Đề thi Bài kiểm tra học kỳ 1 môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Bài kiểm tra học kỳ 1 môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ………………………..
Lớp: ………..
Thứ….. ngày….tháng…..năm 200
Bài kiểm tra học kỳ I
Môn: Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Câu I: (2 điểm)
	Hãy điền các thành phần cấu tạo tế bào vào hình vẽ sau:
Câu II: (2 điểm)
Điền vào chỗ trống các câu sau bằng cách chọn trong các từ: rễ cọc, rễ chùm.
- Có 2 loại rễ chính: ……..…………………..và……………………………………..
- ……………………có rễ cái to khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
- …………………… gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm.
Câu III: (3 điểm)
Quang hợp là gì? Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
Câu IV: (2 điểm)
Hãy chọn các từ: sinh dưỡng, rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ để điền vào chỗ trống.
Từ các phần khác nhau của cơ quan………………………………..ở một số cây như………………………………………………………………….có thể phát triển thành cây mới trong điều kiện có…………………….. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan…………………được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Câu V: (1 điểm)
Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
Đáp án sinh 6 kì 1 
Câu 1 
1/ Vách tế bào 	5/ Không bào
2/ Màng sinh chất	6/ Lục lạp
3/ Chất tế bào 	7/ Vách tế bào bên cạnh
4/ Nhân
Câu 2:
Rễ cọc
Rễ chùm
Rễ cọc
Rễ chùm
Câu 3:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước và khí các bô nic, năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxy.
Sơ đồ quang hợp:
ánh sáng
Chất diệp lục
Nước + khí cacbonic 	Tinh bột + khí oxy
Câu 4:
Sinh dưỡng, rễ củ, thân bò, thân rễ, lá, sin h dưỡng
Câu 5: 
Vì :
Giúp cây hút dinh dưỡng
Giúp cây đứng vững
Kiểm tra học kỳ I
Môn: Sinh 6
Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng	(2 điểm)
- Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa?
a/ o Cây xoài; cây ớt; cây đậu; cây hoa hồng.
b/ o Cây bưởi; cây rau bợ; cây dương xỉ; cây cải
c/ o Cây táo; cây mít; cây cà chua; cây điều.
d/ o Cây dừa ; cây hành; cây thông; cây rêu.
- Trong những nhóm sau đây; những nhóm cây nào gồm toàn cây 1 năm
e/ o Cây xoài; cây bưởi; cây đậu; cây lạc.
g/ o Cây lúa; cây ngô; cây hành; cây bí xanh.
h/ o Cây táo; cây mít; cây đậu xanh; cây đào lộn hột.
 i/ o Cây su hào; cây cải; cây cà chua; cây dưa chuột.
Câu 2: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (2 điểm)
- Thân cây gồm:…………, ……………. và ……………………………………..
- Chồi nách phát triển thành cành ……..…….hoặc cành ……………… ………….
- Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: thân đứng (thân gỗ; thân cột; thân cỏ) ; …………..(bằng thân quấn; bằng tua cuốn) và …………………………
Câu 3: (3 điểm)
Hãy hoàn thành bảng sau cho phù hợp.
STT
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của
rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
1
Rễ củ
2
Rễ móc
3
Rễ thở
4
Giác mút
Câu 4: Quang hợp là gì? Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2 điểm)
Câu 5: Nêu đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng? (1điểm)
Đáp án sinh 6 kỳ I
Câu 1: ý a, c, g, i
Câu 2: 	Thân chính	Mang lá
	Cành	Mang hoa
	Chồi nách	Hoa
	Chồi ngọn	Thân leo, thân bò
Câu 3: 
STT
Tên rễ
 biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của
rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
1
Rễ củ
Cà rốt
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ
2
Rễ móc
Cây trầu không
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám
Giúp cây leo lên,
3
Rễ thở
Cây bụt mọc
Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất
Giúp cây hô hấp trong không khí,
4
Giác mút
Cây tầm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ.
Câu 4:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước và khí các bô nic, năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxy.
ánh sáng
Sơ đồ quang hợp:
Chất diệp lục
	Nước + khí cacbonic 	Tinh bột + khí oxy
Câu 5:
Chỉ ra được lá có nhiều loại, nhiều kiểu gân, hình dạng, kích thước khác nhau.
