Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011-2012 môn thi: ngữ văn 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011-2012 môn thi: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2011-2012 
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 150 phút

Nội dung đề thi của từng câu
Phạm vi kiến thức tại thời điểm tuần? Lớp?
Câu 1: (3 điểm) 
 Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Câu 2: (5 điểm)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
 b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.

Câu 3: (12,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ cua em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.



 ----------- Hết ----------- 
 













HỘI ĐỒNG CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2011-2012 
Môn thi: Ngữ văn 7
Hướng dẫn này gồm 02 trang

Câu
Một số gợi ý chính
Điểm
Câu 1

Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ
3,0


* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng




0,5

+ Hành động cúi đầu ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. 
1,0

+ Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng

1,0

* Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.


0,5 
















Câu 2



 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:
1,0 

- Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
0,5

- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. 

0,5

* Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.


b. Viết đoạn văn cảm nhận: 
4,0 

- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. 

0,5 

- Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. 

0,5 

- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu. 



1,5 

- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước. 



1,0 

 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình. 

0,5 

*Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo trình tự khác, miễn là khai thác hiệu quả các phép tu từ để khám phá các giá trị của đoạn thơ, làm chủ được ngòi bút. Khuyến khích liên hệ mở rộng hợp lí, giàu cảm xúc. Cần căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm.




Câu 3

Học sinh làm được bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
12,0 

Mở bài: Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Qua Đèo Ngang, ấn tượng chung về tác phẩm, tác giả.
- Bà Huyện Thanh Quan sống ở thế kỷ XIX, bà một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có… 
- Bài thơ Qua Đèo Ngang được bà sáng tác khi Bà vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập, đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 
1,0

0,5


 0,5 

Thân bài: 
* Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc thể hiện phong cách thơ hết sức điêu luyện, trang nhã của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi lòng.
10,0

+ Hai câu đề: 
 - Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là Đèo Ngang với bóng xế tà: Không gian mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn man mác. 


0,75 

- Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã nơi Đèo Ngang (Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ chen ® Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều. 


2,0 

® Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian, thời gian, thiên nhiên đều gợi nét buồn. 
0,25 

+ Bốn câu thực - luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang
 - Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi đây, chú ý tập trung vào các từ láy gợi hình: lom khom, lác đác. 
- Có sự xuất hiện của con người nhưng không làm bức tranh vui lên mà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn trĩu nặng. 

0,75


0,75 

- Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi chữ rất khéo léo, trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà ® niềm hoài cổ (học sinh phải liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này). 

2,0

® Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá mà khá đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường nét của cảnh vật (vì mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều đó là sự liền mạch của cảm xúc: từ buồn man mác ® Trĩu nặng ® Da diết, khắc khoải. Tác giả đẫ chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết. 



1,5 

+ Hai câu kết: Thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ
 - Thủ pháp đối lập: không gian rộng lớn > < con ngưòi nhỏ bé ® nỗi cô đơn gần như tuyệt đối không biết chia sẻ cùng ai của tác giả. 



1,0

- Cách dùng từ đặc sắc mảnh tình ® nỗi buồn như kết đọng thành hình khối trong tiếng thở dài ta với ta ® Khao khát đuợc chứng giám và trang trải nỗi lòng của tác giả. 

1,0

Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ chung của em về tác giả, sức sống lâu bền của tác phẩm.
- Bài thơ Qua Đèo Ngang cho ta thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả.
- Bài thơ ra đời cách đây hơn ba trăm năm, nhưng khi đọc thơ của bà ta vẫn cảm mến tâm hồn và tình cảm của bà. Vì thế thơ bà luôn sống mãi trong lòng người đọc 
1,0


0,5 


0,5 










File đính kèm:

  • docLOP 7 DE THI CHON HSG.doc
Đề thi liên quan