Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh Học 8

pdf5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh Học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2013 – 2014 
MÔN: SINH HỌC 8 
 Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Trong cơ thể người có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan nào, bộ 
phận nào của cơ thể? Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào? 
Trình bày mối quan hệ giữa chúng. 
Câu 2. (2,0 điểm) 
a. Em hãy chứng tỏ rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở. 
b. Bằng kiến thức sinh học em hãy giải thích tại sao khi tập thể dục người 
ta phải hít thở thật sâu. 
Câu 3. ( 1,5 điểm) 
Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và sự tiêu hóa diễn 
ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa là gì? Những đặc 
điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh 
dưỡng. 
Câu 4. (2,0 điểm) 
Đơn vị chủ yếu cấu trúc nên các cơ quan của thực vật và động vật là gì? 
Hãy so sánh hai đơn vị cấu trúc trên. 
Câu 5. ( 1,5 điểm) 
Trình bày khái quát cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh người. 
Câu 6. (1,0 điểm) 
Cho một số sinh vật sau:Cá mập,cá chép, Cá heo, Thỏ, thực vật, động vật 
không xương sống. 
Hãy xếp các sinh vật trên vào các nhóm cho phù hợp và nêu đặc điểm 
chung của mỗi nhóm. 
================Hết============== 
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
MÔN: SINH HỌC 8 
NĂM HỌC 2013 – 2014 
Câu Đáp án Điểm 
Câu 1 
(2,0 điểm) 
 Trong cơ thể người có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan nào, 
bộ phận nào của cơ thể? Môi trường trong của cơ thể gồm những thành 
phần nào? Trình bày quan hệ giữa chúng . 
- Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi 
trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào. 
- M ôi trường trong của cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết. 
- Quan hệ của chúng theo sơ đồ sau: 
M áu Nước mô 
 Bạch huyết 
- Một số thành phần của máu: huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu thẩm thấu 
qua thành mao mạch tạo thành nước mô. 
- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết. 
- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu 
và hòa vào máu. 
0,5 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 2 
(2,0 điểm) 
a.Em hãy chứng tỏ rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở. 
- Sự thở là biểu hiện bên ngoài của sự hô hấp. 
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và 
loại bỏ CO2 do các tế bào ra khỏi cơ thể. 
- Các thực nghiệm khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ cơ chế của hiện tượng 
trên: 
+ Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. sự sản sinh 
và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan với O2 và CO2 đó là: 
trong tế bào các chất dinh dưỡng đã hấp thụ ( G,L,P) phải có O2 tham gia 
vào các phản ứng tạo năng lượng (ATP) cho các hoạt động sống của tế bào 
và cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể. 
- Sự sống được duy trì thì phải có năng lượng cung cấp thường xuyên vì vậy 
nếu không có sự thở ( hô hấp) thì sẽ không có O2 để tạo ra năng lượng cung 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
cấp cho sự sống vì vậy có thể coi rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở. 
b. Bằng kiến thức sinh học Em hãy giải thích tại sao khi tập thể dục 
người ta phải hít thở thật sâu ? vì : 
- Sự trao đổi khí diễn ra mạnh mẽ làm không khí trong phổi trong lành, đổi 
mới hoàn toàn: O2 tăng, CO2 giảm do thở mạnh và hít sâu. 
- Tổng dung tích của phổi đạt tối đa và lượng khí cặn giảm tối thiểu, nhờ vậy 
dung tích sống tăng lên. 
- Lượng khí lưu thông lớn hơn làm giảm số nhịp thở trong mỗi phút. Tỉ lệ 
khí hữu ích tăng lên, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm -> Tăng hiệu quả hô 
hấp. 
