Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi Sinh học - Lớp 8

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn thi Sinh học - Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2011-2012
MÔN SINH HỌC - Lớp 8
Câu 1 (3.5 điểm): 
a. Đặc điểm đời sống của tế bào được thể hiện như thế nào? Từ đó, chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
b. Hãy so sánh tế bào thực vật và tế bào động vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó?
Câu 2 (1.5 điểm): 
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
2
1
	Tinh bột 	Đường Man tôzơ	Glucôzơ
a. Chặng 1 và chặng 2 có thể thực hiện nhờ những bộ phận nào của ống tiêu hoá và sự tham gia của các enzim nào?
b. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
Câu 3 (3 điểm):
Cho bảng số liệu về thành phần của khí oxi và cácboníc trong không khí khi hít vào cơ thể và thở ra ngoài ở người trưởng thành.
 Loại khí
Thành phần
Khí Oxi
Khí Cacbonic
Khí hít vào 	
20.94 %
0.03 %
Khí thở ra
16.3%
4%
	a. Nhận xét sự thay đổi thành phần của không khí?
	b. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đối đó?
	c. Tại sao không nên hô hấp bằng miệng?
Câu 4 (2 điểm): 
Có 4 người An, Bình, Cường và Dũng nhóm máu khác nhau. Lấy máu của An hoặc Cường truyền cho Bình thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của Cường truyền cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu của mỗi người? 
Câu 5 (3 điểm):
a. Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
b. Phân tích những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu ở người? Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
Câu 6 (2 điểm):
a. Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Hãy chú thích các chất hấp thụ và vận chuyển vào hình vẽ. Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim.
4
1
2
3
	Ghi chú: Thí sinh ghi số và chú thích, không cần vẽ lại hình.
	b. Vì sao người bị bệnh gan nên kiêng ăn thức ăn mỡ?
Câu 7 (3 điểm): 
	a. Miễn dịch là gì? Vì sao cơ thể có khả năng miễn dịch?
	b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn nhân tạo?
	c. Giải thích tại sao khi bị thương (viêm), tại đó lúc đầu thường tấy đỏ và sưng to. Sau đó, xuất hiện mủ trắng và cuối cùng tiêu biến hết?
Câu 8 (2 điểm):
	 a. Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay khi cho cá ăn.
 	 b. Để nhớ bài lâu, em phải học như thế nào?
	( Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm)
Câu 1
a. Đặc điểm đời sống của tế bào:
* Mỗi tế bào trong cơ thể điều có những đặc điểm sống: trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và sinh sản.
- Trao đổi chất gồm 2 quá trình là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ kèm theo sự tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng.
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và trả lời lại các kích thích lý hóa của môi trường xung quanh.
- Sinh trưởng là quá trình lớn lên của tế bào. Khi đạt mức độ sinh trưởng nhất định thì tế bào tiến hành sinh sản.
- Sinh sản: có 2 hình thức:
 + Nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con giống hệt mẹ
 + Giảm phân: từ 1 tế bào mẹ (2nNST) cho 4 tế bào con có (nNST).
* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì các hoạt động sống của cơ thể như trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và sinh sản có cơ sơ từ hoạt động sống của tế bào.
b. So sánh tế bào thực vật với tế bào người.
* Giống nhau:	
- Có màng sinh chất và các bào quan.
- Nhân gồm màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.
*Khác nhau:
Tế bào thực vật
Tế bào người
- Có màng Xenlulo nên có hình dạng ổn định
- Có diệp lục
- Không có trung thể.
- Không bào lớn có vai trò quan trọng.
- Không có màng Xenlulo nên hình dạng không ổn định
- Không có diệp lục
- Có trung thể.
- Không bào nhỏ, ít.
* Ý nghĩa:
 Sự giống và khác nhau chứng minh thực vật và động vật có chung nguồn gốc tiến hóa nhưng phát triển thành 2 hướng: tự dưỡng và dị dưỡng.
Câu 2
a. 
- Chặng 1: Ở khoang miệng và ruột non với sự tham gia của enzim Amilaza.
- Chặng 2: Ở ruột non với sự tham gia của enzim Mantaza.
b. Vì ở dạ dày có các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày cổ tuyến vị. Các chất nhày này phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim Pepsin và HCl.
Câu 3
a. Khi thở ra, hàm lượng khí Oxi giảm rõ rệt; còn hàm lượng khí Cacbonic tăng gấp 4 lần so với khi hít vào.
b. Nguyên nhân của sự thay đổi trên:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn khi hít vào do oxi đã khuếch tán từ khí phế nang vào mao mạch máu.
- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang. Lượng khí CO2 tăng cao do quá trình oxi hóa các chất hữu cơ tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể.
c. Không nên hô hấp bằng miệng vì:
Hàng ngày, chúng ta thở qua  hệ thống hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp (gồm lỗ mũi, yết, hầu, khí quản, khí quản nhánh) và phổi. Đường hô hấp có chức năng làm ấm, làm ẩm không khí nhất là vào mùa đông. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn cản bụi, các vi khuẩn gây bệnh. Còn miệng là một cơ quan quan trọng của đường tiêu hóa không có chức năng như mũi. Do đó, thở bằng miệng là không tốt cho sức khỏe.
Câu 4
* Nhóm máu của mỗi người như sau:
- Vì mỗi người có nhóm máu khác nhau mà bình nhận được máu của An và Cường không xảy ra tai biến. Vậy, nhóm máu của Bình là AB.
- Máu của cường cho An xảy ra tai biến chứng tỏ Cường không có nhóm máu O.
- Máu của Dũng truyền cho Cường cũng xảy ra tai biến chứng tỏ Dũng không có nhóm máu O.Vậy, An phải mang nhóm máu O.
- Nhóm máu của Cường và Dũng xảy ra 1 trong 2 khả năng sau:
 + Hoặc Cường nhóm máu B còn Dũng nhóm máu A.
 + Hoặc Cường nhóm máu A còn Dũng nhóm máu B.
* Lưu ý: Nếu HS nêu được tên các nhóm máu nhưng không giải thích thì mỗi nhóm máu đúng đạt 0.25 
Câu 5
a. Một chu kì hoạt động Tim gồm 3 pha ~ 0,8. 
 Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1 s; co 2 tâm thất = 0,3s; Giãn chung = 0,4s
- Tâm nhĩ co: 0,1s; nghỉ 0,7s ; Tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s.
* Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
- Trong một chu kì hoạt động của tim, tim có 1 nửa thời gian nghi chung (0.4s) và nghỉ xen kẽ nên tim có thể phục hồi hoàn toàn sau mỗi chu kì.
- Tim có một hệ tuần hoàn riêng cung cấp cho tim 1/20 lượng máu của cơ thể, tim có đủ chất dinh dưỡng để hoạt động
 b. * Cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu:
- Hình đĩa, dẹt để dễ di chuyển trong máu.
- Lõm 2 mặt tăng diện tích tiếp xúc với oxi và cacbonic vận chuyển được nhiều hơn.
- Không nhân để giảm trọng lượng và tiêu hao ít năng lượng nên vận chuyển được nhiều và thời gian làm việc nhiều hơn.
* Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:
- Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. 
- Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người.
Câu 6
* Ghi chú thích đúng như sau:
1. Các chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp và không còn chất độc
2. Phần chất dinh dưỡng dư được tích luỹ tại gan hoặc thải bỏ. Chất độc bị khử
3. Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit, có thể lẫn một số chất độc theo con đường này
4. Các vitamin tan trong dầu và 70% lipit theo con đường này
* Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng:
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Chuyển hoá các chất dinh dưỡng như chuyển hoá glucoz và axit amin thành chất béo ...
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...
* Người bị bệnh gan nên kiêng ăn mỡ vì khi gan bị bệnh, dịch mật được tạo ra từ các tế bào gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
Câu 7. a. 
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Cơ thể có khả năng miễn dịch vì trong cơ thể có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và tiết ra các kháng thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch nhân tạo
- Khả năng cơ thể không mắc bệnh khi vừa mới sinh ra.
- Xảy ra ngẫu nhiên.
- Diễn ra một cách bị động.
- Có được khi vừa sinh ra hoặc sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Khả năng cơ thể không bị bệnh do tiêm chủng vắcxin.
- Xảy ra không ngẫu nhiên.
- Diễn ra chủ động.
- Có được khi cơ thể chưa bị bệnh.
c. - Tại nơi bị thương do vi khuẩn gây nên thì bạch cầu ở các nơi khác kéo đến để tiêu diệt vi khuẩn.
- Tại vết thương có sự tập trung của bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn nên sưng to và tấy đỏ, khi bạch cầu chết đi thì xác của chúng và xác vi khuẩn ra ngoài ta thấy có mủ trắng.Nếu các vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì vết thương sẽ lành.
Câu 8
* Các bước hình thành phản xạ: Vỗ tay cho cá ăn.
- Bước 1: Chọn hình thức kết hợp phù hợp:
 + Kích thích có điều kiện: vỗ tay
 + Kích thích không có điều kiện: cho cá ăn
- Bước 2: Kết hợp 2 kích thích: vỗ tay và cho cá ăn.
- Bước 3: Củng cố, làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống. Khi đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên.
b. Để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng thính giác. Lúc đó, ta sẽ nhớ bài lâu hơn

File đính kèm:

  • docDE THI HSG 8.doc