Đề thi chọn đội tuyển học sinh môn: ngữ văn 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Lâm Thao
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có: 01 trang

 Câu 1(4 điểm):
 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn trích sau:
 " Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
 Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
 Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
 Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng"
 ( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)
Câu 2( 4 điểm):
 Cảm nhận của em về câu văn sau:
 " Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thư mộng... "
 ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng)
Câu 3(12 điểm):
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ:" Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải.

------------------Hết-----------------

( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)











Họ và tên thí sinh:................................SBD:...................Phòng thi:......................





HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Câu
Nội dung
Điểm
1
*Về nội dung:
- Xác định đúng phép tu từ điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương
- Phân tích được hiệu quả sử dụng: 
Điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương-> lặp lại ba lần, được đảo vị trí trong đoạn thơ nhằm;
+ Nhấn mạnh, gợi ấn tượng cụ thể về sự xa cách và không gian xa cách giữa hai vợ chồng người chinh phụ
+ Giúp người đọc hình dung được cảnh ngộ chia li, tâm trạng sầu thương, nhung nhớ triền miên đang chất chứa trong lòng, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của đôi vợ chồng khi phải chia xa
+ Khơi gợi ở người đọc lòng đồng cảm xót xa trước cảnh ngộ chia li, sự căm ghét chiến tranh phi nghĩa gây bao đau khổ cho con người
* Về hình thức: Viết thành đoạn văn phân tích ( Nếu gạch đầu dòng không cho điểm hình thức)
3











1
2
*Về nội dung: Cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu văn
+ Nội dung: Khắc họa nỗi niềm thương nhớ mùa xuân Bắc Việt, khát vọng đất nước được thống nhất, tình yêu quê hương đất nước. Khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
+ Về nghệ thuât:
- Điệp ngữ: Mùa xuân->Lặp 4 lần-> Nhấn mạnh nỗi nhớ, tình cảm mến yêu mùa xuân Bắc Việt
- Điệp ngữ: Có, cách lựa chọn, liệt kê các hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân Bắc Việt: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình và các từ láy riêu riêu, lành lạnh-> Tái hiện không khí mùa xuân rộn ràng, tươi vui náo nức tràn ngập đất trời, thấm vào lòng người 
* Về hình thức: Viết thành một đoạn văn
3












1
3
* Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, diễn đạt trong sáng, hành văn biểu cảm
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.
- Nêu cảm nghĩ khái quát: Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc
B. Thân bài:
I. Cảm nghĩ về nội dung bài thơ
1. Tự hào về khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần được tái hiện trong hai câu thơ đầu
+ Hào khí chiến đấu: Chủ động, áp đảo kẻ thù
-D/c: Đoạt sóc Chương Dương độ
 Cầm Hồ Hàm Tử quan
 (Chương Dương cướp giáo giặc
 Hàm Tử bắt quân thù)
-> Động từ mạnh: Đoạt, Cầm( Cướp lấy, bắt) được đảo lên đầu dòng thơ, giọng thơ mạnh mẽ, nhịp thơ nhanh -> Hành động mạnh mẽ dứt khoát-> Khí thế tiêu diệt giặc chủ động, tinh thần chiến đấu quả cảm của quân dân thời Trần
+ Hào khí chiến thắng vang dội
D/c: Các địa danh Chương Dương, Hàm Tử đồng thời là hai chiến thắng được liệt kê theo trình tự đảo ngược->Chiến thắng lẫy lừng, niềm vui hân hoan, phấn chấn của toàn dân tộc
2. Đồng cảm với khát vọng của quân dân nhà Trần được gửi gắm trong hai câu thơ cuối
- Khát vọng hòa bình thịnh trị:
D/c: Thái bình tu trí lực
 Vạn cổ thử giang san
 (Thái bình nên gắng sức
 Non nước ấy ngàn thu)
-> Ngôn ngữ giản dị, nhịp thơ chậm lại->Động viên nhân dân xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh hòa bình, khơi gợi niềm tin tưởng vào sự bền vững muôn đời của đất nước.->Khát vọng đó đã làm nên ý nghĩa sâu sắc của bài thơ, thể hiện ý nguyện muôn đời của dân tộc ta
( Liên hệ câu thơ: Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/Non sông nghìn thửơ vững âu vàng của vua Trần Nhân Tông)
II. Cảm nghĩ về nghệ thuật
- Yêu thích nghệ thuật biểu hiện của bài thơ:
+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn
+ Cách diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
-> Giúp người đọc hình dung được hào khí chiến thắng, khơi gợi niềm tự hòa dân tộc
C. Kết bài
- Khẳng định lại cảm xúc: Bài thơ đã khép lại song âm vang chiến thắng như vẫn còn vang vọng...
- Liên hệ: Bài thơ khơi gợi, đã bồi đắp trong ta tình yêu quê hương đất nước...





2




3














3












2





2
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.

File đính kèm:

  • docDe thi chon HSG.doc
Đề thi liên quan