Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 THCS năm học 2007 - 2008

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 THCS năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT vân đồn
kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 THCS năm học 2007- 2008
Đề thi chính thức
Số BD :...................
Chữ ký GT số 1:
................................
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3.0 điểm)
	Hô hấp và quang hợp có những điểm gì giống và khác nhau?	
Câu 2. ( 3.0 điểm)
	a) Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước?
	b) Thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo ngoài nào thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 3. ( 3.5 điểm)
	a) Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?
	b) Giải thích cơ chế của sự trao đổi khí ở tế bào?
Câu 4. ( 3.5 điểm)
	Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại mạch máu ( động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)	
Câu 5. ( 3.5 điểm)
	a) Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?
	b) Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?
Câu 6. ( 3.5 điểm)
	a) So sánh thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm?
	b) Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
Phòng GD&ĐT vân đồn
đáp án và hướng dẫn chấm bài thi HSG
môn sinh học 8 -năm học 2007- 2008
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 3.0 đ
* Giống ngau giữa hô hấp và quang hợp:
- Đều là quá trình có ý nghĩa đối với đời sống của cây xanh.
- Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, không khí...
* Khác nhau giữa hô hấp và quang hợp:
Hô hấp
Quang hợp
- Xảy ra ở tất cả các bộ phận của cây
- Hút khí oxi và nhả khí cacbônic
- Phân giải chất hữu cơ
- Xảy ra mọi lúc, kể cả ngày và đêm
- Xảy ra ở lá cây xanh
- Hút khí cacbônic và nhả khí oxi
- Chế tạo chất hữu cơ.
- Chỉ xảy ra vào ban ngày, lúc có ánh sáng
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2
3.0 đ
a) ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước vì: ếch còn hô hấp bằng da, nếu da khô, cơ thể mất nước, ếch sẽ chết.
b) Những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc.
- Mắt có mí cử động, có nước mắt. Cổ dài.
- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ trên đầu. Thân dài, đuôi rất dài.
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3
đ
a) * Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.
 * Máu O không có chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu O được xem là máu chuyên cho.
b) Cơ chế của sự trao đổi khí ở tế bào: Các khí trao đổi ở tế bào tuân theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
- Khí oxi: Trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên oxi khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Khí cacbônic: Trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên khí cacbônic khuếch tán từ tế bào vào máu.
1.0
1.0
0.5
0.75
0.75
Câu 4
3.5 đ
* Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của động mạch:
- Động mạch có chức năng mang máu từ tim đến các cơ quan, để phù hợp với chức năng này, thành cơ của động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi, có ý nghĩa:
- Tạo lực co khá mạnh để hỗ trợ lực đẩy của tim đưa máu tuần hoàn.
- Các sợi đàn hồi còn giúp động mạch co dãn ra để dễ dàng khi nhận máu từ tim.
* Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim, với hướng máu chuyển từ mạch nhỏ vào mạch lớn nên thành tĩnh mạch không có sợi đàn hồi.
* Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mao mạch:
- Mao mạch là nơi xảy ra trao đổi chất giữa máu và tế bào, có những đặc điểm cấu tạo phù hợp như:
- Thành rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào để giúp thuận lợi cho việc khuếch tán chất và khí.
- Đường kính của mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển trong nó rất chậm, giúp máu và tế bào có đủ thời gian để trao đổi hết các chất và khí.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 5
3.5 đ
a) Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến nội tiết:
- Tuyến ngoại tiết: Các tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...
- Tuyến nội tiết: Các tuyến mà các chất tiết ( hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu, đưa đến các tế bào hoặc các cơ quan làm ảnh hưởng tới các quá trình sinh lí trong cơ quan hay cơ thể. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...
b) Nói: tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.
- Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
- Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào 
( tiết hoocmôn glucagôn và tế bào tiết hoocmôn insulin) có chức năng điều hoà lượng đường trong máu.
1.0
1.0
0.5
0.5
0.5
Câu 6
3.5 đ
a) So sánh thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm.
* Các điểm giống nhau:
- Về cấu tạo đều gồm 2 bộ phận là trung ương và phần ngoại biên.
- Đều có chức năng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan ( cơ quan sinh sản và các cơ quan dinh dưỡng)
* Các điểm khác nhau:
Thần kinh giao cảm
Thần kinh đối giao cảm
- Trung ương nằm ở sừng bên của tuỷ sống (từ đốt sống ngực I đến đốt thắt lưng III)
- Hạch thần kinh nằm gần cột sống (trung ương) và xa cơ quan phụ trách
- Sợi trục nơron trước hạch ngắn.
- Sợi trục của nơron sau hạch dài
- Trung ương nằm ở trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống.
- Hạch thần kinh nằm xa trung ương (trụ não và tuỷ sống) và ở gần hoặc cạnh cơ quan phụ trách.
- Sợi trục của nơron trước hạch dài
- Sợi trục của nơron sau hạch ngắn
* Người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi vì: Chất kích thích có trong rượu đã theo máu lên não, tác động vào tiểu não làm rối loạn chức năng điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0

File đính kèm:

  • docDe thi HSG va dap an 07 08(1).doc
Đề thi liên quan