Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ 2012-2014 môn: công nghệ nông nghiệp thời gian làm bài: 150 phút

doc6 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ 2012-2014 môn: công nghệ nông nghiệp thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
TÂN YÊN
CHU KỲ 2012-2014
Môn: Công nghệ nông nghiệp
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. ( 2điểm )
 1. Đồng chí hãy nêu các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng? 
 2. Khi dạy học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng chí hãy nêu những biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn?
Câu 2. ( 3điểm)
 1. Cơ sở khoa học và nội dung của biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM)?
 2. Trình bày cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? Để đảm bảo vệ sinh an toàn khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cần lưu ý những điểm gì?
Câu 3. (2điểm)
1. Đồng chí hãy nêu khái niệm về giống vật nuôi? Cho ví dụ?
2. Đồng chí hãy trình bày những loại thức ăn của tôm, cá? Muốn tăng lượng thức ăn tự nhiên trong vực nước nuôi trồng thuỷ sản thì phải làm thế nào?
Câu 4. (1điểm)
1. Đất trồng được cấu thành từ những thành phần nào? Thành phần nào cấu thành đến độ phì nhiêu của đất? Độ phì nhiêu của đất là gì?
2. Ở địa phương chúng ta hầu hết là đất xám bạc màu. Đồng chí hãy nêu tính chất và biện pháp cải tạo loại đất này?
Câu 5. ( 2điểm ) 
Đồng chí hãy nêu những định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ nông nghiệp ở trường phổ thông hiện nay?
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
2
1.
Các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng:
Phương pháp chiết cành : Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con .
Phương pháp giâm cành : Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành 
( các đoạn rễ ) đã cắt rời khỏi cây mẹ.
Phương pháp ghép : Là phương pháp gắn một đoạn cành 
( hoặc cành ) hay mắt ( chồi ) lên gốc của một cây cùng họ để tạo nên một cây mới.
+ Có 2 phương pháp ghép phổ biến là ghép cành ( Ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên...) và ghép mắt (Ghép cửa sổ, ghép chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ...)
Phương pháp tách chồi : Là phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng đối với những cây ăn quả không có hạt, không chiết cành, giâm cành và ghép được. Ví dụ như cây chuối, cây dứa trồng bằng các chồi nách (chồi thân), chồi ngọn.
Phương pháp nuôi cấy mô trong ống nghiệm: Người ta tiến hành nuôi cấy các mô của cơ thể thực vật vào một môi trường nhân tạo có chứa các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, vitamin để tạo ra một cây hoàn chỉnh. Ở nước ta đã bắt đầu nhân giống các laọi cây như chuối, hoa phong lan, khoai tây...
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
1
Chọn thực phẩm tươi ngon, không bầm giập, sâu, úa.
Sử dụng nước sạch để chế biến món ăn và vệ sinh dụng cụ ăn uống.
Chế biến làm chín thực phẩm để diệt vi khuẩn và loại bỏ chất độc.
Rửa sạch dụng cụ ăn uống chống ô nhiễm bụi bặm, ruồi nhặng.
Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn, cách xa các chất độc hại và các loaị hoá chất.
Bảo quản thực phẩm chu đáo, tránh sự xâm nhập của côn trùng, sâu bọ và các sinh vật khác.
Rửa kĩ các loại rau quả ăn sống bằng nước sạch, gọt vỏ, bảo quản cẩn thận không để ruồi bọ đậu vào.
Không dùng các thực phẩm có chất độc : Cá lóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm...
Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng, bật nắp.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
3
1
Cơ sở khoa học và nội dung của biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM)
2
* Cơ sở khoa học:
- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là một quan điểm, phương pháp tiến bộ do tổ chức Nông – Lương Quốc tế (FAO) đưa ra.
- Biện pháp IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất cả những biện pháp phòng trừ thích hợp trên cơ sở sinh thái hợp lí để giữ cho các chủng loại dịch hại phát triển ở dưới ngưỡng gây hại của sâu, bệnh
0,25
0,25
* Nội dung của biện pháp IPM
1,5
- Thực hiện biện pháp canh tác : 
+ Làm đất nhằm diệt sâu, bệnh hại tồn tại dưới đất.
+ Vệ sinh đồng ruộng nhằm phá huỷ hết chỗ ẩn nấp của sâu hại.
+ Thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời.
+ Bón phân hợp lí nhằm giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh hại.
+ Gieo trồng với mật độ thích hợp, làm cây phát triển tốt, sâu hại không có nơi ẩn nấp.
+ Luân canh cây trồng nhằm làm thay đổi điều kiện sống của sâu bệnh.
- Thực hiện biện pháp sinh học : Thực chất là lợi dụng sự cân bằng sinh thái, sử dụng thiên địch của sâu , bệnh để khống chế sự phát triển của chúng hoặc sử dụng các chất kháng sinh do chúng sinh ra để hạn chế hoặc tiêu diệt sâu bệnh.
+ Thiên địch bao gồm loại nội kí sinh và ngoại kí sinh : Nấm, vi rút, bọ rùa đỏ, bọ rùa 8 chấm, kiến ăn thịt, nhện ăn thịt, ong xanh kí sinh trên trứng của sâu đục thân lúa, ong đen kí sinh trên trứng bọ xít, ong kí sinh trên trứng rầy hại lúa...
