Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012-2013 môn thi: ngữ văn lớp 9 (vũng 2)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012-2013 môn thi: ngữ văn lớp 9 (vũng 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Phï Ninh
____________________________

®Ò thi chän ®éi tuyÓn häc sinh giái líp 9 
n¨m häc 2012-2013
M«n thi: Ng÷ v¨n líp 9 (vòng 2)
(Thêi gian lµm bµi : 150 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
§Ò thi cã 01 trang
Câu 1 (2điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ về từ nổi bật trong đoạn văn sau (Trình bày bằng một đoạn văn hoặc bằng một bài văn ngắn):
 “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại” 
(Khái Hưng – Lá rụng - Ngữ văn 6, t2)
Câu 2 (6điểm): 
Kết thúc văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7, tập 1) nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
Trong văn bản Trường học (Ngữ văn 7 – tập 1) người bố của En-ri-cô cũng nói với con rằng: “Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con và trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại”.
 Em hiểu hai câu nói trên như thế nào? Từ đó em có suy nghĩ gì về vai trò của giáo dục trong nhà trường và sự cố gắng của bản thân mỗi con người?

Câu (12 điểm): So sánh hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân?
…………………… Hết ……………………
Cán bộ coi thi không giải thìch gì thêm!

Họ và tên thí sinh:……………………………. SBD:…….. Phòng thi: ………


Phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Phï Ninh
____________________________

Hướng dẫn chấm thi chọn đội tuyển học sinh giỏi vòng 2
Môn: Ngữ văn lớp 9, Năm học: 2012-2013
I. Yêu cầu chung:
 - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung thể hiện trong bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực tái hiện, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản. 
 - Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách mới mẻ, thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.
 - Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm.
 II. Yêu cầu cụ thể:

Câu 1 (2,0 điểm):
	
+ Gọi tên phép tu từ: so sánh và chỉ ra các hình ảnh so sánh.
Chiếc lá rụng:
Tựa như mũi tên nhọn…..vẩn vơ.
Như con chim bị lảo đảo…
Khoan khoái, đùa bỡn như thầm bảo rằng…
Như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè…
+ Tác dụng:
Tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động giúp người đọc dễ hình dung các điệu rơi của lá. Mỗi chiếc lá rơi theo một kiểu, không chiếc nào giống chiếc nào.
Tạo ra lối nói hàm súc, từ đó thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. Từ đó khiến người đọc trăn trở suy nghĩ về cảnh biệt li của con người.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2,0: HS viết được một đoạn (hoặc bài văn ngắn) cấu trúc (tùy chọn) thể hiện được các nội dung nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng, thể hiện được sự sáng tạo.
- Điểm 1,5: Văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý, diễn đạt trong sáng; có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 0,5->1,0: Chưa viết được thnàh một đoạn văn ngắn hoặc một bài văn ngắn; thiếu 2 đến 3 trong các ý trên, diễn đạt trong chưa tốt; còn một sai sót nhưng không thuộc sai sót về ý.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả về nội dung và hình thức.
Câu 2 (6 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng (1điểm):
- HS có thể trình bày bài viết bằng một đoạn văn hoặc bằng một bài văn ngắn, song, bài viết phải có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sáng tạo; lí lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục.
Yêu cầu về nội dung:
a. Giải thích hai câu nói (2điểm):
- Câu nói của người mẹ trong tác phẩm của Lý Lan: Khẳng định vai trò của nhà trường – là một thế giới kì diệu.
- Câu nói của bố En-ri-cô trong tác phẩm của A-mi-xi: Sự khó khăn vất vả của việc học: như một trận chiến đấu đầy thử thách, cam go, quyết liệt.
b. Suy nghĩ của em (3 điểm): Hai ý đó không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.
* Nhà trường là thế giới kì diệu (1,5 đ):
- Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu.
- Là thế giới của điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lý làm người, lòng nhân hậu, sự quan tâm giúp đỡ sẻ chia…
- Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò, của biết bao mơ ước, khát vọng tuổi thơ, của ý chí nghị lực niềm tin.
* Muốn nhà trường trở thành thế giới kì diệu, người học phải nhận thức được vai trò, ý nghĩa và sự khó khăn của việc học; học sinh có thể lấy dẫn chứng từ lịch sử, văn học, thực tế cuộc sống để làm rõ ý… (0,75 đ).
* Từ đó HS nhận thức rõ: học tập là một công việc thú vị song vô cùng vất vả gian nan. (0,75 đ).
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5,5 -> 6,0: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết chặt chẽ, mạch lạc, có cảm xúc, có sức thuyết phục, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 5,0 -> dưới 5,5: Đạt được các yêu cầu về kiến thức. Văn viết chặt chẽ, mạch lạc; phần kỹ năng viết bài còn hạn chế; không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4,0 -> dưới 5,0: Phần giải thích và nêu suy nghĩ còn thiếu 1-> 2 ý; phần kỹ năng viết bài còn hạn chế; không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2,5 -> dưới 4,0: Các yêu cầu trên chỉ đạt ½ đến 2/3 số ý. Nội dung sơ sài, diễn đạt chưa tốt, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1,0 -> dưới 2,5: thiếu nhiều ý, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0 -> 0,5: Sai lạc hoàn toàn về cả nội dung và phương pháp.

