Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
HUYỆN YÊN ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022
 Môn thi: Vật Lý
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5 điểm)
Một người đi bộ khởi hành từ C đi đến B với vận tốc v1 = 5km/h. Sau khi đi được 2h, người ấy ngồi nghỉ 30phút rồi đi tiếp về B. Một người khác đi xe đạp khởi hành từ A (AC > CB và C nằm giữa AB) cũng đi về B với vận tốc v2 = 15km/h nhưng khởi hành sau người đi bộ 1h.
 a. Tính quãng đường AC và AB, biết cả hai người đến B cùng lúc và khi người đi bộ bắt đầu ngồi nghỉ thì người đi xe đạp đã đi được 3/4 quãng đường AC.
 b. Để gặp người đi bộ tại chỗ ngồi nghỉ, người đi xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu ?
Câu 2: (4 điểm)
Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 8 cm nổi trong nước.
 a. Tìm khối lượng riêng của gỗ, biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1000kg/m3 và khối gỗ chìm trong nước 6 cm.
 b. Tìm chiều cao của lớp dầu có khối lượng riêng D2 = 600kg/m3 đổ lên mặt nước sao cho ngập hoàn toàn khối gỗ.
Câu 3: (4 điểm)
Một bình nhôm khối lượng m0=260g, nhiệt độ ban đầu là t0=200C, được bọc kín bằng lớp xốp cách nhiệt. Cần bao nhiêu nước ở nhiệt độ t1=500C và bao nhiêu nước ở nhiệt độ t2=00C để khi cân bằng nhiệt có 1,5 kg nước ở t3=100C . Cho nhiệt dung riêng của nhôm là C0=880J/kg.độ, của nước là C1=4200J/kg.độ.
Câu 4: (4 điểm) G1
.
 A
. 
 B
 Hai gương phẳng G1 và G2 được bố trí hợp với
nhau một góc như hinh vẽ. Hai điểm sáng A
và B được đặt vào giữa hai gương.
 a. Trình bày cách vẽ tia sáng suất phát	
từ A phản xạ lần lượt lên gương G2 đến gương
G1 rồi đến B. 
 b. Nếu ảnh A1 của A qua G1 cách A là 12cm và G2
ảnh A2 của A qua G2 cách A là 16cm. Hai ảnh đó cách nhau 20cm. Tính góc A1AA2?
Câu 5: (3 điểm)
 1. Hãy thiết lập phương án xác định trọng lượng riêng của một vật rắn không thấm nước. Dụng cụ gồm:
 - Một vật rắn có khối lượng khoảng 100g.
 - Một lực kế có giới hạn đo 1.5N.
 - Một cốc chia độ có giới hạn đo 500cm3 và độ chia nhỏ nhất 1cm3, có miệng rộng để có thể bỏ vật vào.
 - Nước đủ dùng.
 - Dây chỉ.
 2. Hãy xác định trọng lượng riêng của 1 chất lỏng với dụng cụ: một lực kế, một chậu nước và một vật nặng. Nêu các bước tiến hành và giải thích
.........................Hết.....................
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
(5điểm)
a. - Sau thời gian t1 = 2h người đi bộ đến được điểm E và đi được quãng đường: CE = v1.t1 = 10km
- Người đi xe đạp khởi hành từ A, sau người đi bộ một thời gian t2 = 1h. Do đó đến khi người đi bộ bắt đầu ngồi nghỉ thì người đi xe đạp đã đi được 1h và đến được điểm D, với:
 AD = v2.t2 = 15km ; mà AD = AC AC = 20km 
 A D C F E B
- Khi người đi bộ ngồi nghỉ một thời gian t3 = 30ph = 0,5h thì người đi xe đạp đi thêm được đến F với: DF = v2.t2 = 7,5km
- Trên quãng đường còn lại, người đi bộ đi quãng đường EB, người đi xe đạp đi quãng đường FB trong cùng một thời gian (do bắt đầu và đến nơi cùng lúc).
Ta có: hay 
Với: EB = CB – CE = CB – 10
 FB = CB – CF = CB – (DF – DC) = CB – (7,5 – 5) = CB – 2,5
Từ đó: CB = 13,75km
Vậy: AB = AC + Cb = 20 + 13,75 = 33,75km
b. * Để gặp người đi bộ khi bắt đầu ngồi nghỉ, người đi xe đạp phải đi quãng đường đường AE trong thời gian t = 1h.
 = = 30(km/h)
* Để gặp nhau khi người đi bộ đã nghỉ xong, người đi xe đạp phải đi quãng đường AE, trong thời gian t’ = 1,5h.
 = = = 20(km/h)
 Vậy để gặp nhau khi người đi bộ ngồi nghỉ, người đi xe đạp phải đi với vận tốc 20km/h v2 30km/h
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5