- Thực hiện biện pháp dùng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh hại : Là sử dụng các giống cây trồng có khả năng chống lại tác nhân gây hại, tự bảo vệ như lúa kháng bệnh rầy nâu, kháng bệnh cháy lá.
- Thực hiện biện pháp thủ công cơ giới và vật lí : Là biện pháp dùng những yếu tố vật lí ( nhiệt ộ, ánh sáng...), cơ học và những phương tiện thô sơ cũng như hiện đại để tiêu diệt sâu, bệnh. Trực tiếp ngắt bỏ cành, lá bị bệnh, ngắt các ổ trứng, diệt rệp và sâu non bằng tay. Dùng ánh sáng để bẫy bắt sâu hại có xu tính với ánh sáng như dùng bẫy đèn để bắt con trưởn thành.Dùng nhiệt độ để xử lí hạt giống, để diệt mầm mống bệnh. Dùng bả độc có mùi vị ngọt, chua hoặc các chất dẫn dụ côn trùng (pheromon)
- Thực hiện biện pháp hoá học : Là dùng một số loại thuốc hoá học để diệt trừ sâu, bệnh hại, cỏ dại, có thể dùng thuốc dẫn dụ, thuốc xua đuổi, thuốc triệt sản.
- Thực hiện biện pháp kiểm dịch thực vật : Là hệ thống biện pháp nghiêm ngặt có tính pháp chế nhà nước quy định nhằm ngăn chặn triệt để sự lây lan của một số sâu, bệnh nguy hiểm từ vùng này sang vùng khác trong một nước và từ nước này sang nước khác góp phần hạn chế tác hại của sâu, bệnh, bảo vệ cây trồng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
0,25
Dùng đúng thuốc
Dùng thuốc đúng lúc
Dùng thuốc đúng nồng độ và liều lượng
Phun thuốc đúng kĩ thuật
Những quy định về an toàn khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật
Người có bệnh kinh niên, bệnh ngoài da, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai hay cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi không được tiếp xúc với thuốc.
Mang đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như ủng chân, gang tay .... khi tiếp xúc với thuốc.
0,25
Không dùng tay để tiếp xúc với thuốc, không để thuốc dính vào quần, áo, không phun thuốc ngược chiều gió hay phun vào lối đi trước mặt.
Trong lúc làm việc không được ăn uống, hút thuốc.
0,25
Sau khi làm việc với thuốc phải tắm rửa sạch sẽ....
Thuốc còn lại và dụng cụ phun thuốc xong phải được xử lí cẩn thận...
Khi có người bị nhiễm độc cấp tínhthuốc bảo vệ thực vật càn xử lí ngay...
0,25
Câu 3
2
1
Khái niệm về giống vật nuôi : Là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
0,75
- Ví dụ về giống vật nuôi : Giống lợn Móng Cái.
0,25
2
Những loại thức ăn của tôm cá
-Thức ăn tự nhiên : + Thực vật phù du : Tảo 3 góc, tảo dung...
 + Động vật phù du : Trùng hình tia...
 + Thực vật đáy : Rong đen lá vòng..
 + Động vật đáy : Ốc, hến...
- Thức ăn nhân tạo : + Thức ăn tinh : Bột ngô, cám gạo...
 + Thức ăn thô : Rau, cỏ ....
 + Thức ăn hỗn hợp : Các loại cám hỗn hợp ngoài thị trường...
0,25
0,25
Để tăng lượng thức ăn tự nhiên trong vực nước nuôi thuỷ sản cần phải bón phân hữu cơ và phân vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển trên cơ sở đó các thực vật thuỷ sinh khác phát triển theo. Sinh vật thuỷ sinh phát triển đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm cá trong vực nước nuôi.
0,5
Câu 4
1
1
Các thành phần của đất trồng : 3 thành phần : Rắn, lỏng, khí
0,25
Thành phần rắn cấu thành đến độ phì nhiêu của đất, nó bao gồm phần vô cơ và phần hữu cơ.
- Phần vô cơ : Chiếm từ 92 - 98 % khối lượng phần rắn, trong đó có chứ các chất dinh dưỡng hư phốt pho, ka li, ni tơ...
- Phần hữu cơ : Bao gồm các sinh vật sống trong đất và xác động , thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật xác động, thực vật bị phân huỷ thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng. Các sản phẩm phân huỷ này là thức ăn cho cây trồng và là nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Đây chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt.
0,25
2
Tính chất của đất xám bạc màu : Là loại đất nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua.
0,25
- Biện pháp cải tạo: Cày sâu dần, bừa kĩ để tăng bề dày của tầng đất mặt. Bón phân hữu cơ để tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Bón vôi để làm giảm bớt độ chua của đất.
0,25
Câu 5
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ 
2
- Định hướng chung : Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tực giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông, tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập
0,5
0,25
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.
0,25
- Phù hợp với cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học của nhà trường
0,25
- Phù hợp với việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
- Tăng cường thực hành, học thông qua thực hành.
0,25
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có hiệu quả có chọn lọc các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phươg pháp dạy học truyền thống.
0,25
0,25
- Tăng cường sử dụng PTDH, TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

File đính kèm:

  • docDE THI GVG CONG NGHE NN TAN YEN BG 20122014.doc