Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lần 3 năm học 2012-2013 môn: ngữ văn 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lần 3 năm học 2012-2013 môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên




TRƯỜNG THCS LÂM THAO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 3 
 NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN: NGỮ VĂN 7 
 Thời gian: 90' ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
Xác định kiểu câu theo cấu tạo ngữ phấp với những câu in đậm sau và cho biết tác dụng của mỗi câu đó:
 "Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả những con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương nhớ bao ngiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi."
 (Minh Hương) 
Câu 2: (2 điểm)
 Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
" Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ
 Tiếng gà ai nhảy ổ:
 " Cục...cục tác cục ta"
 Nghe xao đọng nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ."
 (Xuân Quỳnh)
Câu 3: ( 7 điểm)
 Bài thơ Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7 – tập 1) đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước sâu săcs của Bác.
 Em hãy chứng minh.
 --------------------Hết-------------------------
 ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)















TRƯỜNG THCS LÂM THAO
ĐÁP ÁN THI CHỌN ĐỘI TUYỂN LẦN 3



Câu 1:
 - Câu " Một mối tình dai dẳng, bền chặt" là câu đặc biệt.
+ Tác dụng: Thông báo sự tồn tại xuất hiện của sự vật, hiện tượng, sự xuất hiện nảy nở của 1 tình cảm bền chặt trong lòng tác giả.
- Câu"Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của" là câu rút gọn.
+ Tác dụng: Tránh lặp từ tình cảm, thông tin nhanh hơn, nhấn mạnh hơn.
Câu 2:
- Hình thức: Đoạn văn T-P-H (hoặc bài văn ngắn)
* Nội dung:
- Phép điệp ngữ: "Nghe''được nhắc lại 3 lần
+ Tác dụng: Tạo nhịp thơ dồn dập, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh tiếng gà tác động dến anh chiến sĩ.
- Phếp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe:
+ xao động nắng trưa
+ bàn chân đỡ mỏi
+gọi về tuổi thơ
- Nghe vốn là cảm nhận của thính giác nhưng ở trong đoạn thơ nó đã chuyển sang cảm nhậ của thị giác,xúc giác, liên tưởng.
- Tác dụng: Tiếng gà như liều thước bổ giúp anh chiến sixua tan mệt mỏi, xua đi vắng lặng của buổi trưa hè, làm cảnh vật đẹp hơn, sống động hơn. Nó là sợi dây vô hình kết nối hiện tại và quá khứ. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện tâm hồn nhạy cảm của chiến sĩ và tình yêu quê hương đất nước.
Câu 3: Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ " Cảnh khuya" đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc của Bác.
B. Thân bài
a) Khái quát
- Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1947, trong tời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Tình yêu thiên, đất nước: là tình cảm thường thấy trong thơ văn của Bác.
- Bài thơ:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
b) Chứng minh
Luận điểm phụ 1: Trước hết bài thơ thể hiên tình yêu thiên nhiên
- Dẫn chứng: 2 câu thơ đầu.( Phân tích và so sánh với 2 câu thơ của Nguyễn Trãi).
- Chúng đã thể hiện bức tranh rừng khuya đẹp, yên tĩnh, lung linh, huyền ảo, gần gũi với con người.
Luận điểm phụ 2: Không chỉ vậy bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước của Người.
- Dẫn chứng: 2 câu cuối.
-Phân tích lý do khiến Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Phân tích điệp ngữ "chưa ngủ". Nó thể hiện nỗi lo lắng, chăn trở, tìm đường cho Cách Mạng. ( So sánh với bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" )
c) Đánh giá
- Nghệ thuật dặc sắc: Cổ điển + hiện đại qua từ ngữ, hình ảnh, .....
- Nội dung: Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tâm hồn thi sĩ, cốt cách chiến sĩ thống nhất hòa quyện trong con người Bác.
C. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định.





















File đính kèm:

  • docDe thi HSG van 7 nam hoc 20122013.doc
Đề thi liên quan