Đề Sinh 6
học kỳ II 
Câu 1. Em hãy điền dấu x vào những ô o có đặc điểm phù hợp với:
a. Lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
o Hoa có màu đẹp không có hương thơm.
o Hoa có mật ngọt.
o Đầu nhụy có chất dính.
o Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm.
o Đầu nhụy nhẵn sạch.
b. Sự thụ phấn nhờ gió.
o Hoa đực thường tập trung ở ngọn cây.
o Bao hoa thường tiêu giảm.
o Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
o Đầu nhụy dài, có nhiều lông.
o Hoa có màu sắc sặc sỡ để thu hút sâu bọ.
Câu 2: Em hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ô o sau (2 điểm)
 Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
 o Ong sẽ giúp cho sự giao phấn của hoa, quả sẽ đậu nhiều hơn nên cây sai quả.
o Ong sẽ giúp cho cành, lá phát triển để cây quang hợp tốt.
o Ong vừa giúp cho sự giao phấn vừa thu được mật ong có lợi cho con người.
Câu 3: (2 điểm) Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt; cây chậm lớn, còi cọc năng suất thu hoạch sẽ thấp.
Câu 4 (2 điểm)
So sánh cấu tạo của rêu và tảo
- Điền từ thích hợp vào chỗ ……….cho đúng với đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.
So sánh đặc điểm cấu tạo.
Rêu
Tảo
Thực vật sống trên ………………….
Thân lá………………………………
Sinh sản …………………………….
Rễ…………………………………...Thuộc nhóm TV bậc………………..
Thực vật sống dưới ………………….
Thân lá……………………………….
Sinh sản………………………………
Rễ ……………………………………
Thuộc nhóm thực vật bậc ………………
Câu 5: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu.
- Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng? (2 điểm)
đáp án sinh 6
học kỳ II 
Câu 1. Em hãy điền dấu x vào những ô o có đặc điểm phù hợp với:
a. Lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
o Hoa có màu đẹp không có hương thơm.
o Hoa có mật ngọt.
o Đầu nhụy có chất dính.
b. Sự thụ phấn nhờ gió.
o Hoa đực thường tập trung ở ngọn cây.
o Bao hoa thường tiêu giảm.
o Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
Câu 2: Em hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ô o sau (2 điểm)
 Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
o Ong vừa giúp cho sự giao phấn vừa thu được mật ong có lợi cho con người.
Câu 3: (2 điểm) Vì : thiếu chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và không khí
Câu 4 (2 điểm)
So sánh cấu tạo của rêu và tảo
- Điền từ thích hợp vào chỗ ……….cho đúng với đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.
So sánh đặc điểm cấu tạo.
Rêu
Tảo
Thực vật sống trên cạn
Thân lá, chưa có mạch dẫn.
Sinh sản bằng bào tử 
Rễ giảThuộc nhóm TV bậc cao.
Thực vật sống dưới nước
Thân lá chưa có
Sinh sản sinh dưỡng
Rễ không có
Thuộc nhóm thực vật bậc thấp.
Câu 5: Thực vật có vai trò đối với việc điều hoà khí hậu: 
Giảm ô nhiễm môi trường
Cân bằng lượng mưa
- Cần phải tích cực trồng cây, gây rừng: 
Vì: Bảo vệ nguồn nước và đất
Cân bằng hàm lượng khí cacbonic và oxy
Điều hoà khí hậu
đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Sinh học
Ngày ……. tháng ……. Năm 200
Đề bài:
Câu 1 (3 đ): Hãy hoàn thành sơ đồ phân loại quả sau đây bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống …..
Các loại quả
 Khi chín: vỏ …….	 Khi chín: vỏ…..
 Quả khô	 Quả thịt
Vỏ quả nẻ	 	 vỏ quả không nẻ	 	Vỏ toàn thịt	có hạch cứng
Quả….
Quả…
Quả khô…	 Quả khô… 	
Câu 2 (2 điểm) :
 Hãy đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng 
Vai trò của thực vật trong thiên nhiên 
Điều hoà không khí làm tăng lượng nước mưa và giảm ô nhiễm môi trường 
Chống xói mòn và sụt lở đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán.
