Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh lớp 9

pdf4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: SINH HỌC 9
 Thời gian: 90 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. ( 1,5 điểm)
Ngày nay người ta đã sử dụng vi khuẩn E.coli được chuyển gen từ xạ khuẩn để nâng cao
hiệu quả sản xuất chất kháng sinh. Nêu các khâu chính để tạo chủng E.coli nói trên.
Câu 2. ( 1,0 điểm)
Trình bày phương pháp phân biệt thể đa bội và thể l ưỡng bội.
Câu 3. ( 2,0 điểm)
Tại sao cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật nhân chuẩn lại được mô tả ở
kì giữa của phân bào? Hãy mô tả cấu trúc đó.
Câu 4. (1,5 điểm)
Hãy giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình nhân đôi của
ADN.Vì sao trên mỗi chạc tái bản chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được
tổng hợp gián đoạn.
Câu 5. (2,5 điểm)
a. Biến dị là gì? Có những loại biến dị nào?
b. Ở Lúa A quy định hạt dài, gen a quy định hạt tròn, gen B quy định thân cao, gen b quy
định thân thấp. Hai gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.Viết các kiểu gen quy
định cây lúa thân cao hạt dài và thân thấp hạt tròn. Nếu các kiểu gen giảm phân bình
thường thì tạo ra những loại giao tử nào?
Câu 6. ( 1,5 điểm)
Bệnh bạch tạng và bệnh ung th ư máu là loại đột biến gì? Nêu sự khác biệt cơ bản giữa hai
loại đột biến đó.
---------------------Hết-----------------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
------------------------- MÔN SINH HỌC 9
 NĂM HỌC 2012 – 2013
Câu Đáp án Điểm
1
Ngày nay người ta đã sử dụng vi khuẩn E.coli được chuyển gen từ xạ khuẩn
để nâng cao hiệu quả sản xuất chất kháng sinh. Nêu các khâu chính để tạo
chủng E.coli nói trên.
-. Các khâu chính để tạo chủng E.coli nói trên: ( 3 khâu)
- Khâu 1: Tách AND, NST của tế bào xạ khuẩn , tách AND( plasmit) dùng làm
thể truyền từ vi khuẩn E.coli.
- Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai) E.coli
+ Cắt ADN cuả tế bào xạ khuẩn để lấy gen mã hóa chất kháng sinh và cắt mở
vòng Plasmit ở những vị trí xác định nhờ enzim cắt ( Restrictaza).
+ Nối gen mã hóa chất kháng sinh vào ADN của E.coli bằng enzim nối ligaza
để tạo ADN tái tổ hợp.
- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận ( vi khuẩn E.coli), nuôi cấy
trong môi trường thích hợp tạo điều kiện cho chủng E.coli( gen mã hóa) được
biểu hiện.
0,5
0,25
0,25
0,5
2
Phương pháp phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội
Cã 2 ph­¬ng ph¸p ®Ó ph©n biÖt thÓ ®a béi vµ l­ìng béi
- Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh gi¸n tiÕp: dùa vµo ®Æc ®iÓm h×nh th¸i, sinh lý, ho¸ sinh.
- Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh trùc tiÕp: Lµm tiªu b¶n bé NST : ®Õm sè l­îng NST.
0,5
0,5
3
. Tại sao cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật nhân thực
được quan sát rõ nhất ở kì giữa của phân bào? Hãy mô tả cấu trúc đó.
- Trong quá trình phân bào, ở kì giữa, sự đóng xoắn của mỗi NST đạt đến mức
cực đại tạo thành 2 crômatit ở mỗi NST kép nên rất dễ quan sát dưới kính hiển vi.
Mỗi NST có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc chữ V .
- Cấu trúc hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực:
+ Ở kì giữa của quá trình phân bào, NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động.
0,5
0,5
0,25
 + Mỗi crômatit là 1 phân tử ADN con cuộn xoắn với prôtêin histôn được sinh
ra từ sự tự nhân đôi của phân tử ADN mẹ.
 + Tâm động (eo thứ nhất) là điểm đính của NST với sợi tơ vô sắc trong thoi
phân bào để phân li NST về các cực tế bào.
+ Một số NST còn có eo thứ hai.
0,25
0,25
0,25
4
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp trên mạch khuôn
của ADN mẹ.Các nucleotit ở mách khuôn liên kết các nucleotit tự do trong môi
trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T, G liên kết với X và
ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ ( mạch
cũ) mạch còn lại được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung.
- Cơ chế nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán
bảo toàn nhờ đó 2 phân tử ADN con được tạo ra giống nhau và giống hệt ADN
mẹ.
- Trên mỗi chạc tái bản chỉ có một mạch phân tử AND được tổng hợp liên tục,
mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn là do cấu trúc của phân tử ADN
có 2 mạch poolinuclêootitd đối song song 3’ ← 5’.
 5’ → 3’
- Mà enzim pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’ nên sự tổng
hợp liên tục của cả 2 mạch là không thể, mà đối với mach khuôn 3 ’ → 5’ nó
tổng hợp mạch bổ sung liên tục, còn mạch khuôn 5 ’ → 3’ xảy ra sự tổng hợp
ngắt quãng với các đoạn ngắn theo chiều 5’ → 3’ gọi là đoạn Okazaki, ngược
với chiều tái bản, rồi sau đó được nối lại nhờ enzim ADN lizaga.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
5
a. Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi
tiết.
Có 2 loại biến dị đó là biến dị di truyền và biến dị không di truyền
*. Biến dị di truyền:là những biến đổi trong vật chất di truyền nên di truyền
được
- Biến dị tổ hợp
- Đột biến: + ĐB gen
 + ĐB nhiễm sắc thể( ĐB cấu trúc, ĐB số lượng ..)
0,25
0,25
0,25
*. Biến dị không di truyền: là những biến đổi kiểu hình dưới tác động của điều
kiện sống, không biến đổi vật chất di truyền nên không di truyền được->
Thường biến.
b. Ở Lúa A quy định hạt dài, gen a quy định hạt tròn, gen B quy định thân cao,
gen b quy định thân thấp. Hai gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau.Viết các kiểu gen quy định cây lúa thân cao hạt dài và thân thấp hạt tròn.
Nếu các kiểu gen giảm phân bình thường thì tạo ra những loại giao tử nào?
- Viết các kiểu gen quy định cây lúa thân cao hạt dài: BBAA, BBAa; BbAA;
BbAa.
Cây lúa thân thấp hạt tròn có KG là: bbaa.
b.Nếu họ giảm phân bình thường thì tạo ra những loại giao tử là:
Kiểu gen Giao tử
BBAA BA
BBAa BA; Ba
BbAA BA;bA
BbAa BA;Ba;bA;ba
Aabb ab
0,25
0,4
0,1
0,1
0,2
0,2
0,4
0,1
6
Bệnh bạch tạng và bệnh ung thư máu là loại đột biến gì? Nêu sự khác biệt cơ
bản giữa hai loại đột biến đó.
Bệnh bạch tạng thuộc loại đột biến gen
Bệnh ung thư máu thuộc loại đột biến NST.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại đột biến đó.
Đột biến gen khi phát sinh cần có đủ điều kiện mới biểu hiện ra kiểu hình
- Đột biến NST nói trên khi phát sinh là biểu hiện ngay ra kiểu hình.
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • pdfDe thi HSG mon Sinh 9 20122013.pdf
Đề thi liên quan