Đề Thi Chọn Học Đội Tuyển Tỉnh Đăk Lăk Sinh Học 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Chọn Học Đội Tuyển Tỉnh Đăk Lăk Sinh Học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK KỲ THI CHỌN HỌC ĐỘI TUYỂN TỈNH NH 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 12 - THPT (Đề thi gồm 3 trang) (180 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần Tế bào học (2,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày chức năng của loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật. Câu 2: (1,0 điểm) Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ty thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào? Phần Vi sinh học (2,0 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Ở virut, người ta tiến hành lai 2 chủng như sau: - Lấy ARN của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng tự lắp ráp thành virut lai I. - Lấy ARN của chủng B trộn với prôtêin của chủng A thì chúng tự lắp ráp thành virut lai II. Sau đó nhiễm các virut lai I và II vào các cây thuốc lá khác nhau, chúng đã gây các vết tổn thương khác nhau và khi phân lập đã thu được chủng virut A và chủng virut B. Virut lai I đã sinh ra chủng virut A hay B? Giải thích? Câu 4: (1,0 điểm) Sau khi phân lập vi sinh vật trong môi trường đất, làm thế nào để xếp các chủng vi khuẩn khác nhau vào nhóm vi khuẩn Gram âm hay Gram dương? Hãy phân biệt cấu trúc thành tế bào của hai nhóm vi khuẩn nói trên về thành phần axit amin, glicopeptit (murein) và axit teichoic. . Phần Sinh lý học thực vật (3,0 điểm) Câu 5: (1,0 điểm) Dạng hợp chất nitơ nào cây vừa trực tiếp hấp thụ qua rễ, đồng thời trực tiếp đồng hóa thành các hợp chất hữu cơ chứa nitơ? Câu 6: (1,0 điểm) Con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM có những điểm nào khác nhau? Câu 7: (1,0 điểm) Hô hấp sáng là gì? Vì sao hô hấp sáng lại tiêu tốn sản phẩm của quang hợp? Phần Sinh lý học động vật (3,0 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Qua nghiên cứu ở người, trước 12 tuổi, nhịp tim của nam và của nữ gần bằng nhau; còn từ 12 tuổi trở lên thì nhịp tim của nữ cao hơn nhịp tim của nam, cụ thể: ở người trưởng thành nhịp tim của nữ là 75 – 85 nhịp/phút, nhịp tim của nam là 70 – 80 nhịp/phút. Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? Giải thích. Câu 9: (1,0 điểm) Cấu tạo phế nang của phổi người và thú có ý nghĩa gì trong quá trình hô hấp? Câu 10: (1,0 điểm) Ở động vật có những kiểu phát triển nào? Em hãy cho biết: loài động vật nào trong quá trình sinh trưởng và phát triển vừa gây hại, vừa có lợi đối với cây trồng? Phần Di truyền học (5,0 điểm) Câu 11: (1,0 điểm) Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. a/ Hãy viết trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó. b/ Nêu ý nghĩa của việc xác định trật tự sắp xếp các gen trên cùng một nhiễm sắc thể. Câu 12: (1,0 điểm) Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật. Câu 13: (1,0 điểm) Ở một tế bào sinh tinh xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Bb và Dd. Khi tế bào này giảm phân, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp Dd phân li bình thường. a/ Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên? b/ Viết các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh nói trên. Câu 14: (1,0 điểm) Phép lai giữa ruồi giấm có kiểu gen XDXd với ruồi giấm có kiểu gen XDY cho F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỷ lệ 4,375%. Không