Cung cấp thức ăn nơi ở, nơi sinh sản, oxi cho quá trình hô hấp của động vật.
Cả a, b, c.
Câu 3 (2 điểm): 
So sánh giữa hạt của cây một lá mầm và cây hai lá mầm ?
Câu 4 (1 điểm) :
 Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
Câu 5: (2 điểm)
Em hãy nêu tên một số cây có hại cho sức khoẻ của con người ?
- Hút thuốc lá và sử dụng thuốc phiện có hại như thế nào ?
Đáp án 
Môn: Sinh học
Ngày ……. tháng ……. Năm 200
Đề bài:
Câu 1 (3 đ): 
Các loại quả
 Khi chín: vỏ khô, cứng, mỏng.	 Khi chín: vỏ dày
 Quả khô	 Quả thịt
Vỏ quả nẻ	 	 vỏ quả không nẻ	 	Vỏ toàn thịt	có hạch cứng
Quả hạch
Quả mọng
Quả khô nẻ	 Quả khô không nẻ 	
Câu 2 (2 điểm) : ý (d)
Câu 3 (2 điểm): 
Giống nhau: Có phôi, lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.
Khác nhau: 	Cây 1 lá mầm: Phôi có một lá mầm
	Cây 2 lá mầm: Phôi có hai lá mầm
Câu 4 (1 điểm) :
Ngăn chặn phá rừng.
Hạn chế khai thác bừa bãi.
Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia…
Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.
Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân để cùng bảo vệ rừng.
Câu 5: (2 điểm)
Cây có hại: Thuốc phiện, cần sa, nấm độc….
- Hút thuốc lá và sử dụng thuốc phiện có hại: Xanh xao mệt mỏi, lao phổi, khả năng miễn dịch giảm….
Đề lẻ 
Môn : sinh học 6
Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Điểm
Giám khảo :( kí và ghi rõ họ tên)
1./................................................................................................ 2./.................................................................................................
Số phách
Phần A: Trắc nghiệm khách quan :(4 điểm)
Câu I (2 điểm): Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:
Câu 1.Tảo được xếp vào dạng thực vật bậc thấp vì :
Cơ thể đã có rễ ,thân ,lá và hoa, quả, hạt .
Cơ thể chưa phân hoá thành rễ, thân, lá. 
Rễ, thân, lá có mạch dẫn 
Tất cả đều sai.
Câu 2. Những quả và hạt có đặc điểm như khô, nhẹ, có cánh hoặc có lông để thích nghi với hình thức phát tán nào ?
 A. Nhờ con người.
 B. Nhờ động vật.
 C. Nhờ gió.
 D.Tự phát tán.
Câu 3. Cơ quan sinh sản của cây thông là gì ?
Bào tử.
Nón.
Hạt.
Quả .
Câu 4. Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành mấy nhóm chính ?
 A. Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu nhạt.
 B. Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ.
 C. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt.
 D. Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng.
Câu II (2 điểm ) : Cho các từ hoặc cụm từ sau : Bào tử, tảo, dương xỉ, mạch dẫn, hạt kín , bậc thấp, hạt trần, hạt. Để điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu dưới đây:
- Ngành ..(1)..có cơ quan sinh sản là nón. Ngành hạt kín có hoa, quả và..(2).nằm trong quả. Trong các ngành thực vật đã học thì ngành tảo là dạng thực vật..(3)..còn các ngành rêu, dương xỉ, hạt trần,..(4).. là dạng thực vật bậc cao. 
- Ngành ..(5)..chưa có rễ, thân, lá nhưng đến ngành rêu đã có rễ, thân, lá nhưng rễ chưa có..(6)..,..(7) là ngành thực vật có vai trò trong sự hình thành than đá ngày nay và có hình thức sinh sản bằng..(8).. 
Trả lời :
1/........................... 2/............................... 3/................................. 4/...................................
5/.............................. 6./............................. 7/.................................. 8/...................................
Phần B: Tự luận : (6 điểm)
Câu I (2 điểm) : Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và thực vật thuộc lớp hai lá mầm về các đặc điểm phôi, rễ, lá, thân ?
