Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Địa Lý

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 THIỆU HÓA 	 NĂM HỌC 2013 – 2014
 ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
 MÔN: ĐỊA LÝ 
 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 27/11/2013
Câu 1(4,0đ): Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày tình hình phân bố các dân tộc thiểu số ở nước ta:
Cho bảng số liệu về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
 Năm
Nhóm tuổi
1979
1989
1999
0 – 14
42,5
39,0
33,5
15 – 59
50,4
53,8
58,4
>60 
7,1
7,2
8,1
 Nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta trong giai đoạn nói trên?
Câu 2(2,0đ): Kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vùng kinh tế trọng điểm này có thế mạnh gì?
Câu 3(3,0đ): Tại sao hệ thống sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long không cần có đê cố định và người dân có thể sống chung với lũ, còn ở Đồng bằng Sông Hồng thì ngược lại?
Câu 4(5,0đ):
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đạt được những thành tựu và phải đối mặt với những thách thức nào?
Việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La(lớn nhất Đông Nam Á) có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta nói chung và tiểu vùng Tây Bắc nói riêng?
Câu 5(6,0đ): Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta(đơn vị: Triệu USD)
Năm
Hàng xuất khẩu
1999
2005
2008
Tổng số
11.541,4
39.826,2
62.685,2
CN nặng và khoáng sản
3.612,4
14.000,0
23.193,5
CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
4.235,7
16.202,0
24.948,6
Nông – Lâm – Thủy sản
3.693,3
9.624,2
14.543,1
(Nguồn niên giám thống kê năm 2000, 2006, 2010)
 1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta theo các năm 1999, 2005, 2008.
 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về qui mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta từ năm 1999-2008
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam từ năm 2008 đến nay)
HẾT
PHÒNG GD&ĐT
THIỆU HÓA
(Hướng dẫn gồm 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 9
Ngày thi: 27/11/2013
Câu 1(4,0đ): 
1. Tình hình phân bố các dân tộc ít người ở nước ta:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người.
- Ở vùng thấp, người Tày và người Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
- Người Dao sinh sống chủ yếu ở độ cao 700 – 1000m.
- Trên các vùng núi cao là địa bàn của người Mông.
b. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Địa bàn cư trú của trên 20 dân tộc ít người.
- Cư trú thành vùng rõ rệt:
+ Người Ê-đê ở ĐăkLăk.
+ Người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai.
+ Người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng
c. Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh(duyên hải cực Nam Trung Bộ).
- Người Hoa chủ yếu tập trung ở đô thị, nhất là ở TPHCM(Chợ Lớn).
d. Hiện nay, phân bố dân tộc đó đã có nhiều thay đôi: 
- Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc(người Mường, Tày, Nùng) di cư đến Tây Nguyên, hoặc sự di dân đến vùng kinh tế mới(do chính sách di dân, hoặc giải phóng mặt bằng cho vùng kinh tế hoặc lòng hồ thủy điện đang xây dựng). 
- Vai trò của việc định canh, định cư gắn với việc xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống người dân tộc miền núi đã góp phần hạn chế được nạn du canh, du cư 
2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:
a. Nhận xét: 
- Nhóm tuổi 0-14: Giảm từ 42,5%(năm 1979) còn 33,5%(năm 1999).
- Nhóm tuổi 15-59: Tăng từ 50,4%(năm 1979) lên 58,4%(năm 1999).
- Nhóm tuổi 60 trở lên: Tăng từ 7,1%(năm 1979) lên 8,1%(năm 1999).
b. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó: 
- Nhóm tuổi 0-14: Giảm do nước ta đang thực hiện tốt chính sách dân số KHH gia đình
- Nhóm tuổi 15-59: Tăng vì trước đây gia tăng tự nhiên nước ta khá cao, đồng thời độ tuổi dưới tuổi lao động trước đây chiểm tỉ lệ cao đang lớn dần lên.
- Nhóm tuổi 60 trở lên: Tăng do kinh tế phát triển -> Chất lượng cuộc sống được nâng cao -> Y tế phát triển -> Nâng cao tuổi thọ
0,125
0,25
0,25
0,25
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2(2,0đ): 
 * Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
	Gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
	(Thí sinh kể đúng, đủ các tỉnh thành được 0,5đ; kể được từ 3 – 6 tỉnh và thành phố cho 0,25 điểm; kể được dưới 3 tỉnh và thành phố không cho điểm).
* Những thế mạnh của vùng:
- Vùng có thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất cả nước.
- Vùng có nguồn lao động đông, chất lượng đứng đầu cả nước.
- Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông thông huyết mạch gắn kết Bắc Bộ với cảng Hải Phòng, Cái Lân.
- Các ngành công nghiệp phát triển sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc.
- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
(HS trình bày cách khác mà rõ ý như trên cũng có điểm tối đa)
 0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3(3,0đ): 
 a. ĐBSH:
- Địa hình thấp(nhiều nơi trũng), diện tích nhỏ(với 23.336km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước). 
- Nằm dưới vùng TDMNBB(địa hình của TDMNBB thấp dần về ĐBSH, địa hình dốc, cắt xẻ). 
- Cấu trúc hệ thống sông hình nan quạt, cửa sông ít(cửa Thái Bình, Ba Lạt, Đáy) => Thoát lũ chậm. 
- Mưa theo mùa, mùa mưa lũ chiểm 90% lượng nước cả năm. 
=> Lũ lên nhanh, rút chậm => Không có đê, lũ sẽ nhấn chìm ĐBSH. 
b. ĐBSCL: 
- Diện tích ĐB lớn(40.548,2km2). 
