Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH


Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2012-2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)



 

Câu 1 (6 điểm). 
	Cảm nhận của em trước bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: ‘’Cảnh ngày xuân’’ (trích ‘’Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du).

Câu 2 (14 điểm). 
	Em đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với anh thanh niên sống trên đỉnh Yên Sơn (nhân vật trong truyện ngắn ‘’Lặng lẽ SaPa’’ của Nguyễn Thành Long).
	Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.

- HẾT -









PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH


Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2012-2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)



 

Câu 1 (6 điểm). 
	Cảm nhận của em trước bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: ‘’Cảnh ngày xuân’’ (trích ‘’Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du).

Câu 2 (14 điểm). 
	Em đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với anh thanh niên sống trên đỉnh Yên Sơn (nhân vật trong truyện ngắn ‘’Lặng lẽ SaPa’’ của Nguyễn Thành Long).
	Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.

- HẾT -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH


HƯỚNG DẪN CHẤM
Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS
MÔN: NGỮ VĂN
Năm học 2012-2013



Câu
Nội dung
Điểm
1
(6 đ)











a. Yêu cầu về nội dung:
- Cần làm rõ bốn câu thơ đầu của đoạn trích ‘’Cảnh ngày xuân’’ là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân.
+ Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoát trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
+ Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, nhẹ nhàng, thanh khiết và có hồn qua: đường nét,hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật...
- Tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên.
- Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả.
b. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày bằng văn bản ngắn.
- Biết vận dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
- Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
- Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt).
4đ


1 đ

1 đ


1 đ

1 đ

2 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

2
(14 đ)
. Yêu cầu về nội dung:
* Đề bài yêu cầu người viết phải biết vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm ‘’Lặng lẽ SaPa’’ và kiến thức về văn kể chuyện để xây dựng một câu chuyện tưởng tượng dựa trên những sự việc đã có sẵn trong tác phẩm.
* Câu chuyện phải được xây dựng một cách tự nhiên hợp lý.
* Nội dung bài có thể có những ý sau:
- Mở bài: 
Tình huống của cuộc gặp gỡ.
- Thân bài: cần làm nổi bật các ý chính
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
. Một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây SaPa.
. Công việc là đo gió, đo mưa, góp vào việc dự báo thời tiết.
. Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác nhưng đơn điệu.
+ Anh thanh niên là người yêu và say mê công việc.
. Suy nghĩ về cuộc sống và công việc của mình và cũng như của mọi người rất đẹp.
. Lặng lẽ, âm thầm hoàn thành công việc của mình.
. Cách sống, làm việc khoa học ngấm cả vào phong cách sống hằng ngày.
+ Anh còn là người sống hồn nhiên, cời mở, chủ động gắn mình với cuộc đời và giản dị, khiêm tốn.
. Sắp xếp cuộc sống.
. Quan tâm đến mọi người.
. Coi đọc sách là niềm vui.
. Nói chuyện về công việc và thành tích rất khiêm tốn.
- Kết bài:
+ Kết thúc câu chuyện.
+ Suy nghĩ những con người có cống hiến thầm lặng cho cuộc sống, cho mọi người và trách nhiệm của bản thân.
b. Yêu cầu về hình thức:
- Tình huống cuộc gặp gỡ cần tự nhiên, không khuôn mẫu hay gò ép. Ngôn ngữ đối thoại phải phù hợp với từng nhân vật trong truyện.
- Biết kết hợp giữa kể và miêu tả (thiên nhiên, người, cảnh sinh hoạt, tâm lý nhân vật...).
- Bố cục mạch lạc, đủ 3 phần.
- Không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

10 đ






2 đ

6 đ
2 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ
2 đ
0,5 đ

0,75 đ
0,75 đ

2 đ

 0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2 đ
1 đ
1 đ

4 đ
1 đ

1 đ

1 đ
1 đ


- HẾT -


File đính kèm:

  • docDap anDe thi HSGNgu van 9Chau ThanhBen Tre20122013.doc