Câu II (4 điểm) : Nêu những lợi ích của việc trồng rừng ? Là học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
Đề chẵn 
Môn : sinh học 6
Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Điểm
Giám khảo :( kí và ghi rõ họ tên)
1./.............................................................................................. 2./...............................................................................................
Số phách
Phần A: Trắc nghiệm khách quan :(4 điểm)
Câu I (2 điểm): Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành mấy nhóm chính ?
 A. Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu nhạt.
 B. Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ.
 C. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt.
 D. Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng.
Câu 2. Những quả và hạt có đặc điểm như khô, nhẹ, có cánh hoặc có lông để thích nghi với hình thức phát tán nào ?
 A. Nhờ gió.
 B. Nhờ động vật.
 C. Nhờ con người.
 D.Tự phát tán.
Câu 3.Tảo được xếp vào dạng thực vật bậc thấp vì :
Cơ thể đã có rễ ,thân ,lá và hoa, quả, hạt .
Rễ, thân, lá có mạch dẫn.
Cơ thể chưa phân hoá thành rễ, thân, lá.
Tất cả đều sai.
Câu 4. Cơ quan sinh sản của cây thông là gì ?
Bào tử.
Quả.
Hạt.
Nón.
Câu II (2 điểm ) : Cho các từ hoặc cụm từ sau : Bào tử, tảo, dương xỉ, mạch dẫn, hạt, bậc thấp, hạt trần, hạt kín. Để điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu dưới đây:
- Ngành ..(1)..chưa có rễ, thân, lá nhưng đến ngành rêu đã có rễ, thân, lá nhưng rễ chưa có..(2).,.(3). là ngành thực vật có vai trò trong sự hình thành than đá ngày nay và có hình thức sinh sản bằng..(4)..
- Ngành ..(5)..có cơ quan sinh sản là nón. Ngành hạt kín có hoa, quả và..(6)..nằm trong quả. Trong các ngành thực vật đã học thì ngành tảo là dạng thực vật..(7)..còn các ngành rêu, dương xỉ, hạt trần,..(8) là dạng thực vật bậc cao. 
Trả lời :
1/........................... 2/............................... 3/................................. 4/...................................
5/.............................. 6./............................. 7/.................................. 8/...................................
Phần B: Tự luận : (6 điểm)
Câu I (2 điểm) : Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và thực vật thuộc lớp hai lá mầm về các đặc điểm phôi, rễ, lá, thân ?
Câu II (4 điểm) : Nêu những lợi ích của việc trồng rừng ? Là học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
đề chẵn
 đáp án và biểu điểm chấm môn sinh học 6
Câu
Nội dung
Thang điểm
Phần a
Câu I
(2 điểm)
Câu 1:C ; Câu 2: A; Câu 3 :C; Câu 4 :D
0,5đ/Câu
Câu II
(2 điểm)
1/ tảo ; 2/ mạch dẫn ; 3/ dương xỉ ; 4/ bào tử ; 5/ hạt trần ; 6/ hạt ; 7/ bậc thấp ; 8/ hạt kín.
0,25đ/Chỗ trống
Phần b
Câu I
(2 điểm)
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
Phôi có một lá mầm
Phôi có hai lá mầm 
Rễ chùm.
Rễ cọc.
Lá có gân hình cung hoặc song song
Lá có gân hình mạng
Thân cỏ
Thân gỗ và thân cỏ
 0,25đ cho mỗi câu trả lời đúng
Câu II
(4 điểm)
1/ Những lợi ích của việc trồng rừng:
- Cung cấp cho con người củi đốt, cây gỗ làm nhà, dược liệu, thức ăn...
- Điều hoà khí hậu. 
- Hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn, duy trì được lượng nước ngầm, độ phì nhiêu cho đất.
- Giảm bớt ô nhiểm không khí (cung cấp khí ô xi).
-Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của 
động vật.
2/ Biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam.
- Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng.
- Trồng cây gây rừng, tuyên truyền trong nhân dân để bảo vệ rừng.
- Khai báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quí hiếm.
0,5đ
0,25đ
1,0đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Sinh hoc 6 number one.doc