Đề thi chính thức – học kỳ 1, năm học 2011-2012 lớp 12 - môn thi: ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chính thức – học kỳ 1, năm học 2011-2012 lớp 12 - môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH 
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC

ĐỀ THI CHÍNH THỨC – HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2011-2012
LỚP 12 - MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề


 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 ĐIỂM):
Câu 1 ( 2,0 điểm):
Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những lời ca dao mà anh (chị) đã liên tưởng.
Câu 2 ( 3,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn luận về câu nói nổi tiếng của nhà bác học I. Newton: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những gì chúng ta chưa biết là cả đại dương” 

II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN ( 5,0 ĐIỂM):
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hoặc 3b):
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau trong trích đoạn Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay 
Đều có một phần Đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người 
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa 
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình 
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
( Theo Văn học 12, tập I, phần VHVN, tr 119 -120, NXB Giáo dục – 2008)

Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc để làm nổi bật những nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu:
Mình về, mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
	Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
	Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
	( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 109)



-------------------------------------------- Hết ---------------------------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: ……………………………...



SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH 
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC

ĐÁP ÁN ĐỀ THI – HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2011-2012
LỚP 12 - MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 ĐIỂM):
Câu 1 ( 2,0 điểm):
- Những câu ca dao có nét tương đồng với câu thơ trên: (0,25 đ)
+ “Tay nâng đĩa muối chén gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”, 
+ “Muối ba năm muối đang còn mặn 
 Gừng chín tháng gừng hãy còn cay 
 Đôi ta nghĩa nặng tình dày 
 Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
- Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong sự đối chiếu, so sánh với những lời ca dao đã liên tưởng:
+ Để nói về cội nguồn lịch sử tâm hồn, số phận của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu bằng những chất liệu của văn hóa, văn học dân gian (hình ảnh gừng cay – muối mặn).(0,5 đ)
+ Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” được sử dụng trong bài thơ với ý nghĩa thuần túy vật chất, gắn với những sự vật quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Hình ảnh gừng cay – muối mặn cùng với hệ thống hình tượng chủ đạo (những hình ảnh đời thường khác) làm nên chỉnh thể Đất Nước. Nó được dùng trong mạch tự sự, triết lí, góp phần vào một định nghĩa hoàn chỉnh về Đất Nước. Còn trong ca dao, hình ảnh gừng cay muối mặn có tính chất ẩn dụ, thường dùng để chỉ tình nghĩa vợ chồng mặn mà, sâu đậm. Nó ca ngợi truyền thống đạo lý của dân tộc: dù trải qua thăng trầm, đổi thay của cuộc sống thì con người cũng phải chung thủy, son sắt trong tình cảm vợ chồng. Nó được dùng trong mạch trữ tình, tha thiết, tâm tình – nhắn nhủ. (0,75 đ)
	+ Hình ảnh “gừng cay muối mặn” được Nguyễn Khoa Điềm dùng trong bài thơ là theo ý tưởng sáng tạo riêng, độc đáo. (0,5 đ)
Câu 2 ( 3,0 điểm):



Bàn luận về câu danh ngôn của nhà bác học I. Newton
3,0

1.
Giải thích 
0,5


- Những hiểu biết của chúng ta về những gì nhân loại đã khám phá cũng chỉ bằng một giọt nước trong đại dương bao la; nghĩa là những điều ta đã biết là vô cùng ít ỏi so với những điều ta chưa biết.
- Sự đối lập giữa điều đã biết “chỉ là một giọt nước” còn những điều chưa biết “là cả đại dương” đã tạo thành động lực thôi thúc con người khám phá, tìm hiểu về thế giới. 

0,25


0,25

2.
Bàn luận 
1,5


- Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu danh ngôn: 
 + Khi ta càng học tập, khám phá ra những điều mới mẻ trong đại dương kiến thức bao la của nhân loại thì ta lại càng thấy những gì ta biết còn quá nhỏ bé, ít ỏi 
 + Tác dụng tích cực của câu danh ngôn: giúp mỗi người tự nhìn nhận lại mình, để luôn nỗ lực học tập, tích lũy tri thức. 
- Phê phán thái độ tự mãn, tự kiêu. 
- Chứng minh: nêu dẫn chứng trong các lĩnh vực :
+ Khoa học tự nhiên
+ Khoa học xã hội
0,5




0,5

0,5

3.
Bài học nhận thức và hành động 
1,0


- Nhận thức sâu sắc về tác dụng giáo dục của câu danh ngôn đối với mỗi người, nhất là các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường
- Thấy rõ sự cần thiết phải trau dồi đức tính khiêm tốn, không ngừng học tập, rèn luyện.

