Đề thi chọn học sinh giỏi bậc THPT môn làm văn lớp 12 Năm học 2008 - 2009 Vĩnh Phúc
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi bậc THPT môn làm văn lớp 12 Năm học 2008 - 2009 Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo Đề thi chọn học sinh giỏi bậc thpt vĩnh phúc Môn làm văn lớp 12 Đề chính thức Năm học 2008 - 2009 ( Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài 180 phút ( Không kể thời gian giao đề ) ----------------------------------------------------- Đề bài Câu 1: ( 3.0 điểm ) Nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) đã nói rằng: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.” Suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên? Câu 2 : (7.0 điểm ) Phân tích hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm để làm rõ tình cảm yêu nước và cảm hứng lãng mạn của thơ Việt Nam những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Số báo danh …………….. Họ và tên thí sinh…………………………………………… 0.0 mạo một nền thơ viết về kháng chiến chan chứa lòng yêu nước và cảm hứng lãng mạn.cmột nền thơ ca Điêêúi rừng Tây Bắc. Vẻ đ Sở giáo dục & đào tạo hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi vĩnh phúc Môn văn lớp 12 - các trường thpt Năm học 2008 – 2009 Câu 1 (3.0 điểm) A. Kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc; không mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp, lỗi dùng từ và diễn đạt. B. Nội dung : 1.Phần giải thích Câu nói của nhà văn Lỗ Tấn đặt ra vấn đề của nhận thức về tư tưởng: con đường thành công của mỗi người chỉ có dấu chân của người chăm chỉ, không có dấu chân của người lười biếng. - Con đường thành công là con đường đi đến ấm no, hạnh phúc, thành đạt và thỏa mãn ước mơ, khát vọng. Con đường thành công là quá trình lao động, học tập, tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu không ngừng, vượt lên mọi thử thách khó khăn, gian khổ hi sinh đã có kết quả, đã có thu hoạch. Con đường thành công còn là cả quá trình lâu dài nhiều thử thách, lắm chông gai. Con đường thành công không chỉ dành riêng cho một ai, một thành phần giai cấp hay một tổ chức xã hội nào. Con đường thành công là của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Con đường ấy không rải thảm đỏ, không có hoan nghênh chào đón. Con đường dẫn đến thành công đòi hỏi mỗi người lòng hăng say nhiệt huyết, chăm chỉ cần cù và ý chí sắt đá. Biết nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận gian khổ khó khăn, thử thách hi sinh, vượt lên tất cả để học tập, lao động và sáng tạo. Nhà văn Lỗ Tấn khẳng định, chỉ có những người chăm chỉ và quyết tâm mới có thể đi trên con đường thành công và đi đến đích. Trên con đường đó, không có dấu chân của những người lười biếng không chịu làm việc hoặc suy nghĩ, không có ý chí hoặc ngại khó ngại khổ, ỷ nại trông chờ… 2. Phần bình luận: - Học sinh cần chỉ rõ tính chất 2 mặt của vấn đề: Con đường thành công chỉ dung nạp những người chăm chỉ, siêng năng và chịu khó; đòi hỏi lòng kiên trì và quyết tâm; dám đương đầu với mọi thử thách để đi và đi đến đích cuối cùng. Con đường thành công không chấp nhận những người không chăm chỉ, thiếu ý chí và quyết tâm, lười biếng và gian trá. - Học sinh có thể liên hệ tinh thần và thái độ, suy nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên. - Học sinh chọn dẫn chứng trong đời sống và sách vở, phân tích làm sáng tỏ những nội dung trên. C. Thang điểm - Điểm 3.0 : Đáp ứng những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Diễn đạt trong sáng, lưu loát. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2.0 : Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm rõ được nội dung, diễn đạt khá. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - - Điểm 1.0 : Chưa hiểu chắc chắn yêu cầu của đề bài, kiến thức sơ sài hoặc diễn đạt lúng túng, bố cục lộn xộn, còn lỗi diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 0.0 : Không hiểu đề bài, dẫn chứng sơ sài, diễn đạt chưa gọn, nội dung mờ nhạt hoặc sai lạc phương pháp. Câu 2 : (7.0 điểm) I.Nhận thức đề : Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Phân tích hai tác phẩm thơ theo chủ đề tình cảm yêu nước và cảm hứng lãng mạn, từ đó làm rõ được cảm hứng bao trùm của thơ ca những năm đầu chống Pháp. Ii. Yêu cầu cụ thể : A. Kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc; không mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp, lỗi dùng từ và diễn đạt. B. Nội dung : Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng cần