Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh học - Lớp 8 - Đề số 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sinh học - Lớp 8 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2011 - 2012 Mụn: Sinh học - Lớp 8 Đề số 1 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đ Câu 1 (1,5 điểm): a, Nêu đặc điểm của các nhóm máu ở người. b, Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận. c, Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể? Câu 2 (2,0 điểm ): a, Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? b, Hãy trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Câu 3 (2,0 điểm): a, Vì sao sự trao đổi chất với môi trường lại diễn ra qua 2 cấp độ ( cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào)? Nêu rõ mối quan hệ giữa 2 cấp độ. b, Vì sao nói: “ quá trình tổng hợp chất đồng thời là quá trình tích lũy năng lượng và quá trình phân giải chất là quá trình giải phóng năng lượng”? Câu 4 (2,5 điểm): a, Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Khi đo ở động mạch đi thấy chỉ còn 480 ml. Hãy tính lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần của người đó. b, Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.Tại sao sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định? c, Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó. Câu 5 (2,0 điểm): a, Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. b, Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú. c, Sau khi chạy một vòng quanh sân trường, em thấy cơ thể mình có những hoạt động nào thay đổi? Tại sao lại có hiện tượng này? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM - MÔN SINH HỌC LỚP 8 ĐỀ SỐ 1 Cõu Đáp án Điểm 1 (1.5đ) a. Đặc điểm các nhóm máu: -Nhóm mỏu O: Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α, β -Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ cú β, -Nhóm máu B; Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có õ, chỉ cú ỏ -Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A,B, huyết tương không có ỏ, õ b.- Nhóm máu O là chuyên cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu O khụng có kháng nguyên A, B. Nên khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể α hoặc β hoặc cú cả hai thì không gây kết dính. - Nhóm máu AB là chuyên nhận bởi vì: Trong huyết tương không có kháng thể α, β nên dù nhận một nhóm máu bất kì nào có kháng nguyên A,B thì vẫn không gây kết dính. c. Máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong cơ thể vì: Nhờ máu, nước mô và bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, oxi, khí cacbonic và các chất thải khác. 0.25 0.25 0,25 0,25 0,5 2 (2.0đ) a. Đặc điểm cấu tạo giúp ruột non đảm nhiệm vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng: - Ruột non dài 2.8-3 m(ở người trưởng thành) là phần dài nhất của ống tiờu hoỏ. - Lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt bên trong (400-500 m2), gấp 600 lần diện tớch mặt ngoài. - Trên các lông ruột có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc. 0.25 0.25 0,25 b. Quỏ trỡnh biến đổi thức ăn ở ruột non : * Biến đổi lí học: - Thức ăn được hòa loãng và trộn đều các dịch tiêu hóa: - Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau. * Biến đổi hóa học: Muối mật trong dịch mật cùng với các Enzim trong dịch tụy và dịch ruột phối hợp hoạt động cắt nhỏ dần các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được Enzim Enzim - Tinh bột và đường đôi--------à Đường đôi------------à Đường đơn Enzim Enzim - Protein --------------àPeptit---------------à Axit amin Dịch mật Enzim - Lipit-----------à Cỏc giọt lipit nhỏ -----------à Axit bộo và glixờrin 0.5 0.25 0,25 0,25 3 (2.0đ) a. Sự trao đổi chất với môi trường lại diễn ra qua 2 cấp độ vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Do đó sự trao đổi chất của cơ thể thực chất diễn ra ở tế bào. Tế bào tiếp nhận những sản phẩm cần thiết để thực