cần lập sơ đồ lai hảy xác định tần số hoán vị gen ở phép lai trên. Câu 15: (1,0 điểm) Một loài thực vật, alen A qui định cây cao trội hoàn toàn so với alen a qui định cây thấp, cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng số 1. Alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng; alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d qui định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng thu được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỷ lệ 1%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Không lập sơ đồ lai hãy xác đinh tỷ lệ % số cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F2. Phần Tiến hóa (2,0 điểm) Câu 16: (1,0 điểm) a/ Vì sao sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? b/ Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là những nhân tố nào? Câu 17: (1,0 điểm) Trình bày nguyên nhân, cơ chế và kết quả của phân li tính trạng, từ đó rút ra kết luận về nguồn gốc của các loài sinh vật trên trái đất. Phần Sinh thái học (3,0 điểm) Câu 18: (1,0 điểm) Định nghĩa “ngưỡng nhiệt phát triển”, “tổng nhiệt hữu hiệu” . Qua đó cho thấy thời gian phát triển của một loài động vật biến nhiệt vào mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? Câu 19: (1,0 điểm) Đa dạng sinh học là gì? Bảo vệ tính đa dạng sinh học có liên quan gì đến tăng cường tính ổn định của quần xã sinh vật? Tại sao? Câu 20: (1,0 điểm) Thế nào là phát triển bền vững. Vẽ các mũi tên biểu thị mối liên hệ giữa 3 vấn đề và giải thích mối liên hệ đó: Môi trường (ô nhiễm) Khai thác tài nguyên (quá mức) Phát triển Từ đó em hãy cho biết: làm thế nào để phát triển bền vững? ----------HẾT---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh......... Số báo danh..... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI ĐĂK LĂK DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 - THPT Phần Tế bào học (2,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là lục lạp, chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật. 0,50 điểm) - Loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật là trung thể, chức năng của trung thể là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật. 0,50 điểm Câu 2: (1,0 điểm) Sự khác biệt Trên màng tilacoit Trên màng ti thể - Các điện tử e đến từ diệp lục - Năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng - Chất nhận điện tử cuối cùng là NADP+ - Các điện tử sinh ra từ các quá trình dị hoá (quá trình phân huỷ chất hữu cơ) - Năng lượng được giải phóng từ việc đứt gẫy các liên kết hoá học trong các phân tử hữu cơ. - Chất nhận điện tử cuối cùng là oxi * Mỗi cặp ý so sánh đúng được 0,25 điểm - Năng lượng được dùng để chuyển tải H+ qua màng, khi dòng H+ chuyển ngược lại ATP được hình thành. 0,25 điểm Phần Vi sinh học (2,0 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) - Virut lai I đã sinh ra chủng virut A. 0,25 điểm - Giải thích : Virut lai I có lõi ARN của chủng A nên khi nhân lên trong tế bào cây thuốc lá, chính lõi ARN là vật chất di truyền và chi phối tổng hợp prôtêin vỏ. 0,5 điểm - Lõi ARN của chủng A chỉ tổng hợp prôtêin vỏ của chủng A, vì thế chúng chỉ tạo virut chủng A. 0,25 điểm Câu 4: (1,0 điểm) - Phân biệt vi khuẩn Gram âm, Gram dương ta dùng phương pháp nhuộm Gram. 0,25 điểm - Nếu soi kính thấy màu tím là vi khuẩn Gram dương còn màu hồng là vi khuẩn Gram âm. 0,25 điểm Chỉ tiêu so sánh Gram dương Gram âm Axit amin 3-4 loại 