Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2 điểm): Cảm nhận về hình ảnh cỏ xuân trong những câu thơ sau: - Cỏ xanh như khói bến xuân tươi. ( Bến đò xuân đầu trại, Nguyễn Trãi) - Cỏ non xanh tận chân trời. ( Truyện Kiều, Nguyễn Du) - Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. ( Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử) Câu 2 (3 điểm): Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng..., khi giọng hát Lê Dung vút lên những ca từ rất đẹp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bạn nghĩ gì về sức mạnh của niềm tin ? Câu 3 (5 điểm): Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7 – tập 2) Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. ------------- Hết------------- ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 03 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 2 đ - Cảm nhận được nét chung của hình ảnh cỏ xuân: + Đều miêu tả cỏ xuân như một nét cảnh sắc đặc trưng tiêu biểu của mùa. + Đều tái hiện sắc xanh của cỏ và gợi ra sức sống mùa xuân tràn đầy 0,5 - Phát hiện vẻ đẹp riêng của hình ảnh cỏ xuân trong từng câu thơ: + Nguyễn Trãi sử dụng nghệ thuật so sánh: Cỏ xanh như khói -> miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa… vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa lại qua màn mưa xuân giăng mắc… một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế. + Nguyễn Du sử dụng từ ngữ tinh tế chọn lọc “Cỏ non xanh tận chân trời”. “Non – xanh” -> Vừa tả sắc xanh vừa tả vẻ tươi non của cỏ xuân. Xanh tận chân trời -> Gợi không gian rộng lớn… Cỏ ấy trải ra trên một không gian rộng: mục đích là để làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo: cành lê trắng điểm một và bông hoa, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét,… câu thơ giàu chất hội họa. + Hàn Mặc Tử sử dụng nghệ thuật ẩn dụ "Sóng cỏ xanh tươi” -> tả cỏ đồng thời gợi ra hình ảnh gió xuân hây hẩy, nồng nàn. Tả ít, gợi nhiều, câu thơ vừa mở ra không gian rộng lớn vừa khiến cho hình ảnh trở nên sống động … 1,25 - Cái nhìn tinh tế và phẩm chất sáng tạo của người nghệ sĩ - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, mùa xuân và cái Đẹp. 0,25 2 3 đ I. Về hình thức : - Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí dưới hình thức bài văn ngắn có đủ ba phần, không mắc lỗi thông thường. - Ý trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng thực tế cụ thể, sinh động. II. Về nội dung : Học sinh có thể lập luận theo các cách khác nhau, cần đảm bảo những nội dung sau : A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận sức mạnh của niềm tin 0,25 B. Thân bài: 1 Ý 1: Giải thích, cắt nghĩa: - “Niềm tin” là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một điều gì đó. - “Sức mạnh” là khả năng tác động mạnh mẽ đến đối tượng. => Nói sức mạnh niềm tin là nói đến khả năng kỳ diệu làm thay đổi cuộc đời, thế giới... 0,5 2 Ý 2: Khẳng định đúng/ sai: - Niềm tin cho ta sức mạnh chiến thắng kẻ thù – thiên tai và địch hoạ (lí lẽ - dẫn chứng). - Niềm tin cho ta sức mạnh chiến thắng chính bản thân ta (lí lẽ - dẫn chứng). 1,25 3 Ý 3: Bàn luận, mở rộng: - Phê phán những người sống không có nghị lực, niềm tin ; đánh mất niềm tin... - Bài học: + Phải nuôi dưỡng và giữ lấy niềm tin … + Phải đặt niềm tin đúng chỗ, không mù quáng ... 0,75 C. Kết bài: Khẳng định và nêu ý nghĩa của vấn đề 0,25 3 5 đ a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm được phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục - Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,25 - Giải thích: + Văn chương chỉ những tác phẩm văn học nói chung + Ta: chỉ người đọc, người tiếp nhận + Gây cho ta những tình cảm ta không có nghĩa là tạo ra, làm nảy nở trong ta những tình cảm ta không có + Luyện những tình cảm ta sẵn có nghĩa là làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên sâu sắc hơn + Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần nghĩa là những tác phẩm văn học giúp con người có thêm những trải nghiệm đa dạng về cuộc đời từ đó sống phong phú hơn cuộc đời mình đang có… - Chứng minh: Ý 1: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, con đường tác động của tác phẩm văn học đến người đọc là con đường tình cảm -> Văn chương nuôi dưỡng tình cảm. * Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. - Tình yêu với quê hương, Tổ quốc; - Tình yêu với con người; - Tình yêu với thiên nhiên và cái đẹp; - Sự căm ghét với chiến tranh ….. * Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. - Tình cha con - Tình mẫu tử - Tình bà cháu …. Ý 2: Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nên cũng đem đến những trải nghiệm đa dạng cho người đọc về cuộc đời. - Những trải nghiệm về nỗi đau của con người trong XHPK bất công; trong chiến tranh… - Những trải nghiệm về cuộc sống chiến đấu của người lính trên chiến trường thời chống Pháp và chống Mỹ. - Những trải nghiệm về cuộc sống lao động hăng say và hối hả của người dân chài, người trí thức… trên mọi miền Tổ quốc. …. => Có thêm những trải nghiệm, cuộc đời con người trở nên thâm trầm và rộng rãi hơn. Từ đó, chúng ta sẽ sống phong phú hơn, ý nghĩa hơn cuộc đời mình đang có… 0,5 1,25 1,0 1,5 Khái quát, đánh giá những vấn đề đã bàn luận 0.5 đ * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- DE THI CHON HSG TINH HAY.doc