0,5

0,5

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN ( 5,0 ĐIỂM)
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm):

Phần riêng - Chương trình cơ bản: Phân tích đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
* Về kĩ năng
Biết cách làm 1 bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thường.
* Về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ NKĐ và trường ca MĐKV, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5)
- ĐN không ở đâu xa mà kết tinh hóa thân thành sự sống của mỗi con người. Nói cách khác mỗi người đều mang trong mình dấu ấn 1 ĐN nhất định, trở thành 1 bộ phận khăng khít của ĐN (1,0)
- ĐN trong chúng ta và ĐN của mọi người (0,5)
- Từ ĐN hôm nay, tác giả nghĩ đến ĐN mai sau, ĐN của con ta (0,5)
- Để biến dự cảm trở thành hiện thực đòi hỏi sự đóng góp của mọi người, với giọng điệu tâm tình tác giả đề nghị: bảo vệ ĐN là bảo vệ sự sống của bản thân mình cũng là trách nhiệm đối với cha ông và các thế hệ mai sau; đỉnh cao của tinh thần trách nhiệm ấy là hành động hóa thân cho dáng hình xứ sở. (1,0)
 - NT: Đoạn thơ là lời đề nghị của 1 đứa con với tấm lòng uống nước nhớ nguồn, với ý thức trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai mà hành động gắn bó san sẻ hóa thân và biểu hiện cụ thể của ý thức, trách nhiệm đó. Nhưng không chỉ là vấn đề trách nhiệm mà còn là nhu cầu của tình cảm. Điệp ngữ phải biết là mệnh lệnh nhưng không phải phát ra từ khối óc mà từ trái tim gắn bó sâu sắc với ĐN, vì thế đoạn thơ là 1 lời kêu gọi nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan (1,0)
- Khái quát vấn đề, đề ra trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước (0,5)
5,0 đ























 

Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn NLVH: bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
b. Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật những nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu:
- Cuộc chia tay lịch sử của những người kháng chiến và nhân dân VB được TH thể hiện 1 cách sáng tạo thông qua 1 cuộc chia tay cụ thể, có người đi kẻ ở.
- Lời người ở lại: 4 câu đầu
+ Xưng hô mình – ta và giọng điệu ngọt ngào, tha thiết của những câu hát giao duyên gợi ra cuộc chia tay dầy xúc động của tình yêu.
+ Điệp ngữ “ mình về, mình có nhớ” làm sống lại cả thời gian và không gian đầy kỉ niệm. Thời gian là “ mười lăm năm ấy với những gắn bó thiết tha, những tình cảm mặn nồng. Không gian trong nỗi nhớ là “ núi”, “ nguồn”, những hình ảnh tiêu biểu của núi rừng VB.
+ “ Núi”, “ nguồn” vừa là những hình ảnh thực vừa là những ước lệ tượng trưng. Trong tâm hồn người VN, những hình ảnh ấy thường gợi lên tình cảm nguồn cội thiêng liêng. Trong cách thể hiện của TH, tình cảm thủy chung với VB, với CM và nhân dân đã được thể hiện trong màu sắc quen thuộc của ca dao tình yêu đôi lứa, gắn với đạo lí và truyền thống của dân tộc.
Người ra đi: 4 câu sau:
+ Các từ láy à tâm trạng lưu luyến, ngậm ngùi.
+ Chiếc áo chàm là 1 hoán dụ gợi lên hình ảnh người VB giản dị, nghĩa tình, càng khiến cho người ra đi băng khuâng, thương nhớ.
+ Hình ảnh “cầm tay nhau” trong sự yên lặng đã nói hộ bao nghĩa tình gắn bó thủy chung.
c. Đánh giá chung:
Đoạn thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ TH: 
- Thể hiện những tình cảm mặn nồng, tha thiết của người cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc.
- Sử dung thể thơ lục bát truyền thống, cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình,người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Các biện pháp tu từ à nhấn mạnh ý thơ, tạo ra nhịp thơ uyển chuyển cân xứng, hài hòa làm cho bài thơ dễ nhớ dễ thuộc, thấm sâu. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, sinh động.
3. Biểu điểm:
- Điểm 5: đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt
- Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc 1 số lỗi diễn đạt
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu
- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • doc3.doc