Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Phú Hòa

doc1 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Phú Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT PHÚ HÒA
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014.
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN THI: HÓA HỌC
 	THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh: ....................................................................... Số BD: .............
Cho khối lượng mol nguyên tử (gam): H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; S=32; Fe=56; P=31; Si=28; Al=27; Na=23; K=39; Ca=40; Mg=24; Cu=64.
Câu 1: (5,0 điểm)
1.1. Cho sơ đồ biến hóa sau: 
Viết phương trình phản ứng hóa học (mỗi mũi tên chỉ viết 01 phương trình phản ứng; ghi rõ điều kiện-nếu có) theo dãy biến hóa trên.
1.2. Cho biết nồng độ của dung dịch KAl(SO4)2 bão hoà ở 200C là 5,66%.
a. Tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 200C.
b. Lấy m gam dung dịch bão hòa của KAl(SO4)2 ở 200C đem đun nóng để làm bay hơi bớt 200 gam nước, phần còn lại được làm lạnh tới 200C. Hỏi có bao nhiêu gam tinh thể phèn KAl(SO4)2.12H2O kết tinh?
Câu 2 (5,0 điểm). 
Hòa tan hoàn toàn 10,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng 123,1875 gam dung dịch HCl 20% (dư), thu được dung dịch Y và 6,16 lít H2 (ở đktc).
a. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch Y.
b. Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 15%, đun nhẹ (trong không khí), khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Câu 3 (5,0 điểm). 
3.1. Một khoáng vật A có tổng số nguyên tử trong phân tử không quá 25, có thành phần % về khối lượng là 14,06% K; 8,66% Mg; 34,6% O; 4,33% H và còn lại là một nguyên tố khác. Hãy xác định công thức hóa học của khoáng vật đó.
3.2. Dẫn khí CO2 sục vào bình đựng dung dịch nước vôi trong chứa a mol Ca(OH)2. Tìm khoảng xác định số mol của CO2 theo a để trong bình luôn luôn có một lượng kết tủa tách ra khỏi dung dịch.
3.3. Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2 và CO2 đi qua 4,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thu được 1,0 gam kết tủa. Hãy xác định % theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp.
3.4. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách các chất có trong hỗn hợp gồm CO2, N2 ra khỏi nhau.
Câu 4 (5,0 điểm). 
4.1. Cho 21,3 gam hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al tác dụng hoàn toàn với oxi dư (có đun nóng), thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng 33,3 gam. Để hòa tan hoàn toàn B cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1M?
4.2. Một thanh kim loại R (hoá trị II) nhúng vào 1,0 lít dung dịch FeSO4 thấy khối lượng của thanh tăng lên 16gam. Nếu cũng thanh kim loại ấy nhúng vào 1,0 lít dung dịch CuSO4 thì thấy khối lượng lượng của thanh tăng lên 20gam. Biết rằng, các phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn; sau phản ứng còn dư kim loại R; hai dung dịch FeSO4 và CuSO4 đã cho có cùng nồng độ; kim loại sinh ra sau phản ứng bám hết vào thanh kim loại ban đầu. 
Xác định kim loại R, tính nồng độ mol của dung dịch FeSO4 và CuSO4.
 HẾT 
Chữ ký Giám thị 1: ..............; 	Chữ ký Giám thị 2: ..................;

File đính kèm:

  • docDECHINHTHUC_PHUHOA_22_11_2013.doc