ. 
Câu 4 (0.25đ): Có thể tìm thấy túi bào tử và bào tử ở bộ phận nào của cây dương xỉ?
a. Rễ.	b. Thân.
c. Lá già.	d. Ngọn.
Câu 5(0.25đ) : Cơ quan sinh sản của thông là:
a. hoa.	 b. nón.
c. quả. 	d. hạt.
Câu 6 (0.25đ): Cây dương xỉ non được phát triển từ bộ phận nào dưới đây?
a. Bào tử. 	b. Nguyên tản.
c. Trứng. 	d. Hợp tử. 
Câu 7(0.25đ): Phôi của hạt gồm những bộ phận nào?
a. Vỏ hạt, lá mầm, chồi mầm, rễ mầm.
 b. Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, phôi nhũ
 c. Rễ mầm, phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ.
 d. Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
Câu 8 (0.25đ): Đặc điểm đặc trưng nhất của cây hạt kín là :
a. sống ở cạn 	 b. có rễ, thân, lá
	c. có hoa, quả, hạt nằm trong quả 	d. có sự sinh sản bằng hạt 
 II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (2.5 điểm): Có mấy cách phát tán chính của quả và hạt trong tự nhiên? Nêu đặc điểm chính của quả và hạt và lấy ví dụ cho mỗi cách phát tán đó.
Câu 2: (3.5 điểm): Thực vật góp phần điều hòa khí hậu như thế nào? Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
Câu 3: (2.0 điểm): Kể tên một số nấm có ích và một số nấm có hại cho con người. Khi sử dụng nấm làm thức ăn ta cần phải lưu ý điều gì?
 ---------------- Hết ------------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KI II
MÔN: SINH HỌC 6
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
b
d
a
c
b
b
d
c
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Có 3 cách phát tán chính của quả và hạt trong tự nhiên: 
- Phát tán nhờ gió: 
+ ĐĐ: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ.
+ VD: Quả trò, bồ công anh,…
- Phát tán nhờ động vật: 
+ ĐĐ: Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có gai móc hoặc lông cứng.
+ VD: Quả ổi, ké đầu ngựa, …
- Tự phát tán: 
+ ĐĐ: Khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt tung ra ngoài .
+ VD: Quả cải, đậu bắp,….
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
- Thực vật giúp điều hòa khí hậu: 
+ TV quang hợp lấy cacbonic và thải oxi giúp cho hàm lượng chúng trong không khí được ổn định. 
+ TV làm giảm sức chiếu sáng của mặt trời, làm giảm tốc độ gió, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm. 
+ TV chống bụi, khí độc làm giảm ô nhiễm môi trường.
*Vai trò của TV với ĐV và đời sống con người: 
+ TV cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật. 
+ TV có giá trị nhiều mặt với con người: Cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, .v.v.
+ Bên cạnh đó có một số cây có một số cây có hại cho sức khỏe, cần thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng chúng.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,5 đ
 3
- Kể tên:
+ Nấm có ích cho con người: Nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,…
+ Nấm có hại cho con người: Nấm hắc lào, lang ben, nấm von,…. 
-Khi sử dụng nấm làm thức ăn ta cần phải lưu ý:
+ Hết sức thận trọng, không ăn nấm lạ.
+ Khi bị ngộ độc cần phải rửa ruột và đưa ngay đến bệnh viện điều trị.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

File đính kèm:

  • docSinh 6_KS_HKII_17.doc
Đề thi liên quan