Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện. năm học 2007-2008 môn thi : ngữ văn 8 (thời gian làm bài 120 phút)

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện. năm học 2007-2008 môn thi : ngữ văn 8 (thời gian làm bài 120 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Bình Giang Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện.
 Năm học 2007-2008
 Môn thi : Ngữ Văn 8
 (Thời gian làm bài 120 phút)
 
 ( Đề thi có: 01 trang)
Câu 1 ( 1.5 điểm):
 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
 ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
 a.Dòng nào nêu đầy đủ nội dung của đoạn trích trên?
Tác giả kể về những hoạt động thường ngày của mình.
Tác giả mong muốn các tướng sĩ dưới quyền hãy xem mình như một tấm gương tốt mà học tập.
C. Tác giả tự nói lên lòng mình để thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sôi sục, thề không đội trời chung với quân cướp nước.
Gồm đáp án A và B.
 b. Để tạo nên một sức lay động mạnh mẽ đối với các tướng sĩ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Câu 2 (2 điểm)
 Trong bài Thuật hứng, Nguyễn Trãi viết:
“ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”
 Và trong bài Nguyên tiêu, Hồ Chí Minh cũng viết:
“ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
 Đến Vọng nguyệt, Bác lại viết:
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”
 Em có nhận xét gì về ba cách viết trên? Qua đó em cảm nhận được điều gì từ tâm hồn của các tác giả?
Câu 3 (6.5 điểm)
 Đánh giá về bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ, có ý kiến cho rằng: “ Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm nô lệ.”
 Bằng hiểu biết của em về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
	 Hết












Phòng GD & ĐT Bình Giang Hướng dẫn chấm 
 thi chọn học sinh giỏi cấp huyện.
 Năm học 2007-2008
 Môn thi : Ngữ Văn 8
Câu1( 1.5 điểm)
Chọn C ( 0.5 điểm)
Tác giả sử dụng những nghệ thuật sau:
- Giọng văn tha thiết sôi sục, hừng hực một ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc, nhịp điệu nhanh, dồn dập và phép đối của câu văn biền ngẫu ( Tới bữa quên ăn/ Nửa đêm vỗ gối; Ruột đau như cắt/ Nước mắt đầm đìa...) (0.5 điểm)
- Sử dụng nhiều hình ảnh trong văn chương cổ điển: nửa đêm vỗ gối, xả thịt lột da, nuốt gan uống máu, nghìn xác này gói trong da ngựa... đã gợi được ý nghĩa thiêng liêng của nỗi đau xót, sự căm thù và sự sẵn sàng hi sinh vì đất nước của vị chủ soái.(0.5 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm):
 Cả ba cách viết trên đều hoàn toàn hợp lí, vì:
 - Câu “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”: đây là một cách thưởng trăng độc đáo của các bậc tao nhân mặc khách xưa kia. Khi ngắm trăng, để có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của trăng thì cần phải có hoa và rượu. Dưới ánh trăng đẹp vừa uống rượu, vừa ngắm hoa, ngắm trăng, hoà tâm hồn mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên. Vì thế Nguyễn Trãi uống rượu dưới trăng mà tưởng như mình đang uống theo cả ánh trăng đẹp. Đây là một sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, thú vị.( 0.5 điểm)
 - Còn với Bác : Vốn là một người có tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu thiên nhiên tha thiết nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Bác cũng sẵn sàng mở rộng tâm hồn đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Với Bác, từ lâu trăng đã trở thành một người bạn thân để Bác có thể chia sẻ những buồn vui, những vất vả, cực nhọc thậm chí cả đắng cay trên con đường làm cách mạng của mình. Trong Nguyên tiêu, trăng theo Bác, phủ đầy trên con thuyền nan mộc mạc đơn sơ đã khiến cho lòng Người thư thái hơn, thanh thản hơn trước bộn bề lo toan cho đất nước. Trăng khiến con người tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của ngày mai...Với Vọng nguyệt, Bác lại đang phải ở trong một hoàn cảnh trớ trêu : sang “Trung Hoa để hội đàm” đâu ngờ lại bị bắt và bị giam cầm trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. Trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ, cả vật chất và tự do nhưng Bác vẫn mở rộng tâm hồn đón nhận ánh trăng đẹp. Đó là một cuộc vượt ngục bằng tình thần của người tù vĩ đại. (1 điểm)
 - Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều gặp gỡ nhau ở một điểm : Cho dù có bận trăm công nghìn việc, lo lắng cho vận mệnh của đất nước thì trong trái tim, trong tâm hồn của hai con người vĩ đại ấy luôn có một vị trí xứng đáng dành riêng cho thiên nhiên, đặc biệt là trăng.(0.5 điểm)
Câu 3 ( 6.5 điểm)
A. Yêu cầu :
1. Nội dung :
 Học sinh có thể có các cách bố cục bài viết khác nhau song cần phải nêu được những nội dung sau :
- Tác giả đã xây dựng hình tượng con hổ bị sa cơ mang vẻ đẹp của người anh hùng chiến bại. Trên nền cảnh núi rừng tráng lệ, hùng vĩ, thơ mộng, hình tượng hổ càng uy nghi, oai phong lẫm liệt và đầy bí ẩn. Trong cảnh sống thực tại, hổ càng nuối tiếc thời vàng son oanh liệt đã đi qua và càng chán ngán, khinh bỉ cuộc sống tầm thường giả dối trước mắt.( Hs lấy đãn chứng và phân tích)
- Bằng nhệ thuật ẩn dụ, tác giả đã mượn lời con hổ trong vường bách thú để bày tỏ tâm sự của con người. Đó là tâm tư, khát vọng của một lớp người trong thời đại lúc bấy giờ. Đó là nỗi u uất, buồn chán đến tuyệt vọng trước thực tại tù hãm, chật chội ; hoài niệm về quá khứ đẹp đẽ ; khát vọng vượt lên trên những điều tầm thường, hướng đến những điều cao cả, thiêng liêng. ( Hs lấy được dẫn chứng và phân tích)
2. Hình thức :
- Học sinh cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận đã học, biết lựa chọn và sử dụng dẫn chứng hợp lí để làm sáng tỏ nhận định đã cho.
- Diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc, thể hiện được khả năng đánh giá, nhận xét, bình giá về một tác phẩm văn học tiêu biểu cho một phong trào thơ ở Việt Nam.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
B. Biểu điểm:
- Điểm 6 đến 6.5: Bài viết đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu trên, không mắc lỗi chính tả thông thường
- Điểm 4 đến 5.5: Bài viết cơ bản đảm bảo được các yêu cầu trên song còn mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2 đến 3.5: Bài viết được một nửa số ý, mắc một số lỗi nhỏ về hình thức.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi hình thức,
- Điểm 0: Bài viết để trắng hoặc lạc kiểu bài.
*Lưu ý: Giáo viên chấm bài căn cứ vào thực tế bài làm của thí sinh để cho điểm cụ thể, chính xác.



























