Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12-THPT môn Văn (Hải Dương)

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 4768 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12-THPT môn Văn (Hải Dương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Hải dương
------------
Đề chính thức
kỳ thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia 
lớp 12-thpt-năm học 2007-2008
----------------
 Môn thi: Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (10 điểm)
	Một hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ bao giờ cũng là một sự khám phá lớn. 
	Sự khám phá này làm phong phú thêm nền văn hoá tinh thần của loài người. 
	(Khrapchenkô)
	Từ sự hiểu biết qua sáng tác của một (hoặc một vài) tác giả, anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm của Khrapchenkô. 
Câu 2 (5 điểm) 
	Nhà văn V.Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. 
	ý nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. 
Câu 3 (5 điểm)
	Cảm nhận về “tình huống truyện độc đáo” trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân . 
	Hết
Họ và tên thí sinhSố báo danh
Chữ kí giám thị 1
Chữ kí giám thị 2
Sở giáo dục và đào tạo
Hải dương
------------
Đề chính thức
kỳ thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia 
lớp 12-thpt-năm học 2007-2008
----------------
 Môn thi: Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (10 điểm)
	Một hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ bao giờ cũng là một sự khám phá lớn. 
	Sự khám phá này làm phong phú thêm nền văn hoá tinh thần của loài người. 
	(Khrapchenkô)
	Từ sự hiểu biết qua sáng tác của một (hoặc một vài) tác giả, anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm của Khrapchenkô. 
Câu 2 (5 điểm) 
	Nhà văn V.Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. 
	ý nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. 
Câu 3 (5 điểm)
	Về hai câu thơ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa-Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! của thi sĩ tài hoa xứ Đoài (Quang Dũng) có cách hiểu” truyền thống”: Nhà thơ muốn nói đến cái chết của người lính Tây Tiến. Nhưng lại có người cho rằng: tác giả phác hoạ hình ảnh người lính quá mệt mỏi thiếp đi giấc ngủ chớp nhoáng, trong khoảng khắc ngừng nghỉ hiếm hoi. 
	ý kiến của em ?
	Hết
Họ và tên thí sinhSố báo danh
Chữ kí giám thị 1
Chữ kí giám thị 2
Hướng dẫn chấm 
Câu 1 
	I- Yêu cầu chung 
	1) Về hình thức: 
	- Nắm được kiến thức cơ bản về hình tượng nghệ thuật, “ảnh hưởng” của hình tượng, từ đó phân tích những tác phẩm đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ. 
	- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của thơ . 
	2) Về kỹ năng 
	- Nắm vững và vận dụng tốt kỹ năng làm bài nghị luận văn học, bố cục cân đối, ý tứ mạch lạc, chặt chẽ. 
	- Diễn đạt lưu loát, sáng sủa. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, chữ viết nếu không đẹp thì cần phải rõ ràng dễ đọc. 
	II- Yêu cầu cụ thể.
Trình bày ngắn gọn, những hiểu biết về ý kiến của Khrapchenkô : 
- Hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ: mang tư tưởng lớn lao, có tính phổ quát, chuyển tải những vấn đề mà nhân loại quan tâm. 
- Khám phá lớn: thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn; mang tính bản chất của cuộc sống: sắc sảo, nhạy bén, độc đáo, mới mẻ. 
- Tác động đến đời sống tinh thần của con người: Những hình tượng nghệ thuật tầm cỡ, ảnh hưởng lớn lối sống, nhân cách, khuynh hướng thẩm mỹ. của mỗi người. 
2. Phân tích một vài sáng tạo tiêu biểu 
- Học sinh có thể chọn Chí Phèo của Nam Cao và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tập trung phân tích 2 hình tượng nhân vật: Chí Phèo và Xuân tóc đỏ. 
- Từ sự phân tích 2 nhân vật làm rõ thêm ý kiến của Khrapchenkô về “hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ” 
III- Tiêu chuẩn cho điểm: 
+ Điểm 10: Trình bày đủ các ý trên, văn viết giàu cảm xúc, dẫn chứng chính xác, phong phú, mắc ít lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 8: Trình bày đủ các ý trên, văn viết trôi chảy, dẫn chứng chính xác, mắc vài lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 5: Trình bày được già nửa số ý, văn viết	 rõ ràng, mắc một số lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 2: Trình bày sơ lược, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
Câu 2 : 
	Trình bày được các ý sau : 
- “Tài năng: : Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc”. “Lòng tốt: tấm lòng vị tha khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người (0,5 điểm)
	- “Quỳ gối tôn trọng”, “Cúi đầu thán phục” là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quý giá của con người. Đồng thời cũng bộc bộ một quan niệm về cách đánh giá con người. Chỉ có đề cao coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ trong trí tuệ và phẩm chất của con người
 (0,5 điểm). 	
	- Vì sao phải cúi đầu thán phục với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân (0,5 điểm). 
	- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng với lòng tốt. Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh dâng hiến cho người, cho đời. Những nỗ lực vì người khác bao giờ cũng đáng tôn trọng. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt càng đáng để tôn vinh (0,5 điểm). 