Câu 2
(4điểm)
a. - Gọi Do, Vo, V lần lượt là khối lượng riêng của gỗ, thể tích khối gỗ và thể tích phần khối gỗ chìm trong nước.
- Khi khối gỗ đứng cân bằng trong nước thì trọng lượng của khối gỗ cân bằng với lực đẩy Acsimet của nước, ta có: 
 P = FA 10DoVo = 10D1V F2
 P
 Do = .D1 = .D1 = 750(kg/m3)	 x
b. - Gọi x là chiều cao của phần khối gỗ
 nằm trong dầu (cũng là chiều cao của 
lớp dầu đổ vào). Lúc này khối gỗ nằm 
cân bằng dưới tác dụng của trọng lượng P	 F1
 và hai lực đẩy Acsimet của nước và dầu. 
Gọi F1 và F2 là lực đẩy Acsimet của nước và dầu.
- Ta có: P = F1 + F2 hay 10Doa3 = 10D1a2(a – x) + 10D2a2x 
 Doa = D1(a – x) + D2x = D1a + (D2 – D1)x hay x = .a = 5(cm)

0,5
0,75
0,75
0,5
0,75
0,75 

Câu 3
(4điểm)
 Đổi: m0 = 260g=0,26kg 
Gọi khối lượng nước ở nhiệt độ 500C cần lấy là m1. vậy khối lượng nước ở 00C cần lấy là 1,5 -m1. Khi đó 	
Nhiệt lượng tỏa ra của ấm nhôm từ 200C xuống 100C là : 
 Q0 = c0m0 (20-10) = 10 c0m0(J) 
Nhiệt lượng tảo ra của m1 kg nước từ nhiệt độ 500C xuông 100C là 
 Q1= m1c1(50-10) = 40m1c1(J) 	
Nhiệt lượng thu vào của 1,5-m1 (kg) nước ở nhiệt độ 00C lên 100C là
 Q2= c1 ( 1,5-m1) 10 =15c1 -10 m1c1 (J) 	
Ta có phương trình cân bằng nhiệt sau :
 Q0+ Q1= Q2 thay vào ta có : 10 c0m0 + 40m1c1=15c1 -10 m1c1 	
Thay só vào ta có :
 10.880.0,26 + 40 . 4200.m1 =15.4200-10.4200m1  
Giải phương trình ta được m1 = 0,289kg 
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,5
0,5

4
a. -Vẽ A’ là ảnh của A qua gương G2 bằng cách lấy A’ đối xứng với A qua G2
- Vẽ B’ là ảnh của B qua gương G1 bằng cách lấy B’ đối xứng với B qua G1
 - Nối A’ với B’ cắt G2 ở I, cắt G1 ở J
 - Nối A với I, I với J, J với B ta được đường đi của tia sáng cần vẽ.
 A
. 
 B
. B’
. 
 A’
J
I 
	 G1
 G2 
b. Gọi A1 là ảnh của A qua gương G1
A2 là ảnh của A qua gương G2
Theo giả thiết: AA1=12cm
AA2=16cm, A1A2= 20cm
Ta thấy: 202=122+162
Vậy tam giác AA1A2 là tam giỏc vuông
tại A suy ra góc A = 900 
.
 A
.A2
.A1
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,75
0,75
0,5

Câu 5
(3điểm)
Ta có thể thực hiện phương án sau:
Bước 1: Dùng dây chỉ buộc vào vật
Buớc 2: Treo vật vào lực kế để đo trọng lượng P của vật
Bước 3: Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1
Bước 4: Cầm dây chỉ, thả nhẹ vật vào bình. Mực nước dâng đến thể tích V2
Bước 5: Tính trọng lượng riêng của vật là : d =

0,5
0.5
0,5
0,5
1,0

5
(3đ)
Móc lực kế vào vật xác định trọng lượng của vật trong không khí P1
Móc lực kế vào vật xác định trọng lượng của vật trong nước P2
Móc lực kế vào vật xác định trọng lượng của vật trong chất lỏng cần đo P3
 Giải thích:
Từ giá trị P1 và P2 xác định được V thể tích vật nặng 
Ta có 
- Sau đó lập biểu thức tính: với dn là trọng lượng riêng của nước

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioix_cap_huyen_mon_vat_ly_lop_8_nam_ho.doc