17-18 Murein Nhiều (dày) Ít (mỏng) Axit teichoic Nhiều Không có * Học sinh trình bày đúng 01 chỉ tiêu cho 0,25 điểm, trình bày đúng từ 02 ý trở lên cho 0,5 điểm Phần Sinh lý học thực vật (3,0 điểm) Câu 5: (1,0 điểm) Dạng hợp chất nitơ nào cây vừa trực tiếp hấp thụ qua rễ, đồng thời trực tiếp đồng hóa thành các hợp chất hữu cơ chứa nitơ? - Các hợp chất nitơ phần lớn tập trung trong đất dưới dạng hợp chất nitơ hữu cơ và hợp chất nitơ vô cơ, cây chỉ hấp thụ hợp chất nitơ vô cơ. Nitơ được rễ cây hấp thụ trực tiếp ở dạng NH4+ và NO3-. (0,25 đ) - Nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử (NH4+). Trong cây, NO3- được khử thành NH4+. (0,25 đ) Trong mô thực vật, NH4+ được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit. (0,25 đ) Vậy NH4+ (nitơ dạng khử) vừa được cây trực tiếp hấp thụ qua rễ, đồng thời trực tiếp đồng hóa thành các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. (0,25 đ) Câu 6: (1,0 điểm) Con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM có những điểm nào khác nhau? Tiến trình đều gồm 2 giai đoạn, tuy nhiên chúng có những điểm khác nhau về: - Thời gian: Con đường C4: cả 2 giai đoạn của con đường C4 đều diễn ra ban ngày. (0,25 đ) Con đường CAM: giai đoạn đầu thực hiện vào ban đêm lúc khí khổng mở, còn giai đoạn tiếp theo được thực hiện vào ban ngày. (0,25 đ) - Vị trí thực hiện: Con đường C4: chu trình C4 diễn ra tại lục lạp tế bào mô giậu, còn chu trình Can-vin diễn ra tại lục lạp tế bào bao bó mạch. (0,25 đ) Con đường CAM: cả 2 chu trình đều diễn ra tại lục lạp tế bào mô giậu. (0,25 đ) Câu 7: (1,0 điểm) Hô hấp sáng là gì? Vì sao hô hấp sáng lại tiêu tốn sản phẩm của quang hợp? - Hô hấp sáng: là quá trình hấp thu O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. (0,25 đ) Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3 , lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy lại nhiều. (0,25 đ) - Hô hấp sáng tiêu tốn sản phẩm của quang hợp: Chất nhận được tái sinh trong chu trình Canvin là Ribulôzơ – 1,5 diP (C5). (0,25 đ) Chất này bị ôxy hóa thành APG và axit glicôlic trong quá trình hô hấp sáng. (0,25 đ) Phần Sinh lý học động vật (3,0 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Qua nghiên cứu ở người, trước 12 tuổi, nhịp tim của nam và của nữ gần bằng nhau; còn từ 12 tuổi trở lên thì nhịp tim của nữ cao hơn nhịp tim của nam, cụ thể: ở người trưởng thành nhịp tim của nữ là 75 – 85 nhịp/phút, nhịp tim của nam là 70 – 80 nhịp/phút. Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? Giải thích. - Ở người và động vật có vú nói chung, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể càng nhỏ thì nhịp tim càng cao. Ở người, trước 12 tuổi khối lượng cơ thể của nam và của nữ gần như nhau nên nhịp tim của nam và của nữ gần bằng nhau, sau 12 tuổi do đặc điểm phát triển cơ thể khác nhau nên khối lượng cơ thể của nam lớn hơn của nữ, do đó nhịp tim của nam thấp hơn nhịp tim của nữ. (0,5 đ) - Có sự khác nhau về nhịp tim nêu trên là do tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/ thể tích cơ thể khác nhau. Cơ thể càng nhỏ (động vật càng nhỏ) thì tỉ lệ này càng lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao, nhu cầu ôxy cao, nhịp tim và nhịp thở cao. Câu 9: (1,0 điểm) Cấu tạo phế nang của phổi người và thú có ý nghĩa gì trong quá trình hô hấp? - Trong quá trình hô hấp ở người và thú, sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt trao đổi khí