Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 năm học 2011-2012 môn thi: ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 năm học 2011-2012 môn thi: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục và Đàotạo Phù Ninh
____________________________

đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi
lớp 9 vòng 2
năm học 2011-2012
Môn thi: Ngữ văn lớp 9
(Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
-Đề thi có 01 trang-

Câu 1: (4 điểm): Phõn tớch những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hỡnh ảnh và cỏc biện phỏp tu từ ở đoạn thơ sau:
	“Khi bờ tre rớu rớt tiếng chim kờu
	Khi mặt nước chập chờn con cỏ nhảy
Bạn bố tụi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trờn sụng
Tụi dang tay ụm nước vào lũng
Sụng mở nước ụm tụi vào dạ
Chỳng tụi lớn lờn mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hụm chài lưới bờn sụng
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tụi cầm sỳng xa nhà đi khỏng chiến
Nhưng lũng tụi như mưa nguồn giú biển
Vẫn trở về lưu luyến bờn sụng…”
	(Tế Hanh - Nhớ con sụng quờ hương)

Câu 2(4 điểm) : Viết đoạn văn theo cấu trúc tổng- phân-hợp (7 đến 9 câu) trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ trình bày cách hiểu của mình về lời bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm : “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.”.

Câu 3 (12) điểm) Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “ Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết:
 	 Có mối tình nào hơn thế nữa
 	 Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
 	 Có mối tình nào hơn thế nữa
 	 Trộn hoà lao động với giang sơn
 	 Có mối tình nào hơn
 	 Tổ quốc?
Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 - tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc.
 
...........................................Hết.......................................

Lưu ý: - Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm!
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Họ và tên thí sinh :…………………………..SBD:……………Phòng thi ............

Phòng Giáo dục và Đàotạo Phù Ninh
____________________________

Hướng dẫn chấm bài thi chọn Đội tuyển học sinh giỏi vòng 2 lớp 9 (2011-2012)
Môn : Ngữ văn
Câu
Kiến thức, kĩ năng cần đạt được
Điểm
1
(4.0 đ)
* Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Học sinh biết cỏch làm bài cảm thụ văn học, chỳ trọng phõn tớch đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hỡnh ảnh, biện phỏp tu từ trong đoạn thơ.
 - Diễn đạt mạch lạc, trong sỏng
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh cần chỉ ra và phõn tớch rừ những nột độc đỏo về nghệ thuật qua đú thể hiện được nội dung sõu sắc của đoạn thơ:
- Cỏch dựng cỏc từ lỏy gợi tả, gợi cảm: rớu rớt (gợi õm thanh trong trẻo, vui tươi), chập chờn (hỡnh ảnh sống động), lưu luyến, bạn bố…
- Cỏc hỡnh ảnh bờ tre, mặt nước, dũng sụng, cỏnh đồng tuyệt đẹp, gợi nhớ gơi thương về một làng quờ thanh bỡnh, thơ mộng. 
 - Cỏc biện phỏp tu từ: đảo ngữ, điệp ngữ, ẩn dụ, nhõn hoỏ, so sỏnh kết hợp nhuần nhuyễn:
 + Đảo ngữ: … rớu rớt tiếng chim kờu
	 … chập chờn con cỏ nhảy
chạm khắc rừ nột cảnh tượng sinh động, rộn ró lạ thường bờn con sụng.
 + Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ hết sức độc đáo; : hình ảnh “bầy chim non” diễn đạt khá thành công ý nghĩ về sự thơ ngây, hồn nhiên của tuổi thơ tác giả.. Câu thơ “Tôi dang tay…vào dạ” gợi tình cảm gắn bó giưã con người tác giả và dòng sông mật thiết như là anh em, máu thịt của nhau.
 + So sánh”lòng tôi như mưa nguồn gió biển” biểu đạt được nỗi nhớ, tình yêu quê hương tác giả đang cuộn lên dâng trào dào dạt…

0,5



3,5:


0,75

0,75



0,75




0,75


0,5
2
(4.0đ)
* Yờu cầu về kĩ năng: Viết được ĐV tổng- phân- hợp đúng số câu, có một câu hỏi tu từ hợp lí, diễn đạt mạch lạc, rõ ý
 * Yêu cầu về nội dung:
- Khẳng định học vấn có được là nhờ vào nhiều con đường: Qua thực tế, qua các phương tiên thông tin, qua các kênh hình nhưng sách và việc đọc sách vẫn có tầm quan ttọng và ý nghĩa lớn trên con đường nâng cao học vấn
- Tầm quan trọng của sách: Sách đã ghi chép, lưu giữ mọi tri thức, mọi thành quả mà nhân loại đã tìm tòi và tích luỹ được qua các thời đại, là những cột mốc trên con đường tiến hoá của học thuật.
- ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ và nâng cao vốn tri thức- là con đường quan trọng của học vấn
+ Đọc sách là để chuẩn bị đi xa hơn nữa trên con đường học vấn
+ Là để trả món nợ cho nhân loại vv…
=> Tổng hợp: Không thể tiếp thu kiến thức, thành tựu văn minh mới mẻ nếu không kế thừa thành tựu các thời đại đã qua vệc đọc sách.
1,0

3,0:
1,0





1,5




0,5

3
(12đ)
* Yêu cầu về kĩ năng: Bài làm yêu cầu đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, kết hợp nghị luận và biểu cảm, đúng chủ đề về tình yêu Tổ quốc trong các bài thơ hiện đại đã được học trong chương trình ngữ văn 9, tập 1.
* Yêu cầu nội dung:
* Cụ thể:
- Vào bài tự nhiên, hấp dẫn, hướng người đọc vào vấn đề mà đề bài yêu cầu, trích dẫn được đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh.
- Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động, được thể hiện trong các bài thơ hiện đại ở chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1 
a)Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu: 
 (Trong các bài: Đồng chí- Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật), với các biểu hiện cụ thể:
+ Họ trước hết là những người nông dân mặc áo lính. Khi quê hương bị giày xéo 
trước gót chân kẻ thù xâm lược, thì bằng tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả ở quê nhà để ra đi chiến đấu, quét sạch bóng kẻ thùDẫn chứng trong bài thơ Đồng chí) 
+ Tình yêu đối với đất nước cùng với lí tưởng cao cả là chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lượcđã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để sống và chiến đấu cho dù trên con đướng đó họ có thể gặp nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh với một niềm tin và lạc quan : (Dẫn chứng trong bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
=> Như vậy, khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược thì tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là: “ Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền”.
b) Tình yêu Tổ quốc không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động mà tình yêu ấy cũng được thiết tha đối với đất nước thân yêu. 
 - Đó là thứ tình yêu được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc được thể hiện trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, Bếp lửa- Bằng Việt, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm; ánh trăng- Nguyễn Duy:
+ Đó là niềm tự hào khi con người Việt Nam đợc làm chủ cả một vùng biển Đông rộng lớn, đợc ra khơi khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho Tổ quốc. Vì vậy dù công việc rất vất vả nhng họ vẫn luôn lạc quan, ra khơi trong tiếng hát hào hứng và say mê. ( dẫn chứng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá)
+ Đó là hình ảnh người bà đáng kính tuy không trực tiếp lao động sản xuất nhưng đã hết lòng vì con vi cháu cho các con công tác để phục vụ cho đất nước và cũng là người bà giàu nghị lực, giàu ý chí và niềm tin ( dẫn chứng trong bài thơ Bếp lửa)
+ Đó là người mẹ dân tộc Tà Ôi đã có sự thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu Tổ quốc : Công việc của bà tuy vất vả nhưng luôn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước, tình cảm, mơ ước của bà không chỉ cho con mà còn gắn với dân làng, bộ đội , đất nước (dẫn chứng trong bài thơ Khúc hát ru...) 
+ Đó còn là sự giật mình thức tỉnh nối dài hiện tại với quá khứ, để sống đúng với đạo lí “ Uống nước nhớ nguòn” trước ánh trăng- nhân dân đất 
nước bình dị, độ lượng, bao dung, khi con người được sống trong hoà bình, đã vô tình lãng quên quá khứ.( dẫn chững trong bài ánh trăng)
=> Như vậy, tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là mối tình trộn hoà lao động với giang sơn và không có mối tình nào hơn thế
 - Khép lại vấn đề một cách hợp lý, tương ứng với phần mở bài, có liên hệ thực tế hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân.
1,0:


11,0:

1,5




3,5



1,75


1,75






5,0đ:

0,5



1,0




1.0


1.0




1.0



0,5

1,0đ

*Chú y: Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt khi chấm bài.
Cần đánh giá cao những bài làm sáng tạo, diễn đạt giàu cảm xúc, có chất văn.

File đính kèm:

  • docDe chon DT Ngu van 9 20112012.doc