Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn SInh 9

pdf5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn SInh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2013 – 2014 
MÔN: SINH HỌC 9 
 Thời gian: 150 phút( Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1. (1,0 điểm) 
 Khi làm thí nghiệm Men đen cho lai 2 cặp tính trạng vàng, trơn với xanh, nhăn. Kết quả 
ở F2 ông thấy xuất hiện những kiểu hình khác bố mẹ đó là vàng, nhăn và xanh, trơn. Theo em 
những kiểu hình khác với bố mẹ này được gọi là gì? Hãy trình bày bản chất của hiện tượng đó. 
Câu 2. ( 1,5 điểm) 
 Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? Những diễn biến cơ bản 
của NST trong quá trình nguyên phân trong chu kì tế bào. 
Câu 3. ( 1,5 điểm) 
 So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với mARN? 
Câu 4. ( 1,5 điểm) 
 Ở ruồi giấm ( Drosophila melanogaster), xét một nhiễm sắc thể sau:A B C D E x F G H I J K 
 ( Chữ x kí hiệu của tâm động, các chữ khác biểu thị các gen trên nhiễm sắc thể) 
 Qua quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ của tuyến nước bọt của ruồi giấm, người ta phát hiện 
một số trường hợp bị đột biến sau: 
Trường hợp 1: A B C D E x F G H K I J Trường hợp 2: A B C D F x E G H I J K 
Trường hợp 3: A B E x F G H I J K Trường hợp 4: A B C D E E x F G H I J K 
a. Xác định dạng đột biến xẩy ra ở mỗi trường hợp trên. 
b. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST trên dạng đột biến nào có thể có lợi? Cho ví dụ. 
Câu 5. ( 1,5 điểm) 
 Từ một phép lai giữa 2 giống lúa người ta thu được: 252 cây thân cao, gạo dẻo; 248 cây 
thân cao, gạo cứng; 250 cây thân thấp, gạo dẻo; 249 cây thân thấp, gạo cứng. Biết mỗi gen quy 
định một tính trạng. Thân cao, gạo dẻo là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp, gạo 
cứng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên. 
Câu 6. (1,5đ) 
 Một người có bộ nhiễm sắc thể là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện 
của hội chứng. 
Câu 7. (1,5 điểm) 
 Nhà ông B có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông B lại cho gà ấp, 
nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. 
a.Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Tại sao một số con gà con trong đàn có sức sống 
kém? 
b. Người ta khuyên ông thay con gà trống bằng dòng gà mía tốt. Lời khuyên này có đúng 
không? Tại sao? Phép lai này tên là gì? 
c. Trong chon giống người ta dùng phương pháp nào để loại bỏ một gen xấu ra khỏi quần thể? 
Vì sao? 
---------------------Hết----------------------- 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN SINH HỌC 9 
NĂM HỌC 2013 – 2014 
Câu Đáp án Điểm 
Câu 1. 
(1,0 điểm) 
 Khi làm thí nghiệm Men đen cho lai 2 cặp tính trạng vàng trơn với 
xanh, nhăn. Kết quả ở F2 ông thấy xuất hiện những kiểu hình khác bố mẹ 
đó là vàng nhăn và xanh trơn. Theo em những kiểu hình khác với bố mẹ 
này được gọi là gì? Hãy trình bày bản chất của hiện tượng đó. 
- Những kiểu hình khác với P này được gọi là các biến dị tổ hợp. 
- Bản chất của biến dị tổ hợp là: 
+ Trong sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các 
tính trạng của P làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 
+ Loại biến dị này khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản 
hữu tính. 
0,5 
0,25 
0,25 
Câu 2. 
(1,5 điểm) 
Sự tự nhân đôi của nhiễn sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? 
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. 
- Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì trung gian của chu kì tế bào. 
- Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân: 
+ Kì trung gian: NST duỗi xoắn cực đại có dạng sợi mảnh và diễn ra sự nhân 
đôi tạo NST kép 
+ Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại có hình thái rõ rệt và 
tâm động đính vào cac sợi tơ của thoi phân bào. 
+ Kì giữa: Các NSt co ngắn cực đại và đóng xoẵn tối đa, có dạng đặc trưng. 
Chúng chuyển về tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi 
phân bào. 
+ kì sau: Hai crômatit của mỗt NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST 
đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của ccs sợi tơ phân bào. 
+ Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn dài ra trở lại dạng sợi mảnh trong các tế 
bào con. . 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với mARN 
* Giống nhau: 2 phân tử ADN và mARN đều được tổng hợp dựa trên các 
 Câu 3. 
(1,5 điểm) 
nguyên tắc: 
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitric 
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp. 
* Khác nhau: 
Tổng hợp ADN Tổng hợp mARN 
- Cả 2 mạch đơn của ADN đều làm 
mạch khuôn tổng hợp nên hai phân tử 
ADN mới. 
- Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn 
liên kết với T môi trường nội bào. 
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi 
phân tử ADN con có một mạch ADN 
mẹ còn một mạch mới được tổng hợp. 
- Chỉ một trong hai mạch của ADN( 
một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp 
1 phân tử mARN 
Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn 
liên kết với U môi trường nội bào. 
- Không có nguyên tắc bán bảo toàn. 
Mạch mARN được tổng hợp mới 
hoàn toàn. 
0,2 
0,2 
0,4 
0,4 
0,3 
Câu 4. 
(1,5 điểm) 
Ở ruồi giấm ( Drosophila melanogaster), xét một nhiễm sắc thể sau: 
A B C D E x F G H I J K( Chữ x kí hiệu của tâm động, các chữ khác biểu thị 
các gen trên nhiễm sắc thể) 
Qua quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ của tuyến nước bọt của ruồi giấm, người 
ta phát hiện một số trường hợp bị đột biến sau: 
Trường hợp 1: A B C D E x F G H K I J 
 Trường hợp 2: A B C D F x E G H I J K 
Trường hợp 3: A B E x F G H I J K 
Trường hợp 4: A B C D E E x F G H I J K 
a. Xác định dạng đột biến xẩy ra ở mỗi trường hợp trên. 
TH1: Đảo đoạn ; TH2 : chuyển đoạn; TH3: mất đoạn, TH4: lặp đoạn 
b.Trong các dạng đột biến cấu trúc NST trên dạng đột biến có thể có lợi 
đó là: lặp đoạn. 
+Ví dụ: En zim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn 
nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen quy định enZim này. 
1,0 
0,25 
0,25 
Câu 5. 
( 1,5 điểm) 
Từ một phép lai giữa 2 giống lúa người ta thu được: 252 cây thân cao, gạo 
dẻo; 248 cây thân cao, gạo cứng; 250 cây thân thấp, gạo dẻo; 249 cây thân 
thấp, gạo cứng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, thân cao, gạo dẻo là 
2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp, gạo cứng. Hãy biện luận và 
viết sơ đồ lai cho phép lai trên. 
- Quy ước gen: A : thân cao; a thân thấp 
 B: gạo dẻo; b gạo cứng. 
- Xét sự di truyền từng cặp tính trạng: 
Cao: Thấp =( 252 + 248) : ( 250 + 249) xấp xỉ 1cao: 1thấp -> kiểu gen của P 
là: Aa x aa (1) 
Gạo dẻo : Gạo cứng = ( 252 + 250) : ( 248 + 249) xấp xỉ 1dẻo : 1 cứng -> kiểu 
gen của P là Bb x bb (2) 
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng ở đời con: 252 cây thân cao, gạo 
dẻo : 248 cây thân cao, gạo cứng : 250 cây thân thấp gạo dẻo : 249 cây thân 
thấp gạo cứng. Xấp xỉ 1 cây thân cao, gạo dẻo :1 cây thân cao, gạo cứng : 1cây 
thân thấp gạo dẻo : 1 cây thân thấp gạo cứng. 
= ( 1cao: 1thấp) x ( 1dẻo :1cứng) 
KL: Tính trạng về chiều cao thân và độ mềm của gạo di truyền độc lập với 
nhau. 
Từ (1) và (2) -> có 2 TH sau: 
TH1: P: AaBb (cao, dẻo) x aabb ( thấp, cứng) 
 Gp AB, Ab, aB,ab ab 
 F 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 
Tỉ lệ KH: 1 cao, dẻo : 1 cao, cứng : 1 thấp, dẻo : 1 thấp, cứng . 
TH2: : P: Aabb (cao, cứng) x aaBb ( thấp, dẻo) 
 Gp Ab,ab aB, ab 
 F 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 
Tỉ lệ KH: 1 cao, dẻo : 1 cao, cứng : 1 thấp, dẻo : 1 thấp, cứng . 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
Câu 6 
(1,5 điểm) 
Một người có bộ nhiễm sắc thể là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế 
hình thành và biểu hiện của hội chứng. 
- Mét ng­êi cã bé NST lµ 44A + X th× bÞ héi chøng T¬cn¬ 
- C¬ chÕ h×nh thµnh: 
+ §ét biÕn x¶y ra ë cÆp NST giíi tÝnh ( cÆp NST sè 23) 
+ TÕ bµo sinh dôc cña bè hoÆc mÑ khi gi¶m ph©n cã cÆp NS T giíi tÝnh kh«ng 
ph©n li t¹o ra 2 lo¹i giao tö XY, O (Bè) hoÆc XX , O (MÑ ) 
+ Qua thô tinh x¶y ra sù kÕt hîp gi÷a giao tö 22A + X (giao tö b×nh th­êng) 
víi giao tö 22A+O ( giao tö kh«ng nhiÔm) t¹o thµnh hîp tö 44A + X ph¸t trÓn 
thµnh c¬ thÓ n÷ bÞ héi chøng T¬cn¬ 
-Biểu hiện: 
+ Xuất hiện ở nữ 
+ Đặc điểm: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có con. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 Câu 7 
(1,5 điểm) 
Câu 7. (1,5 điểm) 
 Nhà ông B có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông B 
lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. 
a. Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Tại sao một số con gà con 
trong đàn có sức sống kém ? 
+ Trong sinh học gọi tên phép lai này là giao phối cận huyết( giao phối gần) ở 
động vật 
+ Một số con gà con trong đàn có sức sống kém đó là do thoái hóa giống.( 
HS có thể kể ra 1 số hiện tượng thoái hóa cụ thể) vì khi cho giao phối cận 
huyết qua các thế hệ làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen 
đồng hợp tăng lên -> các gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiện -> xuất hiện 
gây thoái hóa giống. 
b. Người ta khuyên ông thay con gà trống bằng dòng gà mía tốt. Lời 
khuyên này có đúng không? Tại sao? Phép lai này tên là gì? 
- Lời khuyên đó là đúng 
- Nhằm tạo ưu thế lai: Con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh 
hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn 
trung bình giữa 2 bố và mẹ hoặc vượt trội cả bố và mẹ. 
c. Trong chon giống người ta dùng phương pháp nào để loại bỏ một gen xấu ra 
khỏi quần thể? Vì sao? 
+ Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết. 
+ Vì phương pháp này thuận lợi cho việc củng cố và duy trì một số tính trạng 
mong muốn, tọa dòng thuần đồng thời cũng thuận lợi cho việc đánh giá kiểu 
gen và tổ hợp các gen đồng hợp lặn ( gen xấu) loại bỏ ra khỏi quần thể. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 

File đính kèm:

  • pdfDe HSG Sinh 9 20132014.pdf