- Là một bộ phận(phần cuối) của lưu vực sông MêKong, tiếp nối với ĐB Thái Lan, Cawmpuchia 
- Sông Meekong dài, trung và hạ lưu rộng, nhiều ĐB, thung lũng mà nó đi qua các nước khác trước khi vào ĐBSCL. 
=> Tốc độ dòng chảy không quá lớn, không dữ dội mà được chia dàn đều.
- Được phân lũ vào Biển Hồ qua sông TônleSáp. 
- Sông Mekong đến ĐBSCL được chia làm hai nhánh(sông Tiền và sông Hậu), được đan xen với nhau bằng hệ thống kênh rạch chằng chịt và đổ ra biển bằng nhiều cửa sông(chín cửa) sông có dạng lông chim. 
=> Lũ tràn đều, không dữ dội, từ từ => Không cần đê cố định. 
- Ngoài ra, lũ ở ĐBSCL đem lại nhiều lợi ích cho người dân: Thủy sản phong phú, thau chua rửa mặn, bồi dắp phù sa 
 => Sống chung với lũ là phương thức tận dụng món quà thiên nhiên của vùng(hải sản, phù sa).
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125
0,125
Câu 4(5,0đ): 
 a) Thành tựu và thách thức:
* Những thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và khá ổn định( năm 2010 đạt 6,78%).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp, tăng khá mạnh tỉ trọng công nghiệp xây dựng, tăng mạnh tỉ trọng dịch vụ(DC). 
- Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu và hoạt động có hiệu quả( là thành viên của ASEAN, WTO ...). 
- Đời sống của nhân dân ngày được cải thiện rõ rệt... 
* Khó khăn thách thức:
- Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bức xúc. 
- Yêu cầu xóa đói, giảm nghèo nhất là ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng. 
- Nguy cơ cạn kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường diễn ra trên qui mô toàn đất nước. 
- Sự cạnh tranh khối liệt trong thời hội nhập và toàn cầu hóa. Sự bất cập trong phát triển và quản lí văn hóa, giáo dục, ytế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp. 
b) Ý nghĩa của thủy điện Sơn La.
- Đây là công trình thủy điện Sơn La với công suất thiết kế 2.400 MW là thủy điện lớn nhất nước ta và cũng là lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 
- Thủy điện Sơn La góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động tại tỉnh Sơn La, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phụ vụ cho cán bộ, công nhân công trường thủy điện. 
- Thủy điện Sơn La hoàn thành và đưa vào sử dụng theo đúng thiết kế sẽ giúp tháo gỡ bài toán thiếu điện nghiêm trọng của nước ta hiện nay, đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Giúp giảm bớt áp lực điều tiết lũ về mùa mưa, bảo vệ thủy điện Hòa Bình, dự trữ nước mùa khô cho vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng. 
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5(6,0đ): 
 1. Vẽ biểu đồ
a. Xử lí số liệu: Xử lí và làm tròn số theo bảng.
 Năm
Hàng xuất khẩu
 1999
 2005
 2008
Tổng số
100,0
100,0
100,0
Công nghiệp nặng và khoáng sản
31,3
35,2
37,0
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
36,7
40,7
39,8
Nông - lâm - thuỷ sản
32,0
24,1
23,2
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA(Đơn vị: %)
- Tính bán kính: Tính theo qui định
+ Lấy bán kính đường tròn biểu đồ năm 1999 = 1 đơn vị chiều dài.
=> Bán kính đường tròn biểu đồ năm 2005 = 1,86 đơn vị chiều dài.
=> Bán kính đường tròn biểu đồ năm 2008 = 2,33 đơn vị chiều dài.
b. Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu:
+ Vẽ 03 biểu đồ hình tròn tương ứng với các bán kính đã tính toán.
+ Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mĩ.
+ Có đầy đủ tên biểu đồ (1 tên chung cho cả 3 biểu đồ), chú giải (1 chú giải chung cho 3 biểu đồ), ghi rõ năm dưới mỗi biểu đồ, ghi số liệu vào biểu đồ.
- Trừ điểm:
+ Các tiêu chí trên nếu không đạt, trừ 0,25 – 0,5 điểm/tiêu chí (trừ 0,25 điểm/tiêu chí ở 1 biểu đồ không đạt; trừ 0,5 điểm/tiêu chí ở 2 biểu đồ trở lên không đạt).
+ Vẽ biểu đồ khác: Cho 0,0 điểm.
 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta từ 1999 – 2008
* Nhận xét:
- Sự thay đổi quy mô:
+ Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng: 5,4 lần.
+ Tăng nhanh: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (6,4 lần), hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (5,9 lần); tăng chậm là hàng nông – lâm – thuỷ sản (3,9 lần).
- Sự thay đổi cơ cấu:
+ Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (tăng 5,7% và 3,1%).
+ Tỉ trọng hàng nông – lâm – thuỷ sản giảm (giảm 8,8%).
(Nêu đúng ý mà không có dẫn chứng GK chỉ cho nửa số điểm theo qui định
* Giải thích:
+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (cả về quy mô và cơ cấu) là do đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này; vì các mặt hàng này có thị trường tiêu thụ rộng và giá trị khá cao.
+ Hàng nông – lâm – thuỷ sản tăng chậm về quy mô, giảm tỉ trọng trong cơ cấu là do những biến động của thị trường thế giới và khu vực, mặt khác chất lượng và mẫu mã những mặt hàng này ở nước ta còn đang khó cạnh tranh
	(Thí sinh trả lời rõ ý như trên GK mới cho điểm tối đa).
0,75
0,25
2,5
0,375
0,375
0,375
0,375
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docĐỀ + ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA (13-14).doc