Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Hóa lớp 12 thành phố Hà Nội

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Hóa lớp 12 thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM HỌC 2006-2007
Môn thi: Hoá học
Ngày thi: 28/11/2006
Thời gian làm bải: 180 phút
Câu 1: (4 điểm)
1/Hằng số phân lí axit nấc thứ 2 của H2CrO4 là 3,2.10-7 (nấc 1 coi như hoàn toàn).
a)Tính pH của dung dịhc K2CrO4 nồng độ 0,001 M.
b)Tích số tan của BaCrO4 và PbCrO4 lần lượt là 1,2.10-10 và 1,8.10-14. Trộn 100 ml dung dịch K2CrO4 nồng độ 0,001 M với 0,01 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(NO3)2 và Pb(NO3)2 có cùng nồng độ 0,001 M. Tính nồng độ các ion [Ba2+] và [Pb2+] nằm cân bằng với kết tủa trong dung dịch.
2/ Hằng số cân bằng Kp của phản ứng: CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) ở 1259K là 0,63.
Một hỗn hợp gồm 1 mol hơi nước và 3 mol CO đạt đến cân bằng này ở áp suất chung là 2 atm.
a)Có bao nhiêu mol H2 được tạo thành trong hệ lúc cân bằng?
b) Áp suất riêng của mỗi khí lúc cân bằng là bao nhiêu?
Câu 2: (3,5 điểm)
1/Người ta lắp một pin theo sơ đồ:
 (-)Ag|Ag+||Fe2+, Fe3+ |Pt(+) với nồng độ [Fe2+]=[Fe3+]=0,1 M
a)Khi nồng độ Ag+ bằng bao nhiêu thì sức điện động của pin bằng 0?
b)Tính hằng số cân bằng của phản ứng Fe2+ + Ag+ Fe3+ + Ag ở 298K.
Cho biết Fe3+ + e à Fe2+ 
 Ag+ + e à Ag 
2/Phản ứng ClO - + Br - BrO - + Cl - được nghiên cứu ở 298K, với nồng độ ban đầu của ClO - và B r- tương ứng là 0,01M và 1M.
a)Tính và Kc của phản ứng biết 
BrO - + H2O + 2e Br - + 2OH - 
ClO - + H2O + 2e Cl - + 2OH - 
b)Từ giá trị của Kc tính mức độ biến đổi của ClO - thành Cl -. Từ đó đánh giá về khả năng thuận nghịch của phản ứng trên.
Câu 3: (2,5 điểm)
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít (đktc) butan trong oxi dư tách ra 128,5 kJ, còn khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam xiclohexan trong cùng điều kiện tách ra 47,1 kJ. Tính năng lượng liên kết trung bình C-C và C-H, nếu nhiệt tạo thành H2O và CO2 tương ứng bằng -286 kJ/mol và -394 kJ/mol, nhiệt hoá hơi than chì và năng lượng liên kết H-H tương ứng bằng 715 kJ/mol và 436 kJ/mol. Các kết quả đều đo được ở 298K và 1atm.
Câu 4: (3,5 điểm)
1/Trong phân tử ankan X có đủ các nguyên tử cacbon với bậc khác nhau.
a)Viết công thức cấu tạo có thể có của X, biết rằng X có phân tử khối nhỏ nhất trong số các ankan cùng loại.
b)Nếu X có cấu hình R, khi phản ứng với clo tạo được hỗn hợp các chất monoclo đồng phân của nhau. Xác định công thức cấu tạo của X và dẫn xuất monoclo do X tạo ra. Hỗn hợp sản phẩm monoclo do X tạo ra có quang hoạt không? Giải thích?
c)Tốc độ phản ứng tương đối của nguyên tử hiđro ở các bậc 1, 2, 3 tương ứng là 1:3,8:5,4. Xác định phần trăm sản phẩm của các dẫn xuất monoclo tương ứng?
2/Xác định công thức cấu tạo của các chất X, M, Y, Q, R, C6H8O4 thích hợp trong sơ đồ biến hoá sau:
Câu 5: (4 điểm)
1/Hai đồng phân A và B có công thức phân tử C9H11NO2 đều tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm, đều không làm mất màu dung dịch nước brom (trong CCl4). Khi A và B tác dụng với axit HNO2 tạo ra 2 chất tương ứng là A1 và B1 đều có công thức phân tử là C9H10O3, trong đó A1 có tính quang hoạt, B1 không có tính quang hoạt. Đung nóng A1 và B1 với H2SO4 đặc thu được 2 chất tương ứng là A2 và B2 đều có công thức phân tử là C9H8O2. Oxi hoá A2 và B2 thu được 2 chất tương ứng là A3 và B3 cùng có công thức phân tử là C8H6O4, A3 có tính đối xứng cao nhất trong các đồng phân cùng chức; khi có mặt chất hút nước, B3 dễ dàng trở thành B4 có công thức phân tử là C8H4O3.
Xác định công thức cấu tạo của các chất A, B, A1, B1, A2, B2, A3, B3 và B4.
2/Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng phân của nhau có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và đều không làm mất màu dung dịch nước brom (trong CCl4). Khi đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng KOH rắn thấy khối lượng bình tăng 1,9 gam. Thể tích oxi cần dùng là 0,896 lít (đktc).
a)Tìm công thức phân tử của X, biết trong X cacbon chiếm 67,742% về khối lượng.
b)Khi cho 1 mol X tác dụng với natri thu được 1 mol khí hiđro, 1 mol X tác dụng được với 1 mol NaOH. Phân tử X có tính đối xứng cao nhất trong số các đồng phân cùng loại với X. Viết công thức cấu tạo của X.
c)Y tác dụng với natri cho số mol hiđro bằng một nửa số mol Y phản ứng. Y không tác dùng với dung dịch NaOH. Y có tác dụng với dung dịch nước brom không? Viết phương trình hoá học của phản ứng nếu có.
Câu 6: (2,5 điểm)
Khi thuỷ phân bằng enzim 1 tripeptit thấy tạo thành 22,5 gam glixin, 43,8 gam lizin và 2 đipeptit có tổng số mol là 0,6. Hỗn hợp sản phẩm nhận được ở trên cho phản ứng với NaOH đung nóng tạo ra 87,3 gam muối natri của glixin, 84 gam muối natri của lizin và 2 muối ntrri của 2 đipeptit trên. 
a/ Cho biết tên thu gọn của tripeptit.
b/Tính số mol từng muối natri của 2 đipeptit trên, cho biết công thức cấu tạo của glixin là H2N-CH2-COOH và của lizin là: H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi TP HA NOI nam 20062007.doc