Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, lớp 9 vòng 2 năm học 2008 – 2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, lớp 9 vòng 2 năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN, LỚP 9 VÒNG 2 Năm học 2008 – 2009. Môn: Địa lý Thời gian: 90 phút, không tính thời gian phát đề. ( Đề chính thức) Câu 1: ( 6 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích rừng Việt Nam: Năm 1943 1983 2007 Diện tích rừng ( triệu ha) 14,3 7,2 12,7 1.Biết diện tích phần đất liền và hải đảo của cả nước khoảng 33,1 triệu ha, hãy tính độ che phủ rừng nước ta ( % ) trong các năm nói trên. 2.Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng thời kỳ 1943 – 2007. 3.Nêu hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ rừng nước ta. Câu 2: ( 3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam ( trang 6- Địa chất khoáng sản ), vẽ lại các ký hiệu và ghi vào bài làm nơi phân bố của mười loại khoáng sản chính theo mẫu sau: Số Loại khoáng sản Kí hiệu trên bản đồ Nơi phân bố các mỏ chính 1 Than 2 Dầu mỏ 3 Khí đốt 4 Bô xít 5 Sắt 6 Crôm 7 Thiếc 8 Titan 9 Apatit 10 Đá quý Câu 3: ( 6 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng than Việt Nam Năm 2000 2003 2004 2005 2006 Sản lượng than( triệu tấn) 11,6 19,3 27,3 34,1 38,8 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng than theo bảng số liệu trên. Nhận xét sự thay dổi sản lượng than nước ta thời kỳ 2000 – 2006. Kể tên 3 tỉnh có mỏ than của nước ta. Câu 4: ( 5 điểm) Trình bày thế mạnh và tình hình phát triển lâm nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung. Nêu những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững của vùng. HẾT ĐÁP ÁN:Môn ĐỊA LÝ. Câu 1: Câu 1 (6 đ) Tính độ che phủ và nhận xét sự thay đổi diện tích rừng; nêu hậu quả và các biện pháp bảo vệ rừng nước ta. 1.Tính độ che phủ của rừng ( 1.0 điểm) Yêu cầu tính đúng, tính đủ ( Nếu chỉ tính đúng 1-2 năm cho 0.5 điểm) 1.0 2. Nhận xét ( 2.0 đ) - Từ năm 1943 đến năm 2007 diện tích rừng suy giảm ( dẫn chứng). - Hướng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn ( dẫn chứng). 2.0 3.Nêu hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ rừng ( 3.0 đ) - Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng: + Làm cho hệ sinh thái rừng bị phá hoại, thiên tai ngày càng khắc nghiệt ( lũ lụt, hạn hán…). + Làm suy giảm các nguồn lợi kinh tế ( tài nguyên sinh vật, đất đai, các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch…). - Biện pháp bảo vệ rừng: Khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi với bảo vệ và phát triển vốn rừng… 2.0 1.0 Câu 2: Số Loại khoáng sản Kí hiệu trên bản đồ Nơi phân bố các mỏ chính Nêu đúng mỗi nơi phân bố một loại khoáng sản : 0,25 đ 1 Than Vẽ đúng các kí hiệu trên bản đồ:0.25 đ Quảng Ninh 2 Dầu mỏ Bà Rịa- Vũng Tàu 3 Khí đốt Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu 4 Bô xít Tây Nguyên 5 Sắt Hà Giang, Hà Tĩnh 6 Crôm Thanh Hoá 7 Thiếc Thái Nguyên 8 Titan Hà Tĩnh, Bình Định 9 Apatit Lào Cai 10 Đá quý Tuyên Quang( Lục Yên) Câu 3: Câu 3 (6 đ) Vẽ biểu đồ, nhận xét sản lượng than, kể tên 3 tỉnh có mỏ than 1.Vẽ biểu đồ ( 3.0 điểm) Yêu cầu: Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng than của nước ta ( đơn vị tính: triệu tấn) Đúng, đủ, trực quan ( thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0.5 đ) 3.0 2. Nhận xét ( 2.0 đ) Sản lượng than nước ta thời kỳ 2000 – 2006: - Tăng liên tục ( dẫn chứng) - Tăng không đều ( dẫn chứng) 1.0 1.0 3.Kể tên 3 tỉnh có mỏ than( 1.0 đ) - Kể đúng tên 3 tỉnh: 1.0 đ. - Nếu kể đúng từ 1 đến 2 tỉnh: 0.5 đ. ( Chỉ yêu cầu nêu đúng tỉnh có mỏ than, không phân biệt than đá hay than bùn. 1.0 Câu 4: Câu 4 (5 đ) Lâm nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung:thế mạnh, tình hình phát triển, giải pháp: 1. Thế mạnh ( 1.0 đ) - Tài nguyên lâm nghiệp đứng thứ hai cả nước, sau Tây nguyên. - Độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản, chim, thú có giá trị… 0.5 0.5 2. Tình hình phát triển: ( 1.0 đ) - Có nhiều lâm trường khai thác, tu bổ và trồng rừng. - Có các cơ sở chế biến lâm sản: Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn… 0.5 0.5 3. Những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững ( 3.0 đ) - Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. - Trồng rừng, tu bổ và bảo vệ rừng được coi là giải pháp cấp bách. - Phát triển rừng phòng hộ ( đầu nguồn, ven biển) 1.0 1.0 1.0 HẾT. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN, LỚP 9 VÒNG 2 Năm học 2008 – 2009. Môn: Lịch sử Thời gian: 90 phút, không tính thời gian phát đề. ( Đề chính thức) Câu 1:( 8 điểm) Tóm tắt hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919- 1925. Câu 2: ( 8 điểm) Trình bày những khó khăn và thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám 1945? Câu 3: ( 4 điểm) Sự phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10 và những bước đi tiếp theo . HẾT ĐÁP ÁN Môn: Lịch sử Câu 1: Câu 1 (8 đ) Tóm tắt hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919- 1925. 