Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2010-2011 môn thi ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2010-2011 môn thi ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN CHÂU THÀNH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ Năm học 2010-2011 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian:150 phút (không kể phát đề) Câu 1 (6 điểm) Chi tiết cuối cùng kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kỳ ảo. a. Hãy nêu ngắn gọn chi tiết ấy. b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kỳ ảo. Nhận xét đó có đúng không? Vì sao? Câu 2 (14 điểm) Bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN CHÂU THÀNH Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS Năm học 2010-2011 Câu Phần Lời giải tóm tắt Điểm Ghi chú 1 a b Phải nêu được chi tiết kỳ ảo kết thúc câu chuyện: - Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang ba ngày, ba đêm, Vũ Nương đã hiện về trên một chiếc kiệu hoa, theo sau là 50 chiếc thuyền, cờ hoa rợp một khúc sông đưa nàng trở về. - Vũ Nương đứng giữa dòng sông, nói lời từ tạ với Trương Sinh, rồi bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến mất. Phải bày tỏ được thái độ đánh giá của mình với ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của cuộc đời, số phận người phụ nữ (nàng Vũ Nương) vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo. Hay hiểu cụ thể hơn là: - Dù cho câu chuyện có cách kết thúc phần nào có hậu, Vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác, ở một thế giới khác, giàu sang, được tôn trọng, yêu thương nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Dù cho Vũ Nương có trở về trong rực rỡ, uy nghi nhưng cũng chỉ thấp thoáng, ẩn hiện và ngậm ngùi từ tạ: “Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. - Người chết không thể sống lại, hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được nữa. Đó chính là bi kịch. - Điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 6 điểm 3 điểm 1,5 đ 1,5 đ 3 điểm 1 đ 1 đ 1 đ 2 A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung bài thơ. B. Gợi ý phần thân bài 1. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy. * Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hòa nhập với thiên nhiên, vũ trụ. - Vẻ đẹp rực rỡ của các loài cá, sự giàu có, lộng lẫy. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cách cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêm vẻ đẹp của biển khơi. 0,5 điểm 9 điểm 4 điểm 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ Học sinh nêu được luận điểm được 1 đ 2. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp * Con người không bé nhỏ trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hòa hợp với thiên nhiên. - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát. - Con người ra khơi với ước mơ về công việc. - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển. - Con người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi. Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó. C. Kết bài - Giá trị của tác phẩm. - Suy nghĩ của bản thân. B. Hình thức - Đúng kiểu bài phân tích. - Bố cục 3 phần rõ ràng. - Biết xây dựng luận điểm khi phân tích tác phẩm thơ, lập luận chặt chẽ. - Bài viết có cảm xúc. 5 điểm 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 0,5 điểm 4 điểm 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ Học sinh nêu được luận điểm được 1 đ
File đính kèm:
- Dap anDe thi HSGNgu van 9Chau ThanhBen Tre20102011.doc