- Nở phổi và lồng ngực. Cảm thấy khoẻ và tinh thần sảng khoái ? đảm bảo 
sức khoẻ để tiếp tục học tập và làm việc. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 Câu 3 
( 1.5 điểm) 
- Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và sự tiêu hóa 
diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa là 
gì? 
+ Đường đơn 6 cacbon 
+ Các axit amin 
+ Axit béo và glyxerin 
+ Các vitamin 
+ Các muối khoáng 
- Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò 
hấp thụ các chất dinh dưỡng.: 
+ Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và các lông cực 
nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng lên khoảng 600 lần so 
với diện tích mặt ngoài. 
+ Ruột non rất dài ( tới 2,8 – 3 m ở người trưởng thành) dài nhất trong cơ 
quan của ống tiêu hóa. 
+ Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông 
ruột. 
0,75 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 4 
(2,0 điểm) 
- Đơn vị chủ yếu cấu trúc nên các cơ quan của thực vật và động vật đó là tế 
bào vì tế bào chính là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng cấu tạo nên các cơ 
quan và hệ cơ quan của cơ thể sinh vật 
- Hãy so sánh hai đơn vị cấu trúc trên: 
* Giống nhau : 
- Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm : màng sinh chất, chất tế 
0,5 
0,25 
bào và nhân. 
- Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể. 
* Khác nhau : 
Điềm phân biệt Tế bào động vật Tế bào thực vật 
Màng tế bào Chỉ có màng sinh chất 
không có vách 
xenlulôzơ 
Có cả màng sinh chất và 
vách xenlulôzơ 
Chất tế bào - Không có lục lạp. 
- Có trung thể 
- Không bào trung tâm 
kích thước 
nhỏ, không quan trọng. 
- Thường có lục lạp. 
- Không có trung thể. 
- Không bào trung tâm 
kích 
 thước lớn, có vai trò 
quan trọng 
0,25 
0,25 
0,75 
Câu 5 
( 1,5 điểm) 
Trình bày khái quát cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh người. 
* Cấu tạo: 
+ Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là các nơ ron. Thân và tua ngắn của nơ ron 
tạo nên chất xám, tua dài của nơ ron tạo nên chất trắng và dây thần kinh. 
+ gồm 2 phần: Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên 
- Thần kinh trung ương gồm bộ não và tủy sống 
- Thần kinh ngoại biên: Các dây thần kinh não( 12 đôi), các dây thần kinh 
tủy( 31 đôi) và các hạch thần kinh. 
* Chức năng: 
+ Điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể: sự co dãn của cơ, sự 
tiết dịch của các tuyến tiêu hóa, các tuyến nội tiết, sự lưu thông của máu, sự 
bài tiết nước tiểu... 
+ Phối hợp hoạt động của các cơ quan ( HS lấy ví dụ) 
+ Điều hòa hoạt động của các cơ quan: Tăng giảm nhịp hô hấp tùy theo nhu 
cầu hoạt động của cơ thể. 
+Do sự điều khiển, phối hợp và điều hòa của HTK, nên sự hoạt động của các 
cơ quan trong cơ thể thống nhất với nhauvà cơ thể thích nghi được với biến 
đổi không ngừng xẩy ra ở môi trường xung quanh. 
- Về chức năng hệ thần kinh phân biệt thành hệ TK vận động và HTK sinh 
dưỡng; 
Hệ thần kinh vận động điều khiển sự hoạt động của các cơ vân trong trong hệ 
vận động và một số cơ quan như lưỡi, hầu, thực quản.. 
0,25 
0,25 
0,2 
0,2 
0,2 
0,2 
Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan bên 
trong như : tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết... thông qua phân hệ thần 
kinh giao cảm và đối giao cảm. 
0,2 
Câu 6 
(1,0 điểm) 
Cho một số sinh vật sau: Cá mập, cá chép, Cá heo, Thỏ, thực vật, động 
vật không xương sống. 
Hãy xếp các sinh vật trên vào các nhóm cho phù hợp và nêu đặc điểm 
chung của mỗi nhóm. 
Nhóm 1: sinh vật biến nhiệt ( nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi 
trường) 
- Cá mập, cá chép, thực vật, động vật không xương sống. 
Nhóm 2: Sinh vật hằng nhiệt( nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ 
môi trường) 
- Cá heo, Thỏ. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 

File đính kèm:

  • pdfDe HSG Sinh 8 20132014.pdf
Đề thi liên quan