Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn địa lý lớp 9

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Đề chính thức
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
 _________________________

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi
Môn Địa lý lớp 9 (V2)
Năm học: 2013 – 2014
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề có 02 trang)
Câu 1 (3,0 điểm): 
a.Dựa vào bảng số liệu sau về nhiệt độ của một số địa điểm ở nước ta, hãy nhận xét, giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo chiều bắc - nam.
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình năm ( 0C )
Nhiệt độ tháng nóng nhất ( 0C )
Nhiệt độ tháng lạnh nhất ( 0C )
Hà Nội
23,9
29,2
17,2
Huế
25,2
29,3
20,5
TP Hồ Chí Minh
27,6
29,7
26,0
b. Kể tên các nhân tố làm giảm tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc nước ta. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất làm cho khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh rõ rệt?

Câu 2 (2,0 điểm):
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta?

Câu 3 (5,0 điểm): 
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, chứng minh: vùng Bắc Trung Bộ có đủ tiềm năng về tự nhiên để phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp? Nêu ý nghĩa của việc hình thành các vùng nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp?


Câu 4 (5,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta (%)
Vùng
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
Năm 2009
Cả nước
100
100
100
100
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2,47
2,42
2,59
2,86
Vùng Đồng bằng sông Hồng
25,38
26,29
27,59
27,64
Vùng Bắc Trung Bộ
2,36
2,22
2,16
2,24
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
4,68
4,43
4,37
4,28
Vùng Tây Nguyên
0,73
0,71
0,74
0,79
Vùng Đông Nam Bộ
55,55
55,19
53,30
52,41
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
8,83
8,74
9,25
9,78
a. Dựa vào bảng số liệu kết hợp với Atlat Địa lý Việt Nam, hãy nhận xét sự phân hóa lãnh thổ của nền công nghiệp nước ta? 
b. Giải thích tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
Câu 5 (5,0 điểm): Cho bảng số liệu:
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta
Năm
Điện
(triệu Kwh)
Than đá
(nghìn tấn)
Thủy sản chế biến (nghìn tấn)
Vải lụa
(triệu m2)
2000
50126
31324
645,4
551,5
2005
52078
34093
719,2
560,8
2006
57917
38778
869,6
570,3
2008
64147
42483
883,8
700,4
2009
70960
39777
1167,7
1076,4
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 – 2009.
b. Nhận xét và giải thích biểu đồ.
……………………………Hết………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên: ………………………………….. SBD:…………… Phòng Thi:………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH _________________________
Hướng dẫn chấm bài thi chọn đội tuyển học sinh giỏi
Môn Địa lý lớp 9 (V2)
Năm học: 2013 – 2014
Nội dung
Điểm
Câu 1 (3 điểm):
a. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên 200C, nhưng có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng trong cả nước.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dc)
NN: Do hình dạng lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ, càng vào phía nam càng gần xích đạo, góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều,
- Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam (dc)
NN: + Do càng vào phía nam chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm càng giảm, TP Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm nên biên độ nhiệt thấp hơn.
 +Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thổi từ cao áp Xi- bia thổi về, khu vực Hà Nội và Huế có sự hạ thấp nhiệt độ về mùa đông (dưới 180C) nên biên độ nhiệt cao.


0,5

0,5



1,0



b. Các nhân tố làm giảm tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc nước ta
- Kể tên: Gió mùa đông bắc, độ cao địa hình, hướng núi, vị trí gần chí tuyến Bắc.
- Nhân tố quan trọng nhất là gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ mùa đông ở miền Bắc hạ thấp.
1,0
Câu 2 (2 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 15
- Nước ta có mật độ dân số khá cao song phân bố không đồng đều: giữa đồng bằng và miền núi, trung du; giữa nông thôn và thành thị.
- Dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi, trung du:
 + Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
Những nơi có mật độ dân số cao nhất là : Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2, Hà Nội: 2830 người/km2, TP Hồ Chí Minh: 2664 người/km2 (năm 2003).
 + Trung du, miền núi chỉ chiếm 25% dân số, mật độ dân số thấp.
Những nơi dân cư thưa thớt như: Tây Bắc: 67 người/km2, Tây Nguyên: 84 người/km2 (2003).
 + Nguyên nhân:
 Điều kiện tự nhiên
 Trình độ phát triển kinh tế
 Lịch sử khai thác lãnh thổ
- Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn:
 + Năm 2003, khoảng 74% dân số nước ta sống ở nông thôn.
NN: Do nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
 + Số dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ, song tăng liên tục qua các năm (dc)
NN: Do quá trình đô thị hóa.