1. Ở Pháp: 1919- 1923 ( 2.0 đ) - Hoạt động trong Đảng Xã hôị rồi Đảng Cộng sản Pháp, tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sáng lập báo Người cùng khổ. - Viết bài cho nhiều tờ báo cảnh tả Pháp, viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. 1.5 0.5 2. Ở Liên Xô: 1923 - 1924 ( 2.0 đ) - Dự Hội nghị quốc tế nông dân và Đại Hội V của Quốc tế Cộng sản; học tập, nghiên cứu ở Liên Xô, làm việc trong Quốc tế Cộng sản. - Viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế. 1.5 0.5 3. Ở Trung Quốc: 1924 - 1925( 4.0 đ) - Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ( 0.5 đ)( 6/1925) ( 0.5 đ) với nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn( 0.5 đ) , xuất bản báo Thanh niên ( 0.5 đ) . - Mở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam ( 1.0 đ) Các bài giảng được xuất bản thành tác phẩm Đường cách mệnh.( 1.0 đ) 2.0 2.0 Câu 2: Câu 2 (8 đ) Trình bày những khó khăn và thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám 1945 1. Khó khăn ( 6.0 đ ) - Về chính trị quân sự: ( 2.5 đ) + Từ vĩ tuyến 16 trở ra, 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng… +Từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương + Bọn phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng - Về kinh tế tài chính: ( 2.0 đ) + Hậu quả nạn đói do Nhật- Pháp gây ra cuối năm 1944 chưa được khắc phục, nông nghiệp mất mùa, sản xuất công nghiệp bị đình đốn + Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. - Về văn hoá – xã hội: Hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ, tệ nạn xã hội còn rất phổ biến. - Nước ta đứng trước tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” 2. Thuận lợi: ( 2.0 đ) - Nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ đất nước nên rất phấn khởi và gắn bó với chế độ mới. - Trên thế giới: Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. 1.0 1.0 0.5 1.0 1.0 1.0 0.5 1.0 1.0 Câu 3: Câu 3 (4 đ) Sự phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10 và những bước đi sau đó. 1. Từ ASEAN 6 thành ASEAN 10( 3.0 đ) - Năm 1984, Bru nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN - Tháng 7/1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li. - Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy. - Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN. - Tháng 4/1999, Cam – pu – chia được kết nạp vào ASEAN. 2. Những bước đi tiếp theo: ( 1.0 đ) - Năm 1992, ASEAN quyết định biến ĐNÁ thành khu vực thương mại tự do - Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực ( ARF) với 23 nước trong và ngoài khu vực tham gia nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNÁ. 0.25 1.0 1.0 0.5 0.25 0.5 0.5 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN, LỚP 9 VÒNG 2 Năm học 2008 – 2009. Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút, không tính thời gian phát đề. ( Đề chính thức) Câu 1:( 4 điểm) Viết một đoạn văn có 8 câu, theo phép phân tích, tổng hợp bàn về tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 2: ( 6 điểm) Giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Câu 3: ( 10 điểm) Mây, sóng và tình mẹ con. HẾT ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Môn: NGỮ VĂN CÂU 1: - Thể hiện được yêu cầu của đề: nghị luận, đúng yêu cầu về đề tài, về xây dựng đoạn văn, đủ số câu, sử dụng đúng dấu câu, dùng từ, không sai lỗi chính tả: 4 đ . - Thể hiện được yêu cầu về nội dung và kiểu bài, đúng yêu cầu về xây dựng đoạn văn, đủ số câu, còn sai về dấu câu, chính tả, dùng từ: 3 đ . - Thể hiện được yêu cầu về nội dung và kiểu bài, đúng yêu cầu về xây dựng đoạn văn, đủ số câu, nhưng diễn đạt còn lúng túng, tùy theo mức độ, chấm từ 1-2,5 đ . - Các trường hợp còn lại, GV linh động cho điểm. CÂU 2: - Thể hiện đúng yêu cầu về nội dung thuyết minh, diễn đạt tốt, chữ đẹp: 6 đ . - Thể hiện được yêu cầu về nội dung thuyết minh, diễn đạt tốt nhưng chữ chưa đẹp: 5 đ . - Thể hiện được yêu cầu về nội dung thuyết minh, còn một vài lỗi về kỹ năng làm văn, chữ viết rõ ràng, dễ đọc: 2-4,5 đ. - Các trường hợp còn lại, GV linh động cho điểm. CÂU 3: Yêu cầu: Đây là một bài văn nghị luận về thơ, dưới dạng một đề mở. Giáo viên chấm bài theo cách mở về nội dung, miễn là học sinh thể hiện được: a/ Nắm vững cách làm bài văn nghị luận về thơ, thể hiện được yêu cầu nội dung của đề. b/ Chữ viết đẹp, không có lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu. c/ Diễn đạt lưu loát, có hình ảnh, có cảm xúc, ý mạch lạc. Biểu điểm: Điểm 9 -10: Đáp ứng tốt 3 yêu cầu trên. Điểm 7- 8,5: Đáp ứng yêu cầu a ở mức độ khá, yêu cầu b và c tốt. Điểm 5- 6,5: Đáp ứng các yêu cầu ở mức độ trung bình. Điểm 3 - 4,5: Bài làm yếu cả về nội dung và hình thức. Điểm 0 – 2 : Không làm được gì hoặc viết chiếu lệ.
File đính kèm:
- Thi HSG.doc