Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9-Trung học cơ sở tham dự kỳ thi cấp tỉnh năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4215 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9-Trung học cơ sở tham dự kỳ thi cấp tỉnh năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH SƠN
 PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC



( Đề thi có 01 trang )
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9-THCS
 THAM DỰ KỲ THI CẤP TỈNH
 NĂM HỌC 2012 - 2013
 Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề )

Câu 1 (4,0 điểm).
	Dưới đây là những câu thơ tả cỏ mùa xuân:
	- Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
 	( Bến đò xuân đầu trại, Nguyễn Trãi)
	- Cỏ non xanh tận chân trời.
 	( Truyện Kiều, Nguyễn Du)
	- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
 	( Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử)
	a) Cảm thụ cái hay của mỗi câu thơ (lời bình cho mỗi câu thơ khoảng 5 dòng).
	b) Cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ có một cách cảm nhận và miêu tả khác nhau. Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người nghệ sĩ? Thiếu nó, nghệ thuật sẽ như thế nào?
Câu 2 (6,0 điểm).
	"Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời". ( Quách Mạt Nhược)
	Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3 (10,0 điểm).
	Bàn về bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) có ý kiến cho rằng: " Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
	Em hãy phân tích bài thơ trên để làm sáng tỏ nhận định đó.
------------------Hết--------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh........................................................số báo danh................





PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 - THCS 
THAM DỰ KỲ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn
Câu 1 (4,0 điểm).
	Dưới đây là những câu thơ tả cỏ mùa xuân:
	- Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
 	( Bến đò xuân đầu trại, Nguyễn Trãi)
	- Cỏ non xanh tận chân trời.
 	( Truyện Kiều, Nguyễn Du)
	- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
 	( Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử)
	a) Cảm thụ cái hay của mỗi câu thơ (lời bình cho mỗi câu thơ khoảng 5 dòng).
	b) Cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ có một cách cảm nhận và miêu tả khác nhau. Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người nghệ sĩ? Thiếu nó, nghệ thuật sẽ như thế nào?
Nội dung
Điểm
a) - Cỏ non như khói là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân, "như khói" là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa… vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa lại qua màn mưa xuân giăng mắc… một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế.

1,00
- Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: xanh tận chân trời, mục đích là để làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo: cành lê trắng điểm một và bông hoa, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét,… câu thơ giàu chất hội họa.
1,00
- Câu thơ của Hàn Mặc Tử có thể là sự kế thừa của hai tiền nhân: ở thi liệu( mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ); ở tính chất sống động " Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời; ở chiều rộng của không gian tới trời. Nhưng chất sáng tạo là ở hình ảnh sóng cỏ…Gợn…Tả cỏ mà gợi cả ngọn gió nhẹ mùa xuân.
1,00
b) - Đó là phẩm chất sáng tạo của người nghệ sĩ.
0,50
- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sự lặp lại, sao chép…thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân và những sự vật được miêu tả làm sao có thể biến hóa khôn lường như ở những câu thơ trên, mỗi câu thơ cho ta cảm giác như lần đầu được biết về cỏ mùa xuân.


0,50
Câu 2 (6,0 điểm).
	"Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời". ( Quách Mạt Nhược)
	Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Nội dung
Điểm
* Yêu cầu kiến thức:

a) *Giải thích:
- Mặt trời, mặt trăng là những vì tinh tú của đất trời, có chức năng tỏa sáng.

0,50
- Mọc, lặn, tròn, khuyết là quy luật của chúng. Quách Mạt Nhược đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm bật lên công ơn to lớn của thầy


1,00
*Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng

1,00
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi con người (cha mẹ cũng là thầy - người thầy đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời, ngưng cha mẹ không thể thay thế được người thầy)


1,00
- Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; áng sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin…Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách…






1,00
Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người
0,50
* Liên hệ thực tiễn: Học sinh có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam ( Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu Kiều…; xã hội dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh người thầy…) nhưng đáng buồn là truyền thống ấy đang dần có nguy cơ mai một và biến đổi về tính chất… học sinh phân tích nguyên nhân và bày tỏ suy nghĩ của mình trước tình trạng ấy.





1,00
b) Yêu cầu kĩ năng:
- Viết thành bài văn ngắn khoảng 400 từ có bố cục rõ ràng.
- Lí lẽ và lập luận phải khúc chiết.
- Văn viết có cảm xúc.



Câu 3 (10,0 điểm).
	Bàn về bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) có ý kiến cho rằng: " Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
	Em hãy phân tích bài thơ trên để làm sáng tỏ nhận định đó.
Nội dung
Điểm
Khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn lời nhất xét 
1,00
Giải thích lời nhận định; những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.




1,00
Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ là bà, là bếp lưở. Từ thuở khi cháu còn nhỏ ( lên 4 tuổi) bà cháu và bếp lửa đã gắn bó với nhau…

1,00
Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, mhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin.

1,00
Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ…

1,00
Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.

2,00
Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung:
Bài thơ kết hợp chữ tình, tự sự và tính triết lí; hình ảnh thơ đẹp…

1,00
Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam. Gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

1,00
Gợi mở bài học có được từ vấn đề trên.
1,00

-----------------------HẾT--------------------

File đính kèm:

  • docDE THI HSG MON NGU VAN 9.doc