Câu 3 (12 điểm):
Yêu cầu chung:
- Về kỹ năng: HS xác định đúng kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết xác lập hệ thống luận điểm, luận cứ phù hợp, lập luận chặt chẽ, biết phân tích và bình dẫn chứng sâu sắc.
- Về kiến thức: HS làm rõ hình ảnh người nông dân ở hai giai đoạn lịch sử: trước CM Tháng Tám và thời kỳ kháng chiến chống Pháp với những điểm chung và nét riêng độc đáo.
Yêu cầu cụ thể:
 a. Mở bài (1,0 điểm):
Giới thiệu chung về đề tài người nông dân trong các tác phẩm VHHĐ.
Nêu luận điểm: Hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm.
b. Thân bài (10,0 điểm):
b1. Khái quát về hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm: (1,5 điểm)
*Giải thích: Nông dân là người làm nông nghiệp, là tầng lớp đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất trong XH thực dân phong kiến xưa, là một trong hai lực lượng nòng cốt của cách mạng trong thời kì KCCP và cách mạng sau này.
*Hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm:
- Lão Hạc: là truyện ngắn hiện thực xuất sắc giai đoạn 30-45, ra đời trong thời kì XH thực dân phong kiến, người nông dân chịu nhiều áp bức, bóc lột.
- Làng: ra đời trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, người nông dân được giải phóng khỏi sự áp bức, tham gia vào phong trào CM tự giác.
b2. Cụ thể: (7,0 điểm)
+ Hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm đều mang những nét chung, mang vẻ đẹp truyền thống của người nông dân Việt Nam : 
*Chăm chỉ, cần cù lao động:
- Lão Hạc: già mà vẫn đi làm thuê, làm mướn để kiếm ăn.
- Ông Hai: ở nơi tản cư “hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ”…
*Giàu lòng tự trọng, sống trong sạch, lương thiện:
- Lão Hạc: gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, đỡ phiền hàng xóm, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không sống bất lương như Binh Tư…
- Ông Hai: khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và cảm thấy đó là điều nhục nhã. Ông nhận thức đó là việc làm trái với lương tâm, trái đạo lý… nên ông cmả thấy xấu hổ, nhục nhã vì mình cũng là người của làng, chịu tiếng nhơ nhuốc ấy.
+ Tuy vậy, hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm vẫn mang những nét riêng, vẻ đẹp riêng của mỗi giai đoạn lịch sử: 
*Nét riêng về cảnh ngộ, cuộc sống:
- Lão Hạc: là hình ảnh người nông dân sống trước thời kỳ Cách mạng Tháng Tám với cuộc sống bất hạnh, đau khổ, không có lối thoát.
- Ông Hai: là người nông dân sống trong thời kỳ KCCP, cuộc sống gần với không khí khẩn trương, dồn dập, náo nức của dân làng tham gia kháng chiến.
*Nét riêng về phẩm chất, tính cách:
- Lão Hạc nổi bật với phẩm chất giàu tình thương yêu con: Lão xót xa khi con phải đi mộ phu, lão nhớ con da diết; Đỉnh điểm của lòng yêu thương con chính là lão sẵn sàng hi sinh tất cả vì con….
- Hình ảnh Ông Hai thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc: Ông đau khổ, day dứt, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc…Ông hạnh phúc sung sướng khi tin đó được cải chính…Tình yêu làng gắn với lòng trung thành với Đảng,với cách mạng. 
b3. Đánh giá: (1,5 điểm)
- Về nghệ thuật: Mỗi tác giả có cách thức xây dựng nhân vật khác nhau (Qua diễn biến nội tâm và đặt nhân vật trong tình huống khác nhau)
- Về nội dung: Qua hai tác phẩm sự phát triển của người nông dân trước và sau cách mạng thể hiện cái nhìn nhân đạo của Nam Cao và cái nhìn hiện thực của Kim Lân.
c. Kết bài (1,0 điểm):
 - Khẳng định ý nghĩa, hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm: vừa mang vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam, vừa mang nét đẹp riêng của mỗi thời đại.

 * Cách cho điểm:
- Điểm 5,5 -> 6,0: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có chất văn, thể hiện sự sáng tạo, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5 -> dưới 5,5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ, chưa sáng tạo.
- Điểm 4,0-> dưới 5,0: đạt được 3/4 yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Còn có một vài sai sót.
- Điểm 3,0-> dưới 4: Đạt được 1/2 yêu cầu về kiến thức. Triển khai các luận điểm chưa mạch lạc. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2,0 -> dưới 3,0: chưa đạt được nửa yêu cầu nêu trên. Văn viết chưa có ý, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1,0 -> dưới 2,0: Chỉ đạt được 1-2 ý nêu trên. Còn sai lạc về kiến thức, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0 -> dưới 1,0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

 Lưu ý chung: Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại. Tổng bằng 20 điểm. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5 điểm.

...................................Hết..................................





File đính kèm:

  • docDe chon DT Ngu van 20122013.doc
Đề thi liên quan