Đề thi chất lượng học kỳ II Môn :Ngữ văn Lớp 9 Thời gian:90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chất lượng học kỳ II Môn :Ngữ văn Lớp 9 Thời gian:90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chất lượng học kỳ II
Môn :Ngữ văn Lớp 9
Thời gian:90 phút

Phần I.:Trắc nghiệm(3 điểm) (Mỗi câu 0,25 điểm)
Đọc kỷ các câu hỏi và trả lời bằng cách ghi đáp án đúng vào bài làm của mình.
1.Nêu tên tác giả với tên tác phẩm sao cho đúng ?
1.Viễn Phương 	a.Nói với con
2.Phạm Tiến Duật	b.Aẽnh trăng
3.Nguyễn-Duy	c.Bếp lữa.
4.Bằng Việt.	d.Viếng lăng Bác.
5.Y Phương.	đ.Bài thơ về tiểu đội xe không kính
2.Trong văn bản “Chẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”tác giả Vũ Khoan xác định hành trang quang trọng nhất của lớp trẻ là.
a.Những thời cơ hội nhập 
b.Một trình độ học vấn cao .
c. Một trình độ học vấn tiên tiến
d.Tiềm lực bản thân con người.
3.Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải được thể hiện tình cảm gì?
a.Yêu thiên nhiên đất nước .
b.Tình yêu cuộc sống.
c.Khát vọng cống hiến cho đời.
d.Cả 3 ý trên .
4.Từ “Chùng chình”trong bài “Sang thu”của Hữu Thỉnh được hiểu như thế nào ?
a.Đi rất chậm,dò tường bước một.
b.Đi rất nhanh,vừa đi vừa nghiêng ngã.
c.Đi ngập ngường không muốn nói gì.
d.ẩn dấu những điều không muốn nói.
5.Cách gọi “Người đồng minh”trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương chỉ đối tượng nào?
a.Những người ở cùng làng .
b.Những người cùng thôn xã.
c.Những người cùng nhà.
d.Những ngưới sống cùng miền đất quê hương.
6.Đánh dấu X vào ô trống thể hiện gịong điệu thiết tha ,trìu mến trong bài “Nói với con ”của Y Phương.
Người đồng minh thương lắm con ơi.	€
Cao đo nỗi buồn	€
Xa nuôi chí lớn	€
Dẫu sao thì cha vẫn muốn.	€
Sống trên đá không chê đá ghập nghềnh	€
7.Nhận xét nào đúng nhất về nội dung của bài thơ “ con cò” của Chế Lan Viên ?
a.Bài thơ là sự cảm nhận ,suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó thiêng liêng .
b. Bài thơ là sự cảm nhận ,suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.
c. Bài thơ là sự suy ngẫm, cảm nhận về cuộc sống sinh hoạt gần gũi thân thương
d. Bài thơ là sự suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước
8Viễn Phương đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
a.So sánh	b.Điệp ngữ	c.ẩn dụ.	d.Hoán dụ 
9.Từ “Có lẽ” trong câu “Trong những hành trang ấy ,có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?
a.Thành phần trạng ngữ	b.Thành phần bỗ ngữ
c.Thành phần biệt lập tình thái.	d.Thành phần biệt lập cảm thán.
10.Dòng nào dưới đây chỉ chứa từ ngữ được dùng trong phép thế?
a.Đây ,đó ,kia, thế ,vây........
b.Cái này,việc ấy ,vì vậy ,tóm lại...........
c.Nhìn chung,tuy nhiên,dù thế,
d.Và ,rồi, nhưng ,vì ,để ,nếu............
11.Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau .
 	“Giảng văn rỏ ràng là khó .Nói như vậy để nêu ra một sự thật .không phải nhằm mục đíchhù doạ ,càng không phải để làm ngã lòng”(Lê Tú Viễn)
a.Phép lặp.	b.Phép thế.	
c.Phép nối	d.Phép liên tưởng
12.Cho đề bài:Bài thơ “ánh trăng”của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy xác định thể loại?
a.Nghị luận về một sự việc 
b.Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
c.Nghị luận về một nhân vật văn học
d.Nghị luận về một bài thơ
Phần II.Tự luận
Câu 1:Phân tích giá trị nghệ thuật chính trong câu thơ sau:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
(Viếng lăng Bác –Viễn Phương)
Câu 2: Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài “mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải”
Ta làm con chim hát
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến .

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đáp án
Phần I:Trắc nghiệm(Mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời

d
d
a
d

a
c
c
a
b
d
Câu 1:1-d	2-đ	3-b	4-c	5-a
Câu 6:Dòng 1 và dòng 5
Phần II:Tự luận
Câu 1:(2 điểm)
Từ “Trời xanh”trong hai câu thơ trên thể hiện bằng nghệ thật ẩn dụ Chỉ Bác Hồ vô vàn kính yêu
Bác Hồ như “trời xanh” còn mãi trên đầu.Bác hoá thân vào sự trường cữu ,vĩnh hằng của thiên nhiên,đất nước và dân tộc .Mặt khác nghệ thuật này cũng thể hiện sự nhói đau,quặn thắt ,buồn bả,tiếc nuối ,nhớ thương da diết trước sự thật Bác đã ra đi vào cỏi vĩnh hằng.
Câu 2:(5 điểm)
A.Yêu cầu chung:
Về nội dung:Phân tích giá trị về nội đungvf nghệ thuật của hai khổ thơ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhở ” của Thanh Hải.
Về kiể bài:Nghị luận về một bài thơ(đoạn thơ)
Về tư liêu:Bài thơ mùa xuân nho nhỏ chủ yếu là hai khổ thơ 4 và 5 của bài thơ
B.Yêu cầu cụ thể
Cần:-Nêu tóm tắt vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm
-Nêu giá trị của đoạn trích ,đay là đoạn thơ gây ấn tượng nhất ,có ý nghĩa cỏ bản của tư tưởng chủ đề
1.Về nội dung:Đoạn thơ là lời tâm niệm của nhà thơ ,khát vọng làm một “mùa xuân nho nhỏ”để dâng hiến cho đời
a.Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh tự nhiên gần gũi,đẹp dẽ”ta làm con chim hót” “một nhành hoa ”để nói lên ước nguyện của mình.
b.Khát vọng đó càng tốt đẹp hơn trong sự khiêm tốn ,thiết tha: “con chim hót” “một nhành hoa ” “một nốt trầm xao xuyến” “một mùa xuân nho nhỏ”và “lặnh lẽ dâng cho đời”.thể hiện ý thức về sự đống góp của mình dù nhỏ bé nhưng hết sức cao đẹp .
c.Tâm niệm còn là sự cống hiến suốt cụôc đời,không mệt mỏi ,không ngừng cho đất nước. “dù là tuổi hai mươi” “dù là khi tóc bạc”
2.Nghệ thuật:
-Đại từ xưng “ta” vừa số ít vừa số nhiều
-“Tuổi hai mươi”và “khi tóc bạc” nói về một đời người nhưng là nói về nhiều cuộc đời những thế hệđang dâng cho đời “mùa xuân nho nhỏ”
Biểu điểm:
Câu 1:(2 điểm)
-Trả lời được “trời xanh”thể hiện bằng nghệ thuật ẩn dụ(0,5 điểm)
câu 2:(5 điểm)
-Điểm 4,5- 5:bài làm đạt tất cả các yêu câu,bài có sức thuyết phục cao .sai không qua 3 lỗi chính tả
-Điểm 3- 4:Đạt các yêu cầu về kỷ năng,kiến thức .sai không quá 5 lỗi chính tả
-Điểm1,5 –2,5:Nắm các yêu cầu về nội dúngong phân tích chua hấp dẫn,mạch lạc,sai không quá 7 lỗi chính tả.
-Điểm1:Bài chua đạt yêu cầu ,về nội dung kiến thức lộn xộn ,diễn đạt hạn chế




















File đính kèm:

  • docDe dap an van 9 ky 2.doc
Đề thi liên quan