hiện các quá trình sinh lí đồng thời sản ra những sản phẩm không cần thiết. Do cấu trúc cơ thể đa bào phức tạp, tế bào không có khả năng trao đổi trực tiếp với môi trường ngoài mà phải thực hiện gián tiếp thông qua các hệ cơ quan trong cơ thể. * Mối quan hệ giữa 2 cấp độ: - Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. - Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất b, - Quá trình tổng hợp chất đồng thời là quá trình tích lũy năng lượng vì: Để tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp, tế bào phải dùng năng lượng liên kết các chất đơn giản này, chừng nào các chất đơn giản còn tồn tại trong tế bào thì năng lượng vẫn còn được tiềm ẩn trong các liên kết hóa học. - Quá trình phân giải chất là quá trình giải phóng năng lượng vì: Khi các chất hữu cơ phức tạp trong tế bào bị phân giải thành các chất đơn giản thì các liên kết hóa học bị phá vỡ và năng lượng được giải phóng. 0.5 0.25 0,25 0,5 0,5 4 (2.5đ) a. Mỗi phút thể tích máu đi vào thận là: 1000 ml. Thể tích hồng cầu không qua lỗ lọc: 400 ml Thể tích huyết tương vào cầu thận mỗi phút: 600 ml Khi đo ở động mạch đi còn 480 ml nghĩa là có 120 ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo nước tiểu đầu đầu. Vậy lượng nước tiểu đầu hình thành mỗi ngày là: 120 x 1440 = 172800 ml hay172,8 lit. Suy ra lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần là:172,8 x 7 =1209,6 lit b. Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: Quá trình lọc máu, quá trình hấp thụ lại và qúa trình bài tiết tiếp - Quá trình lọc máu(xảy ra ở cầu thận): Máu theo động mạch thận đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong các nang cầu thận. - Quá trình hấp thụ lại (xảy ra ở ống thận): Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết( các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết...). - Quá trình bài tiết tiếp (xảy ra ở ống thận): Các chất được bài tiết tiếp là các chất độc và các chất không cần thiết khác (các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức. * Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục do máu luôn tuần hoàn qua cầu thận. Nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu. c. - Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và sỏi bóng đái: Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, muối canxi, muối photphat, Oxalat,có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và PH thích hợp hoặc gặp những điều kiện đặc biệt khác tạo nờn viờn sỏi. - Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi như ăn nhiều protein từ thịt, các loại muối có khả năng kết tinh. Nên uống đủ nước, ăn các thức ăn lợi tiểu, khi muốn đi tiểu thỡ nờn đi ngay không nên nhịn lâu. 0.75 0.25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 5 (2.0đ) a. Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng: - Hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động của các cơ vân, là hoạt động có ý thức - Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, đó là những hoạt động không có ý thức. b. Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú là; - Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú. - Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn). - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết). c. Sau khi chạy một vòng quanh sân trường, em thấy cơ thể mình có những hoạt động thay đổi: Thở gấp, tim đập nhanh hơn, ra mồ hôi... Nguyên nhân: Đó là do vai trò phối hợp hoạt động của các cơ quan: Tim, phổi, tuyến mồ hôi...của hệ thần kinh, nhằm cung cấp kịp thời lượng oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải kịp thời khí caconic cùng các chất cặn bã mà tế bào thải ra. 