Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ 2012-2014 môn: công nghệ công nghiệp thời gian làm bài: 150 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ 2012-2014 môn: công nghệ công nghiệp thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN TÂN YÊN CHU KỲ 2012-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Công nghệ công nghiệp Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. ( 2điểm ) Thế nào là phương pháp vấn đáp, tìm tòi, phát hiện vấn đề? Bản chất của phương pháp? Hệ thống câu hỏi và cách sử dụng câu hỏi trong giờ dạy học theo phương pháp vấn đáp, tìm tòi, phát hiện vấn đề? 60 10 10 30 30 15 15 10 10 Câu 2. ( 3,5điểm ) Cho vật thể: Vẽ các hình chiếu vuông góc và hình cắt thích hợp. Câu 3. ( 2,5điểm ) Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến áp điện một pha. Một máy biến áp có số vòng dây N1=3300 vòng, điện áp U1=220v. a, Để điện áp đầu ra U2=36v ta phải quấn số vòng dây N2 như thế nào? b, Khi điện áp U1 giảm còn 180v để điện áp đầu ra U2 không đổi ta phải điều chỉnh cuộn dây N1 như thế nào? Câu 4. ( 2điểm ) Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt. Lập bảng trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện trên. Họ và tên giáo viên dự thi: ..................................................... SBD: ............. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2đ) -Khái niệm phương pháp vấn đáp tìm tòi phát hiện vấn đề: Là phương pháp trong đó học sinh độc lập giải quyết từng phần nhỏ câu hỏi giáo viên nêu ra. - Hệ thống câu hỏi đóng vai trò chủ đạo, quyết định lĩnh hội kiến thức. Kích thích tò mò phát hiện vấn đề. - Người thày đóng vai trò tổ chức sự tìm tòi, HS là người tự lực phát hiện ra kiến thức mới. - Cuối cuộc đàm thoại giáo viên bổ xung chình xác hóa kiến thức của học sinh để kết luận vấn đề đặt ra. - Hệ thống câu hỏi: + Phải mang tính chất có vấn đề, buộc học sinh luôn ở trạng thái có vấn đề, cố gắng tự lực tìm lời giải đáp. + Hệ thống câu hỏi và lời giải đáp phải mang lôgic chặt chẽ dẫn dắt từng bước đi tới bản chất sự vật hiện tượng. + Câu hỏi không quá chung chung và cũng không quá chi tiết. - Cách sử dụng câu hỏi: Có 2 cách + GV nêu câu hỏi sau đó học sinh trả lời. + GV nêu câu hỏi sau đó 3-5 phút học sinh trả lời. GV cần bao quát lớp và phân phối câu hỏi để mọi học sinh trong lớp đều có cơ hội trả lời. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Câu 2 (3.5đ) Vẽ đúng, chính xác kích thước mỗi hình chiếu 1đ Nếu thiếu mỗi nét trừ 0.25đ Sai kích thước trừ 0.5đ / hình Sai vị trí các hình chiếu trừ 0.5đ / hình Vẽ đúng, chính xác hình cắt thích hợp 0.5đ 1 đ 1 đ 1 đ 0.5 đ Câu 3 (2.5đ) - Cấu tạo máy biến áp một pha: Gồm 2 bộ phận chính: + Lõi sắt: Gồm các lá thép kĩ thuật điện hình chữ E,I chiều dầy 0.3-0.5mm bên ngoài có phủ lớp sơn cách điện ghép lại với nhau thành khối trụ. Tác dụng dẫn từ. + Dây quấn sử dụng dây quấn điện từ ( sử dụng dây đồng hoặc nhôm bên ngoài được phủ một lớp sơn cách điện) Có 2 cuộn dây: + Cuộn dây nối với nguồn có điện áp U1 gọi là cuộn sơ cấp. Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây. + Cuộn dây lấy điện ra sử dụng có điện áp U2 gọi là cuộn thứ cấp. Dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây. Hình vẽ: Kí hiệu máy biến áp: - Nguyên lý làm việc: Khi đưa điện áp U1 vào cuộn dây quấn sơ cấp, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra ở cuộn dây thứ cấp là U2. Tỉ số điện áp: U1/U2 = N1/N2 Máy biến áp có U1 < U2 gọi là máy biến áp tăng áp. Máy biến áp có U1 > U2 gọi là máy biến áp giảm áp. Bài tập: Tóm tắt : U1 = 220v N1 = 3300 (vòng) a, Để U2 = 36v =>N2 = ? b, Khi U1 = 180v, U2 = 36v => N1 = ? a, Tính số vòng dây N2. Áp dụng công thức: U1/U2 = N1/ N2 => N2.= N1 U2/U1 Thay số ta có: N2.= 3300. 36 / 220 = 540 vòng. b, Khi U1 = 180v để giữ U2 = 36v ta cần điều chỉnh cuộn N1. Áp dụng công thức: U1/U2 = N1/ N2 Thay số ta có:. 180/ 36 = N1 /540 => N1 = 180.540/36 = 2700 vòng 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.5 đ 0.5đ Câu 4 (2đ) Vẽ đúng sơ đồ nguyên lý: A o Vẽ đúng sơ đồ lắp đặt: A O Lập được bảng quy trình: Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Vạch dấu -Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện trên bảng điện. - Vạch dấu lỗ khoan bắt vít, luồn dây, đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn. -Thước -Mũi vạch -Bút chì - Bố trí thiết bị hợp lý. - vạch dấu chính xác. Khoan lỗ bảng điện - Khoan lỗ luồn dây mũi 5 mm - Khoan lỗ bắt vít mũi 2 mm -Mũi khoan -Máy khoan - chính xác vị trí đã lấy dấu Lắp thiết bị điện vào bảng điện -Xác định các cực của công tắc - Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện. - Vít cầu chì công tắc vào các vị trí đã khoan lỗ trên bảng điện. - Kìm tuốt dây - Kìm điện - Tua vít - Lắp thiết bị đúng vị trí - các thiết bị lắp chắc, đẹp. Đi dây ra bóng đèn - Lắp đặt dây dẫn từ bảng diện ra đèn - Nối dây vào đui đèn Băng dính, kéo Nối dây dúng sơ đồ, mối nối gọn, đúng yêu cầu kĩ thuật. Kiển tra -Lắp đạt các thiết bị điện đúng sơ đồ mạch điện - Nối nguồn - vận hành thử mạch điện - Bút thử điện hoặc đồng hồ vạn năng. - Mạch điện đúng sơ đồ. - các đầu nối dây gọn, chắc chắn. - Mạnh điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật 0.5 đ 0.5 đ 0.2 đ 0.2 đ 0.2đ 0.2 đ 0.2 đ
File đính kèm:
- DE THI GVG CONG NGHE CN TAN YEN BG 20122014.doc