làm rõ một số nội dung sau: 1. Tình cảm yêu nước: - Ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước và cuộc sống bình yên: + Bài Bên kia sông Đuống là một bức tranh đẹp về văn hóa tinh thần và cuộc sống, thiên nhiên thanh bình, trù phú, hạnh phúc. Cảm hứng tự hào, ngợi ca và tin tưởng đã làm sống lại một vùng quê kinh Bắc cổ kính, gần gũi, thân thương; cuộc sống và con người giàu nghĩa tình, lạc quan và hạnh phúc. Cảm hứng xót xa nuối tiếc và căm giận khơi dậy lòng tự hào và yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp, từ đó, khích lệ tinh thần chiến đấu giải phóng quê hương. + Bài Tây Tiến lại mang vẻ đẹp của thiên nhiên kì vĩ, thơ mộng và điệp trùng của núi rừng Tây Bắc. Bức họa thơ của Quang Dũng có vẻ dữ dội hoang sơ của thiên nhiên núi cao dốc đứng; vẻ đẹp hoành tráng, kì lạ, thơ mộng đem đến cảm giác lôi cuốn khám phá thiên nhiên của người lính trẻ. Chất bi hùng kết hợp với cái nhìn hội họa tạo nên vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên Tây Bắc. - Nỗi niềm đau thương của chiến tranh: + Bài Bên kia sông Đuống là nỗi đau xót trước cảnh quê hương bên kia sông bị tàn phá, cái đẹp văn hóa tinh thần bị hủy hoại, cuộc sống bình yên hạnh phúc không còn; tội ác kẻ thù chồng chất. Bức tranh tàn khốc của chiến tranh như nỗi đau cơ thể gắn liền với sự căm giận oán hờn quân xâm lược… + Bài thơ Tây Tiến không chỉ là những hình ảnh tả thực sự tàn khốc của những ngày ra trận, muôn vàn hiểm nguy, thiếu thốn, nhiều thử thách hi sinh mà còn có rừng thiêng nước độc, núi cao dốc đứng, ác thú và hoang sơ... - Hình ảnh những đoàn quân Vệ quốc anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương, săn sàng xả thân vì đất nước, vì tự do độc lập trong hai bài thơ mang đến sự ấm áp tin tưởng, làm dịu phần nào sự tàn khốc và xót xa về chiến tranh. 2. Cảm hứng lãng mạn - Bài thơ Bên kia sông Đuống được miêu tả trên cảm hứng tự hào và ngợi ca. Một thế giới kinh Bắc bình yên, cổ kính, giàu bản sắc lễ hội văn hóa truyền thống, một cuộc sống tươi đẹp ngời sáng niềm tin ở tương lai. Mong ước ngày trở về chiến thắng, sống trong ngày hội non sông. - Bài thơ Tây Tiến được xây dựng bằng cảm quan lãng mạn hào hoa của người lính trẻ lần đầu tiên ngắm nhìn núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp bi tráng và dữ dội của thiên nhiên hài hòa với vẻ đẹp kiêu dũng mà hào hoa của người lính. Cảm hứng lãng mạn của hai bài thơ khi viết về đau thương, hi sinh, mất mát của chiến tranh kết hợp với cảm hứng bi tráng khiến bài thơ không rơi vào bi lụy. 3. Tình yêu quê hương đất nước và cảm hứng lãng mạn là nét nổi bật, là cảm hứng chủ đạo của hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và của thơ ca kháng chiến chống Pháp những năm đầu. Điều đó đã làm nên sức sống lâu dài và sự cuốn hút của những vần thơ kháng chiến. Mỗi bài thơ một vẻ đẹp riêng, một cảm hứng lãng mạn của nhiều góc nhìn về hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp đã tạo nên tính đa dạng của một nền thơ ca cách mạng còn mới mẻ những bước đi nhận đường đầu tiên. Thơ Tố Hữu, Trần Hữu Thung, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi,…cùng với Quang Dũng, Hoàng Cầm đã góp phần tạo nên diện mạo một nền thơ viết về kháng chiến chan chứa lòng yêu nước và cảm hứng lãng mạn. - C. Thang điểm - Điểm 7.0 : Đáp ứng những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Diễn đạt trong sáng, lưu loát. Có thể còn một vài sai sót nhỏ . - Điểm 6.0 : Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm rõ được nội dung, diễn đạt khá. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5.0 : Hiểu đề, nêu được những nội dung chủ yếu, dẫn chứng chưa thật phong phú, lời văn chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể còn một vài lỗi dùng từ, diễn đạt . - Điểm 3.0 : Chưa hiểu chắc chắn yêu cầu của đề bài, kiến thức sơ sài hoặc diễn đạt lúng túng, phân tích còn nhiều hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 2.0 : Không hiểu rõ đề bài, dẫn chứng sơ sài, diễn đạt sai nhiều hoặc chưa biết cách làm bài nghị luận văn học, nội dung sơ lược, chung chung; nhiều lỗi dùng từ , lỗi câu. - Điểm 0: Bài viết sai lạc cả nội dung và phương pháp . ------------------------------------- Trên đây là một vài gợi ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cho điểm phù hợp, cần trân trọng những bài viết sáng tạo và có chất văn . Điểm của bài thi cho từ điểm 0 đến điểm 10 ; điểm làm tròn tính đến 0,5.
File đính kèm:
- De kiem tra ngu van 10nc.doc