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2011 - 2012 Mụn: Sinh học - Lớp 8 Đề số 2 Thời gian: 120 phỳt (không kể thời gian giao đề) Cõu 1 (1,5 điểm ): a, Trình bày vai trò của dịch tụy và dịch mật trong sự biến đổi thức ăn ở ruột non. b, Cơ chế tiết dịch tụy và dịch mật có điểm nào khác với sự tiết dịch ruột? Cõu 2 (2,5 điểm): a, Nêu đặc điểm của các nhóm máu ở người. b, Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận. c, Động mạch và tĩnh mạch có những điểm nào giống nhau và khác nhau cơ bản? Nêu ý nghĩa của sự khác nhau đó? Cõu 3 (1,5 điểm): a, Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến gãy xương . Ở lứa tuổi nào thì nguy cơ bị gãy xương cao hơn. Vì sao? b, Gãy xương có thể xảy ra những trường hợp nào? Nêu cách xử lí với những trường hợp bị gãy xương đó. Cõu 4 (2,0 điểm): a, Vì sao sự trao đổi chất với môi trường lại diễn ra qua 2 cấp độ ( cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào)? Nêu rõ mối quan hệ giữa 2 cấp độ. b, Vì sao nói: “ quá trình tổng hợp chất đồng thời là quá trình tích lũy năng lượng và quá trình phân giải chất là quá trình giải phóng năng lượng”? Cõu 5 (2,5 điểm): a, Mỗi phút động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 60% số đó là huyết tương vào cầu thận. Khi đo ở động mạch đi thấy chỉ còn 480 ml. Hãy tính lượng nước tiểu đầu hình thành trong 3 ngày . b, Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? c, Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM – MÔN SINH HỌC LỚP 8 ĐỀ SỐ 2 Cõu Đáp án Điểm 1 (1,5đ) 2 (2.5đ) a. Vai trò của dịch tụy và dịch mật: - Dịch tụy: amilaza biến đổi tinh bột chín và sống thành đường mantozo, sau đó mantaza phân giải protein thành polipeptit rồi thành axitamin. - Dịch mật: + Trung hòa tính axit của thức ăn (có HCl) tạo môi trường kiềm giúp các enzim trong dịch tụy và dịch ruột hoạt động. + Nhũ tương hóa lipit: Phân giải lipit thành các giọt nhỏ làm cho bề mặt tiếp xúc của lipit với các enzim tăng lên. + Dưới tác dụng của enzim lipaza của dịch ruột và dịch tụy, các giọt lipit nhỏ được phân giải thành axit béo và glixerin b. Điểm khác nhau trong cơ chế tiết dịch tụy, dịch mật với dịch ruột là: Khi không có kích thích của thức ăn, gan vẫn tiết đều dịch mật và tích trữ ở túi mật, tụy tiết rất ít và các tuyến ruột hoàn toàn không tiết dịch. Khi thức ăn chạm vào lưỡi và niêm mạc dạ dày, dịch tụy và dịch mật tiết ra rất mạnh mẽ nhưng dịch ruột chỉ được tiết khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột. Vậy: - Dịch tụy và dịch mật tiết ra theo cơ chế phản xạ - Dịch ruột tiết ra do sự va chạm của thức ăn vào lớp niêm mạc ruột a. Đặc điểm các nhóm máu: -Nhúm mỏu O: Hồng cầu khụng cú kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể ỏ, õ -Nhúm mỏu A: Hồng cầu chỉ cú A, huyết tương không có ỏ, chỉ cú õ -Nhóm máu B; Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có õ, chỉ cú ỏ -Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A,B, huyết tương không có ỏ, õ b.- Nhúm mỏu O là chuyờn cho bởi vỡ: Hồng cầu của nhúm mỏu O khụng cú khỏng nguyờn A, B Nờn khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể ỏ hoặc õ hoặc cú cả hai thỡ khụng gõy kết dớnh. - Nhúm mỏu AB là chuyờn nhận bởi vỡ: Trong huyết tương không có kháng thể ỏ, õ nờn dự nhận một nhúm mỏu bất kỡ nào cú khỏng nguyờn A,B thỡ vẫn khụng gõy kết dớnh. c. Điểm giống nhau và khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch là: - Giống nhau: Đều gồm 3 lớp: Trong cùng là lớp biểu bì; ở giữa là lớp cơ trơn và sợi đàn hồi; ở ngoài là mô liên kết. - Khác nhau: + Thành động mạch dày hơn, có nhiều sợi đàn hồi và cơ trơn, lòng hẹp hơn của tĩnh mạch. + Trong tĩnh mạch, nhất là các tĩnh mạch chi, đặc biệt là chi dưới có các van một chiều làm giảm bớt trọng lực của dòng máu, lòng rộng hơn của động mạch. - Ý nghĩa: + Thành động mạch lớn, có nhiều sợi đàn hồi, nhờ đó máu ở tim đẩy vào động mạch từng đợt nhưng trong động mạch máu chảy thành dòng liên tục. + Tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. 