Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở môn ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH


Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2011-2012 - Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)

 

Câu 1 (6 điểm). 
	Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:
	“Trăng cứ tròn vành vạnh”
	a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
	b. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của ai?
	c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?

Câu 2 (14 điểm). 
	Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
	Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện đó.


- HẾT -


























PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH

Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS 
Năm học 2011-2012


Câu
Nội dung
Điểm
1
(6 đ)
























2
(14 đ)
a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
b. Tác phẩm, tác giả:
 - Tác phẩm: Ánh trăng
 - Tác giả: Nguyễn Duy
c.
 - Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. Hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể nào phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
- Chủ đề: Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. 
 
a. Yêu cầu về nội dung:
* Đây là một bài văn kể chuyện sáng tạo. Câu chuyện xây dựng dựa trên nhân vật trong một bài thơ đã học. Vì vậy người viết vừa phải tưởng tượng, vừa phải bám sát nội dung bài thơ để xây dựng được một câu chuyện hợp lý.
* Nội dung bài có thể có những ý sau:
- Mở bài: 
Tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ (đi thăm gia đình thương binh; thăm bảo tàng quân đội; thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn...)
- Thân bài: cần làm nổi bật 2 ý chính
+ Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày chống Mỹ cứu nước (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng...).
+ Những phẩm chất cao đẹp của người lính:
. Tư thế ung dung, hiên ngang.
. Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn.
. Tinh thần đồng đội.
. Ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- Kết bài:
+ Kết thúc câu chuyện.
+ Suy nghĩ vế thế hệ cha anh, về người lính, về trách nhiệm của bản thân.
b. Yêu cầu về hình thức:
- Biết vận dụng các thao tác làm bài văn tự sự.
- Cách kể kinh hoạt, có sáng tạo.
- Bố cục mạch lạc.
- Không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

1đ





0,5 đ
0,5 đ



1đ

1đ

1 đ




1 đ












2 đ


2 đ



1 đ
1 đ
1 đ
1 đ

1 đ
1 đ


1 đ
1 đ
1 đ
1 đ


- HẾT -

File đính kèm:

  • docDap anDe thi HSGNgu van 9Chau ThanhBen Tre20112012.doc