0,25

1,0












0,75
Câu 3 (5,0 điểm):
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 27
*Chứng minh vùng Bắc Trung Bộ có đủ tiềm năng phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp:
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp:
 + Vùng đồi núi ở phía Tây thuận lợi chăn nuôi gia súc.
 + Một số nơi có đất đỏ badan màu mỡ (Tây Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình) thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè…
 + Vùng đồng bằng duyên hải phía Đông, phần lớn là đất cát pha, thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía, đậu tương… và cây lương thực.
- Tiềm năng phát triển lâm nghiệp:
 + Diện tích rừng lớn, độ che phủ rừng đứng thứ 2 cả nước (đứng sau Tây Nguyên) phân bố ở phía tây, giáp biên giới Việt – Lào.
 + Trong rừng có nhiều loại gỗ quí, nhiều loài chim, thú có giá trị.
 + Rừng ngập mặn phân bố ở ven biển phía đông, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị chống thiên tai.
- Tiềm năng phát triển ngư nghiệp:
 + Vùng biển rộng, nhiều bãi tôm cá, tập trung lớn nhất ở Nghệ An, thuận lợi đánh bắt thủy sản.
 + Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ. 




1,25







1,25





1,25
* Ý nghĩa của việc hình thành các vùng nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp?
- Phát huy thế mạnh sẵn có, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là ở miền núi khó khăn.
- Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai như: chắn gió, bão, ngăn cát lấn…
1,25
Câu 4 (5,0 điểm)
a. Sự phân hóa lãnh thổ của nền công nghiệp nước ta
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 21
- Nền công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ, hoạt động công nghiệp chỉ tập trung ở một số khu vực.
 + Những vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao là: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (dc: tỉ trọng?). Các trung tâm công nghiệp có qui mô lớn: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu (Đông Nam Bộ); Hà Nội, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… (Đồng bằng sông Hồng).
 + Những vùng có công nghiệp phát triển chậm, chiếm tỉ trọng nhỏ bao gồm: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ (dc). Các trung tâm công nghiệp tiêu biểu: Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long (Trung du miền núi Bắc Bộ); Vinh, Huế (Bắc Trung Bộ).
 + Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức tập trung công nghiệp trung bình (dc). Các trung tâm công nghiệp tiêu biểu: Vĩnh Long, Long Xuyên, Cà Mau, Sóc Trăng… (Đồng bằng sông Cửu Long); Đà nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết (Duyên hải miền Trung).
- Sự phân bố công nghiệp giữa các vùng có sự thay đổi, ngày càng trở nên hợp lí hơn, song sự chuyển dịch diễn ra còn chậm.
 + Tỉ trọng công nghiệp của các vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên tăng liên tục, song tăng chậm do trong sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều yếu kém, nguồn vốn đầu tư hạn chế…
 + Tỉ trọng công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ giảm nhẹ, do sự gia tăng tỉ trọng của các vùng trên.



1,5















1,0







b. Giải thích tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi để giao lưu kinh tế - xã hội trong và ngoài nước: với miền trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, giao lưu quốc tế qua cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và sân bay Nội Bài (Hà Nội).
- Tài nguyên : nguồn nguyên liệu nông – lâm- thủy sản tại chỗ phong phú, gần vùng khai thác nhiêu liệu, nguyên liệu và thủy năng của trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nguồn lao động dồi dào có trình độ kĩ thuật và tay nghề cao. Thị trường tiêu thụ phong phú
- Cơ sở vật chất kĩ thuật sớm phát triển, thu hút đầu tư lớn thứ 2 cả nước
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất của cả nước.
2,5













Câu 5 (5 điểm): 
a. Vẽ biểu đồ: Chọn dạng biểu đồ: biểu đồ đường; Tính tốc độ tăng:
Coi sản lượng điện, than đá, thủy sản chế biến và vải lụa năm 2000 là 100%.
Năm
Điện
Than đá
Thủy sản chế biến
Vải lụa
2000
100
100
100
100
2005
103.9
108.8
111.4
101.7
2006
115.5
123.8
134.7
103.4
2008
128.0
135.6
136.9
127.0
2009
141.6
127.0
180.9
195.2
*Vẽ biểu đồ:Yêu cầu vẽ biểu đồ 4 đường, có chú thích, tên biểu đồ.

3,0
b. Nhận xét và giải thích
- Sản lượng điện tăng liên tục (dc).
NN: Do việc xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy thủy điện mới như: Tuyên Quang, Nậm Mu… và sự cải tạo và mở rộng nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã hoạt động ổn định.
- Sản lượng than đá tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2008 (dc). Từ 2008 – 2009 có xu hướng giảm (dc).
NN: Do sản lượng than dự trữ dần cạn kiệt.
- Sản lượng thủy sản chế biến và sản lượng vải lụa tăng nhanh liên tục (dc)
NN: Có nhiều lợi thế phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường mở rộng, ổn định, nguồn lao động dồi dào, rẻ…
2,0
………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDe chon DT Ngu van 20132014.doc