ở các phế nang trong phổi. (0,25 đ) - Sinh vật càng hoạt động mạnh, nhu cầu năng lượng càng cao thì bề mặt trao đổi khí càng tăng, đáp ứng nhu cầu O2 và thải CO2 của cơ thể. (0,25 đ) - Cấu tạo phế nang của phổi người và thú làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí của phổi, đồng thời bao quanh phế nang là mạng lưới mao mạch dày đặc, nhờ đó đảm bảo sự trao đổi khí theo nhu cầu của của cơ thể. (0,5 đ) Câu 10: (1,0 điểm) Ở động vật có những kiểu phát triển nào? Em hãy cho biết: loài động vật nào trong quá trình sinh trưởng và phát triển vừa gây hại, vừa có lợi đối với cây trồng? - Quá trình phát triển ở động vật được chia thành các kiểu: Phát triển không qua biến thái; phát triển qua biến thái, bao gồm: phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. (0,25 đ) - Bướm là động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn, phát triển qua 2 giai đoạn: Giai đoạn phôi: Trứng đã thụ tinh ® phôi ® sâu bướm. Giai đoạn hậu phôi: sâu bướm ® nhộng ® bướm trưởng thành. (0,25 đ) Sâu bướm ăn lá cây, đục thân, làm hại quả,... (0,25 đ) Bướm trưởng thành hút mật hoa giúp thụ phấn một số cây trồng. (0,25 đ) Phần Di truyền học (5,0 điểm) Câu 11: (1,0 điểm) a/ Trật tự đúng của các gen trên NST đó là: DABC 0, 5 điểm b/ Ý nghĩa: - Cho phép dự đoán tính chất di truyền của các tính trạng đã được sắp xếp trên bản đồ. 0,25 điểm - Giúp giảm thời gian chọn đôi giao phối trong công tác giống, giảm thời gian tạo giống mới. 0,25 điểm Câu 12: (1,0 điểm) a. Phương pháp lai xa và đa bội hóa : - Lai xa giữa 2 loài lưỡng bội tạo ra cơ thể lai F1 có bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài khác nhau. 0,25 điểm - Gây đột biến đa bội hóa cơ thể lai xa để tạo ra thể song nhị bội. 0,25 điểm b. Dung hợp tế bào trần : - Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẩu để tạo ra tế bào trần → nuôi các tế bào trần khác loài trong cùng môi trường nuôi để tạo ra các tế bào lai. 0,25 điểm - Chọn lọc các tế bào lai mang 2 bộ NST của 2 loài khác nhau và dùng hoocmôn kích thích các tế bào này thành cây lai. 0,25 điểm Câu 13: (1,0 điểm) a/ Nguyên nhân: - Các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài hoặc sự rối loạn ở môi trường nội bào cản trở sự phân ly của một hay một số cặp NST. 0, 5 điểm b/ Các giao tử được hình thành: - BbD và d hoặc Bbd và D. 0,5 điểm Câu 14: (1,0 điểm) - Tỷ lệ của một loại kiểu hình nào đó bằng tích tỷ lệ các kiểu hình của các nhóm liên kết hợp thành nó. Ở phép lai: = () . (XDXd x XDY). 0,25 điểm - Ở nhóm liên kết (XDXd x XDY) luôn cho đời con có tỷ lệ KH lặn = 25%. 0,25 điểm - Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái nên ở nhóm liên kết (), nếu hoán vị gen ở giới cái với f = 2x thì kiểu hình lặn có tỷ lệ = 0,5.(0,5 – x). 0,25 điểm - Kiểu hình lặn về tất cả các cặp tính trạng XdY có tỷ lệ bằng tích tỷ lệ của các nhóm liên kết = 25% . 0,5 .(0,5 – x) = 4,375% → (0,5 – x) = 4,375%/0,5 . 25% = 0,35 → x = 0,15 → 2x = 30%. Vậy tần số hoán vị gen: f = 30%. 0,25 điểm Câu 15: (1 điểm) - Ở F2 số cây có KH lặn về cả 3 tính trạng có KG là: 1% aa = 10% a bd x 10% a bd 0,25 điểm - 10% a bd <12,5% → là G do hoán vị gen. → F1 dị hợp tử chéo Aa → f = 4 x 10% = 40%. 0,25 điểm - F1 x F1: Aa x Aa với f = 40% = (Aa x Aa). ( x ). 