	
Phòng GD & ĐT Bình Giang Đề kiểm tra học sinh giỏi
 Chuyên đề II. 
 Môn thi : Ngữ Văn 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)
 
 Đề chẵn ( Đề thi có: 01 trang)
Câu 1: ( 2 điểm)
Mở đầu hồi thứ 14 của " Hoàng Lê nhất thống chí" có hai vế đối như sau:
" Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài"
Hãy phân tích tính hàm súc trong hai vế đối này.
Câu 2: ( 8 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
" Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết..."
 ( Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ)
a. Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích trên.
b. Có ý kiến cho rằng: " Trong hành động của Vũ Nương có nỗi đắng cay tuyệt vọng nhưng không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận"
Quan điểm của em như thế nào?





















Phòng GD & ĐT Bình Giang Đề kiểm tra học sinh giỏi
 Chuyên đề II. 
 Môn thi : Ngữ Văn 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)
 
 Đề lẻ ( Đề thi có: 01 trang)
	
Câu 1 ( 3 điểm)
Cho lời thoại sau:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
1. Lời thoại này của nhân vật nào? Nói tới nhân vật nào?
2. Tìm các từ Hán Việt có trong lời thoại trên.
3. Lời thoại trên có hai câu văn. Hãy chỉ ra sự liên kết giữa hai câu văn đó.
4. Lời thoại trên có ba từ " tiên nhân". Nghĩa của chúng có giống nhau không?
5. Sau khi nghe lời thoại trên, thái độ của nhân vật nghe như thế nào? Từ đó có thể hiểu thêm phẩm chất gì của nhân vật đó?
Câu 2 ( 7 điểm)
 Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong hồi thứ mười bốn của " Hoàng Lê nhất thống chí


























	
Phòng GD & ĐT Bình Giang Đề kiểm tra học sinh giỏi
 Chuyên đề II. 
 Môn thi : Ngữ Văn 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)
 
 Đề lẻ ( Đề thi có: 01 trang)
Câu 1 ( 2 điểm)
 Trong tác phẩm văn học, có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết đó cốt truyện không thể phát triển được.
Em hãy lựa chọn một chi tiết như thế trong truyện ngắn" Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ để phân tích.
Câu 2(3 điểm)
 1. Hãy chứng minh rằng: Nếu không có đoạn đối thoại 44 câu phía cuối đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thì không thể hoàn tất bức chân dung Lục Vân Tiên.
2. Từ đó hãy kết luận về tác dụng của đối thoại trong tự sự và thấy rõ ngôn ngữ thơ đa dạng trong sáng tạo của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3( 5 điểm)
Thế nào là tả cảnh ngụ tình? Chọn những câu thơ có sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều để phân tích.




























	

Phòng GD & ĐT Bình Giang Đề kiểm tra học sinh giỏi
 Trường THCS Vũ Hữu Môn thi : Ngữ Văn 9
 (Thời gian làm bài 150 phút)
 
 ( Đề thi có: 01 trang)
Câu 1 (1.5 điểm)
 Cho đoạn thơ:
" Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
2. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên là:
A. ẩn dụ, liệt kê, đối lập C. ẩn dụ, nhân hoá, so sánh
B. ẩn dụ, so sánh, đối lập D. Đối lập, so sánh, liệt kê.
3. Phân tích mối quan hệ giữa cái " có" và cái " không" trong khổ thơ.
Câu 2 (1.5 điểm)
 Chất thơ trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
Câu 3 (1.0 điểm)
 Về hình ảnh " lưng mẹ" trong bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 4 (6.0 điểm)
 Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều"

Hết

File đính kèm:

  • docDe Thi chon hoc sinh gioi.doc