Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi - Môn: Sinh học khối 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi - Môn: Sinh học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG TỈNH NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: SINH HỌC 9 Thêi gian: 150 phót ( Kh«ng kÓ giao ®Ò) Câu 1(1.5đ). Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ? Câu 2(2.5đ). So sánh cấu trúc và quá trình tự nhân đôi của ADN với mARN ? Câu 3(1đ). Lấy tế bào có hai cặp NST ký hiệu là Aa và Bb để chứnh minh: Những diễn biến của NST trong kỳ sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ? Câu 4(1đ). Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp Câu 5(1đ). F0 có kiểu gen Aa . Xác định % Aa ở thế hệ F10 khi các thế hệ F0 đến F9 tự thụ phấn liên tục ? Câu 6(3đ). Nhóm bạn Tuấn thực hiện thí nghiệm để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng hình dạng và màu sắc h¹t của một loài cây như sau: Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục, màu đỏ lai với nhau được F1 toàn hạt tròn, màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được 900 hạt trên các cây F1 với 3 kiểu hình. Em hãy cùng với nhóm bạn Tuấn xác định quy luật di truyền đã chi phối phép lai trong thí nghiệm trên và tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ? HÕt. HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 9 VÒNG 2 ( N¨m häc 2008-2009) Câu 1:(1.5 điểm) - Cơ chế hình thành TB n (0.5 điểm): Từ TB 2n NST qua giảm phân tạo thành TB mang n NST - Cơ chế hình thành TB 2n(0.5 điểm): +Cơ chế nguyên phân : Từ TB 2n qua nguyên phân tạo TB 2n NST(0.25điểm) + Kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh: Từ TB 2n giảm phân tạo TB n NST , qua thụ tinh 2 TB n NST kết hợp với nhau tạo thành TB mang 2n NST(0.25 điểm) - Cơ chế hình thành TB 3n(0.5điểm): Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh: TB 2n qua giảm phân không bình thường tạo giao tử mang 2n NST (0.25 điểm), qua thụ tinh kết hợp với TB mang n NST tạo thành TB mang 3n NST (0.25 điểm) Câu 2(2.5 điểm) 1. Về cấu trúc(1 điểm) - Giống nhau(0.25 điểm) + Thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn + Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit - Khác nhau(0.75 điểm) Đặc điểm ADN mARN +Số mạch + Kích thước + Khối lượng + Các Nuclêôtit + Liên kết Hiđrô 2 Lớn hơn mARN Lớn hơn mARN 4 loại A, T, G, X Có giữa các nuclêôtit đứng dối diện của 2 mạch 1 Nhỏ hơn ADN Nhỏ hơn ADN 4 loại A, U, G, X Không có 2. Cơ chế tổng hợp(1.5) - Giống nhau(0.75 điểm) + Thời điểm tổng hợp : Ở kỳ trung gian khi các NST ở dạng sợi mảnh + Địa điểm tổng hợp: Trong nhân TB + Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu và bổ sung + Có sự tháo xoắn của ADN + Cần các enzim xúc tác + Cần nguyên liệu là các nuclêôtit - Khác nhau(0.75 điểm) ADN mARN + Nguyên tắc tổng hợp + Số mạch khuôn + Sự tháo xoắn + Số mạch được tổng hợp + Hệ thống enzim tổng hợp + Nguyên liệu tổng hợp Bổ sung: A-T 2 mạch Toàn bộ phân tử ADN 2 mạch Khác với ARN 4 nuclêôtit: A, T,G, X Bổ sung: AADN-UARN 1 mạch Cục bộ trên phân tử ADN tương ứng với từng gen tổng hợp 1 mạch Khác với ADN 4 nuclêôtit: A, U,G, X Câu 3:(1 điểm) Yêu cầu HS vẽ được đồng thời cả 2 yêu cầu dưới đây mới cho điểm - Mỗi NST đồng dạng phân ly về 1 cực của TB - Có hai cách tổ hợp các NST khác nguồn của 2 cặp NST Aa và Bb Câu 4(1 điểm) Trường hợp 1(0.5đ): Do phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đột biến gen thuộc loại thêm cặp hoặc mất cặp nuclêôtit (0.25điểm) diễn ra tại vị trí một trong 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen A(0.25điểm) Trường hợp 2 (0.5đ): Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đây là đột biến thay thế cặp nuclêôtit (0.25điểm) ở vị trí một trong ba nuclêôtit ở bộ ba thứ 3 trên gen A(0.25điểm) Câu 5(1 điểm) F0: 100%Aa F1: 50%Aa tức là Aa chiếm 1/2=(1/2)1 , giảm một nửa so với F0 F2 : 25%Aa tức là Aa chiếm1/4=(1/2)2 giảm 1/2 so với F1.... Qua mỗi lần tự thụ phấn thì thể dị hợpAa lại giảm đi một nửa. Vì thế ở F10 Aa chiếm (1/2)10=1/1024 (Nếu HS tính theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 6(3 điểm) P thuần chủng, F1 đồng loạt mang KH tròn, hồng Tính trạng tròn trội hoàn toàn so với bầu dục, tính trạng hồng là tính trạng trung gian của hai tính trạng đỏ và trắng của bố mẹ Quy ước: A quy định hạt tròn, a quy định hạt bầu dục B quy định màu đỏ, b quy định màu trắng Bb quy định màu hồng Theo quy luật phân ly ở F2 cặp tính trạng hạt có tỷ lệ: 3tròn: 1 bầu dục; cặp tính trạng màu sắc hạt cho tỷ lệ: 1đỏ: 2hồng: 1trắng Nếu hai cặp gen trên phân ly độc lập thì F2 có 6 kiểu hình là với tỷ lệ: (3tròn: 1bầu dục)( 1đỏ : 2hồng : 1 trắng) =3 tròn, đỏ: 6 tròn hồng: 3tròn, trắng: 1bầu dục, đỏ: 2 bầu dục, hồng: 1bầu dục,trắng Nhưng ở đây chỉ có 3 kiểu hình vì thế hai cặp gen này liên kết với nhau. Vậy ta có sơ đồ lai: P: Ab aB (tròn, trắng ) x (bầu dục, đỏ) Ab aB F1: Ab Ab (tròn, hồng ) x (tròn, hồng) aB aB F2: Ab Ab aB 1 (tròn,trắng): 2 ( tròn,hồng) :1 (bầu dục, đỏ) Ab aB aB ( Nếu quy ước gen B quy định màu trắng, b màu đỏ thì gen A liên kết với gen B,a liên kết với b) Kiểu hình tròn, hồng chiếm tỷ lệ 1/2 suy ra số hạt là: 900/2=450(hạt) Kiểu hình tròn trắng có tỷ lệ bằng tỷ lệ KH bầu dục, đỏ = 450/2= 225( hạt)
File đính kèm:
- De HSG huyen 0809 Sinh hoc 9 V2.doc