0,25 điểm - KH trội về cả 3 tính ở F2: 75%A- (50% + 4% ) = 75% x 54% = 40,5% 0,25 điểm Phần Tiến hóa (2,0 điểm) Câu 16: (1,0 điểm) a/ Vì: Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn. 0,25 điểm Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình. 0,5 điểm b/ Các nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể: Biến động di truyền và giao phối không ngẫu nhiên. 0,25 điểm Câu 17: (1,0 điểm) - Nguyên nhân: Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích lũy biến dị theo những hướng khác nhau. 0,25 điểm - Cơ chế: Những biến dị có lợi sẽ được duy trì, tích lũy, tăng cường; những dạng trung gian kém thích nghi sẽ bị đào thải. 0,25 điểm - Kết quả: Từ một dạng ban đầu đã dần dần hình thành nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên. 0,25 điểm - Kết luân: Sinh giới nhiều dạng và phong phú ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung. 0,25 điểm Phần Sinh thái học (3,0 điểm) Câu 18: (1,0 điểm) Định nghĩa “ngưỡng nhiệt phát triển”, “tổng nhiệt hữu hiệu” . Qua đó cho thấy thời gian phát triển của một loài động vật biến nhiệt vào mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? - Ngưỡng nhiệt phát triển: nhiệt độ mà ở dưới mức đó thì SV không phát triển được. Mỗi loài SV, ở mỗi giai đoạn phát triển có một ngưỡng nhiệt phát triển riêng. (0,25 đ) - Tổng nhiệt hữu hiệu: yêu cầu nhất định về tổng lượng nhiệt để sinh vật hoàn thành một giai đoạn phát triển hay một chu kỳ phát triển. Đây là một hằng số nhiệt cần cho một giai đoạn hay một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt, được tính bằng công thức; S = (T – C)D (0,25 đ) - Cùng một loài động vật biến nhiệt sẽ có cùng một tổng nhiệt hữu hiệu (S) và ngưỡng nhiệt phát triển (C). (0,25 đ) Vậy thời gian phát triển (D) phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường (T). Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường cao nên thời gian phát triển ngắn; mùa đông, nhiệt độ môi trường thấp nên thời gian phát triển dài. (0,25 đ) Câu 19: (1,0 điểm) Đa dạng sinh học là gì? Bảo vệ tính đa dạng sinh học có liên quan gì đến tăng cường tính ổn định của quần xã sinh vật? Tại sao? Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. (0,25 đ) Bảo vệ tính đa dạng sinh học chính là bảo vệ số lượng loài sinh vật của quần xã trong hệ sinh thái. (0,25 đ) Qua đó bảo vệ chuỗi và lưới thức ăn của quần xã sinh vật nhờ đó làm tăng tính ổn định của quần xã. (0,25 đ) Vì: Một quần xã có số lượng loài sinh vật càng nhiều, lưới thức ăn có nhiều chuỗi thức ăn khác nhau liên hệ tương hỗ với nhau thì tính ổn định của quần xã đó càng cao. (0,25 đ) Câu 20: (1,0 điểm) Thế nào là phát triển bền vững. Vẽ các mũi tên biểu thị mối liên hệ giữa 3 vấn đề và giải thích mối liên hệ đó: Môi trường (ô nhiễm) Khai thác tài nguyên (quá mức) Phát triển Từ đó em hãy cho biết: làm thế nào để phát triển bền vững? PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không gây tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. (0,25 đ) Môi trường (ô nhiễm) Khai thác tài nguyên (quá mức) quá m Phát triển Nhu cầu phát triển tạo áp lực gây ra khai thác tài nguyên quá mức và là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. (0,25 đ) Ô nhiễm môi trường làm giảm sức khỏe của con người, tài nguyên bị khai thác quá mức sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt, những điều đó đều ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. (0,25 đ) Muốn phát triển bền vững phải khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. (0,25 đ) ----------HẾT----------
File đính kèm:
- Sinh_Vong2_2010.doc