	- Câu nói của nhà văn lớn V.Huygô đã gợi cho em con đường để mình vươn tới. Chưa đủ tài năng thì cách tốt nhất là làm tốt công việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm (3 điểm). 
	Lưu ý: Cho điểm tối đa khi diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 
Câu 3 :
	 Trình bày được các ý sau: 	 
	- Tình huống kỳ quặc, vừa ôái oăm, vừa vui mừng, vưa bi thảm, cái giá con người thật là rẻ rúm. Anh cu Tràng đã nhặt được vợ như người ta nhặt những thứ ít giá trị vất bên đường (1,5 điểm). 
	- Đau về thân phận những kiếp người nhưng cũng thấy rõ hơn trái tim của con người (1,5 điểm) 
	- Là tình huống đặc sắc, độc đáo, khẳng định vị trí của Kim Lân trên văn đàn. “Tình huống” truyện không chỉ đặc sắc về nghệ thuật mà còn làm rõ thêm nét nhân bản của con người Việt Nam (2 điểm)
Lưu ý: Cho điểm tối đa khi diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 
Hướng dẫn chấm 
Câu 1 
	I- Yêu cầu chung 
	1) Về hình thức: 
	- Nắm được kiến thức cơ bản về hình tượng nghệ thuật, “ảnh hưởng” của hình tượng, từ đó phân tích những tác phẩm đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ. 
	- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của thơ . 
	2) Về kỹ năng 
	- Nắm vững và vận dụng tốt kỹ năng làm bài nghị luận văn học, bố cục cân đối, ý tứ mạch lạc, chặt chẽ. 
	- Diễn đạt lưu loát, sáng sủa. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, chữ viết nếu không đẹp thì cần phải rõ ràng dễ đọc. 
	II- Yêu cầu cụ thể.
Trình bày ngắn gọn, những hiểu biết về ý kiến của Khrapchenkô : 
- Hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ: mang tư tưởng lớn lao, có tính phổ quát, chuyển tải những vấn đề mà nhân loại quan tâm. 
- Khám phá lớn: thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn; mang tính bản chất của cuộc sống: sắc sảo, nhạy bén, độc đáo, mới mẻ. 
- Tác động đến đời sống tinh thần của con người: Những hình tượng nghệ thuật tầm cỡ, ảnh hưởng lớn lối sống, nhân cách, khuynh hướng thẩm mỹ. của mỗi người. 
2. Phân tích một vài sáng tạo tiêu biểu 
- Học sinh có thể chọn Chí Phèo của Nam Cao và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tập trung phân tích 2 hình tượng nhân vật: Chí Phèo và Xuân tóc đỏ. 
- Từ sự phân tích 2 nhân vật làm rõ thêm ý kiến của Khrapchenkô về “hình tượng nghệ thuật có tầm cỡ” 
III- Tiêu chuẩn cho điểm: 
+ Điểm 10: Trình bày đủ các ý trên, văn viết giàu cảm xúc, dẫn chứng chính xác, phong phú, mắc ít lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 8: Trình bày đủ các ý trên, văn viết trôi chảy, dẫn chứng chính xác, mắc vài lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 5: Trình bày được già nửa số ý, văn viết	 rõ ràng, mắc một số lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 2: Trình bày sơ lược, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
Câu 2 : 
	Trình bày được các ý sau : 
- “Tài năng: : Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc”. “Lòng tốt: tấm lòng vị tha khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người (0,5 điểm)
	- “Quỳ gối tôn trọng”, “Cúi đầu thán phục” là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quý giá của con người. Đồng thời cũng bộc bộ một quan niệm về cách đánh giá con người. Chỉ có đề cao coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ trong trí tuệ và phẩm chất của con người
 (0,5 điểm). 	
	- Vì sao phải cúi đầu thán phục với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân (0,5 điểm). 
	- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng với lòng tốt. Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh dâng hiến cho người, cho đời. Những nỗ lực vì người khác bao giờ cũng đáng tôn trọng. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt càng đáng để tôn vinh (0,5 điểm). 
	- Câu nói của nhà văn lớn V.Huygô đã gợi cho em con đường để mình vươn tới. Chưa đủ tài năng thì cách tốt nhất là làm tốt công việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm (3 điểm). 
	Lưu ý: Cho điểm tối đa khi diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 
Câu 3 :
	1) Cách hiểu “truyền thống”. Quang Dũng sử dụng lối nói vòng, đây là thủ pháp nói giảm làm nhẹ đi tổn thất đau thương, phù hợp với âm hưởng hào hùng, bi tráng. Kiệt sức, mệt mỏi, các chiến sĩ lặng lẽ “gục lên súng mũ” thiếp đi “bỏ quên đời” rất nhẹ nhàng, thanh thản đi vào bất tử. Tư thế hy sinh vẫn là tư thế đi lên cùng đồng đội. Câu thơ khôn gđi vào bi lu (2 điểm). 
	2) Cách hiểu khác “truyền thống” : 
	- Căn cứ vào bố cục tác phẩm 2 câu thơ trên nằm ở đoạn 1 (bức tranh hùng vĩ, dữ dội, tráng lệ của núi rừng Tây Bắc; đường hành quân cực kỳ gian lao của binh đoàn Tây Tiến) khó có thể chấp nhận đây là cái chết của chíên sĩ. 
	- Giọng điệu: đoạn 3 khi viết về sự hy sinh Quang Dũng đã sáng tạo những câu thơ dáng dấp cổ điển, trang trọng, phảng phất phong vị Đường thi; thủ pháp khơi gợi, cách nói ước lệ, dùng nhiều từ Hán Việt. Như vậy 2 câu thơ ở đoạn 1 không cùng âm hưởng và tráng khí ấy, mang cốt cách hoàn toàn khác. Lời thơ nôm na, bình dị, hóm hỉnh. 
	- Thực hiễn: trong chiến tranh những hình ảnh này là phổ biến, không lạ. 
	(2 điểm). 
	3. Trình bày tán thành hay phản đối ở cả 2 cách hiểu miễn là có lý (1 điểm). 
Lưu ý: Cho điểm tối đa khi diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 

File đính kèm:

  • docDe HSG vong 2 07-08.doc