0.25 0.5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (1.5đ) a. - Nguyên nhân gãy xương: Do va đập mạnh xảy ra khi ngã, do tai nạn giao thông, do ẩu đả... - Tuổi càng cao, nguy cơ bị gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính cứng, rắn) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em vẫn có thể bị gãy xương nhất là xương dài (xương tay, xương chân, xương sườn). b. - Gãy xương có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp: + Gãy xương kín: Xương bị gãy nhưng đầu xương gãy không đâm ra ngoài nên không có vết thương ở da. + Gãy xương hở: Đầu xương gãy đâm thủng ra ngoài da. - Xử lí: + Gãy xương kín: Thầy thuốc nắn lại cho xương thẳng, vết gãy khớp với nhau rồi cố định xương để cho vị trí gãy không xê dịch, sau một thời gian màng xương sinh ra xương hàn gắn chỗ gãy. + Gãy xương hở: Thầy thuốc phải mổ để xếp lại xương ở chỗ gãy cho phù hợp, đồng thời điều trị vết thương ở cơ và da sau đó mới cố định xương. 0,25 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 4 (2.0đ) a. Sự trao đổi chất với môi trường lại diễn ra qua 2 cấp độ vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Do đó sự trao đổi chất của cơ thể thực chất diễn ra ở tế bào. Tế bào tiếp nhận những sản phẩm cần thiết để thực hiện các quá trình sinh lí đồng thời sản ra những sản phẩm không cần thiết. Do cấu trúc cơ thể đa bào phức tạp, tế bào không có khả năng trao đổi trực tiếp với môi trường ngoài mà phải thực hiện gián tiếp thông qua các hệ cơ quan trong cơ thể. * Mối quan hệ giữa 2 cấp độ: - Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. - Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất b. - Quá trình tổng hợp chất đồng thời là quá trình tích lũy năng lượng vì: Để tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp, tế bào phải dùng năng lượng liên kết các chất đơn giản này, chừng nào các chất đơn giản còn tồn tại trong tế bào thì năng lượng vẫn còn được tiềm ẩn trong các liên kết hóa học. - Quá trình phân giải chất là quá trình giải phóng năng lượng vì: Khi các chất hữu cơ phức tạp trong tế bào bị phân giải thành các chất đơn giản thì các liên kết hóa học bị phá vỡ và năng lượng được giải phóng. 0.5 0.25 0,25 0,5 0,5 5 (2.5đ) a. Mỗi phút thể tích máu đi vào thận là: 1000 ml. Thể tích huyết tương vào cầu thận mỗi phút: 600 ml Khi đo ở động mạch đi còn 480 ml nghĩa là có 120 ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo nước tiểu đầu. Vậy lượng nước tiểu đầu hình thành mỗi ngày là: 120 x 1440 = 172800 ml hay172,8 lit. Suy ra lượng nước tiểu đầu hình thành trong 3 ngày là:172,8 x 3 =518,4 lit b. Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: Quá trình lọc máu, quá trình hấp thụ lại và qúa trình bài tiết tiếp - Quá trình lọc máu(xảy ra ở cầu thận): Máu theo động mạch thận đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong các nang cầu thận. - Quá trình hấp thụ lại( xảy ra ở ống thận): Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết( các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết...). - Quá trình bài tiết tiếp (xảy ra ở ống thận): Các chất được bài tiết tiếp là các chất độc và các chất không cần thiết khác (các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức. * Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi, gây bí tiểu, không tiểu được, người bệnh có thể bị đau dữ dội, có thể kèm theo sốt. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. c. - Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và sỏi bóng đái: Cỏc chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, muối canxi, muối photphat, Oxalat,có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và PH thích hợp hoặc gặp những điều kiện đặc biệt khác tạo nờn viờn sỏi. - Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi như ăn nhiều protein từ thịt, các loại muối có khả năng kết tinh. Nên uống đủ nước, ăn các thức ăn lợi tiểu, khi muốn đi tiểu thỡ nờn đi ngay không nên nhịn lâu. 0.75 0.25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25
File đính kèm:
- Sinh 8_Man.doc