Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2013-2014 môn thi: hoá học 9

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2013-2014 môn thi: hoá học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC: 2013-2014 
 MÔN THI: HOÁ HỌC 9 
 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (3 điểm) 
1. Có 4 dung dịch sau: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 đựng trong các bình riêng biệt bị mất nhãn. Chỉ dùng một hóa chất tự chọn hãy phân biệt các dung dịch trên?.
2. Có hỗn hợp A gồm các khí sau: Cl2, H2, CO2 nêu phương pháp tách các khí trong hỗn hợp A thành các chất nguyên chất.( Dụng cụ, hóa chất dùng để tách coi như đầy đủ).
Câu 2: (3 điểm)
Dẫn dòng khí CO đi qua hỗn hợp A gồm Fe3O4; Al2O3 và Fe có khối lượng 6,22g đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn B có khối lượng 4,94g và 2,688 lít hỗn hợp khí D. Hoà tan B trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 1,568 lít khí thoát ra Biết các khí đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn.
	 a)Tính tỉ khối của D so với Hiđro.
	 b)Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong A.
Câu 3: (4 điểm) 
1. Cho 5,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng dư thu được 1,792 lít khí H2 (ở đktc) Hãy xác định kim loại M.
	2. Oxi hóa hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại A và B thu được 13,1 gam hỗn hợp X gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% ( D = 1,25 g/ml) . Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.
Câu 4: (5 điểm)
 1. Dung dịch A là H2SO4, dung dịch B là NaOH. Trộn A và B theo tỉ số VA:VB = 3:2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lít X cần 40 gam dung dịch KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ số VA:VB = 2:3 thì được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít Y cần 29,2 gam dung dịch HCl 25%. Tính nồng độ mol của A và B.
 2. Hòa tan hết 22,4 gam CaO vào nước dư thu được dung dịch N
 a) Nếu cho khí cacbonic sục hết vào dung dịch N thì thu được 5 gam kết tủa. Tính thể tích khí cacbonic (ở đktc) tham gia phản ứng.
 b) Nếu hòa tan hoàn toàn 56,2 gam hỗn hợp MgCO3, và BaCO3(có thành phần thay đổi trong đó a% MgCO3) bằng dung dịch HCl, tất cả khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch N thì thu được kết tủa Q. Tính giá trị của a để lượng kết tủa Q nhỏ nhất. 
Câu 5: (5 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn a gam S rồi cho sản phẩm sục qua 200 ml dung dịch NaOH bM thu được dung dịch X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thấy xuất hiện c gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện d gam kết tủa. Biết d > c. Tìm biểu thức quan hệ giữa a và b. 
2. A là một hỗn hợp gồm Zn và Cu được chia đôi. Phần 1 hòa tan bằng dung dịch axit HCl dư thấy còn 1 gam không tan. Phần 2 được thêm vào đó 4 gam Cu để được hỗn hợp B thì % lượng Zn trong B nhỏ hơn % lượng Zn trong A là 33,33%. Tìm % lượng Cu trong A. Biết rằng khi ngâm B vào dung dịch NaOH thì sau một thời gian thể tích H2 thoát ra đã vượt quá 0,6 lít (đktc).
 (Cho: H = 1, C = 12, O = 16,Na= 23 , Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Ca = 40, Fe = 56,Cu= 64, Zn = 65) 
 Người ra đề Ban giám hiệu
 Nguyễn Văn Kiên Nguyễn Xuân Hồng 
PHÒNG GD & ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC: 2013-2014 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC 9 
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
( 3điểm)
1.Trích mẫu thử tương ứng cho từng lần thí nghiệm
Dùng thuốc thử tự chọn là dung dịch NaOH dư
- Nhận ra MgCl2 Mg(OH)2 kết tủa trắng không tan 
 PTHH: MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl 
- Nhận ra FeCl3 Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ không tan 
 PTHH: FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl 
- Nhận ra FeCl2 Fe(OH)2 kết tủa trắng để ngoài không khí chuyển thành Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ 
PTHH: FeCl2 + NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 màu nâu đỏ
Nhận ra Nhận ra AlCl3 Al(OH)3 kết tủa trắng ,nếu NaOH dư kết tủa trắng tan 
 PTHH: AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl 
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O 
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
- Cho hỗn hợp đi qua dung dịch kiềm NaOH dư
 Cl2 + NaOH NaClO + NaCl + H2O
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O 
H2 không phản ứng được tách riêng và làm khô
- Các chất còn lại trong dung dịch là: NaClO, NaCl, Na2CO3, NaOH dư
-Thêm axit HCl dư vào dung dịch trên ta thu được CO2 và làm khô
2HCl + Na2CO3 2NaCl+ CO2 + H2O
 HCl + NaOH NaCl + H2O
- Vậy trong dung dịch còn lại NaClO, NaCl, HCl dư đem đun nóng thu được NaCl
 NaClO NaCl + O2
- Điện phân có màng ngăn ta thu được H2, Cl2 riêng biệt.
2NaCl + H2O đpmn H2 + Cl2 + 2NaOH
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25đ
0,25(đ)
0,25(đ)
II
( 3 điểm)
a, 
Gọi x, y và z lần lượt là số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp.
Chỉ có Fe3O4 phản ứng được CO. Phương trình:
	Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2	 (1)
	x mol 4x mol 3x mol 4x mol
Chất rắn B: Al2O3, Fe (sinh ra và trong hỗn hợp ban đầu). 
Khí D: CO dư và CO2.
Hoà tan B trong dung dịch H2SO4 dư:
	Fe + H2SO4 FeSO4 + H2	(2)
 (3x+z) mol	(3x+z) mol 
	Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O	(3)
	y mol 	
Theo đề bài và từ các phương trình phản ứng (1), (2) và (3). Ta có:
	(3x+z)56 + 102y = 4,94	 x =0,02
	232x + 102y + 56z = 6,22 Þ y = 0,01
	3x + z = 0,07	 z = 0,01
mCO dư = (0,12 - 4x)28 = (0,12 – 4 . 0,02)28 = 1,12 (gam)
= (4 ´ 0,02).44 = 3,52 (gam)
	Þ 
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
(0,25(đ)
b. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A:
	%
	%
	%
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
3
( 4 điểm)
 1. n= 1,792:22,4= 0,08 (mol)
PTHH: 2M +xH2SO4 M2(SO4)x + xH2 (1)
 0,08
Theo PTHH (1) = = . 0,08 = (mol)
 n. M= 5,2 . M= 5,2 M= 32,5 x
 Ta tìm được x= 2 thỏa mãn M= 65
Vậy kim loại M là kim loại Zn
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
2. Gọi a, b là số mol tương ứng của 2 kim loại A, B
 PTHH: 4A + O2 2A2Ox (1)
 a a
 4B + O2 2B2Oy (2)
 b b
 A2Ox + xH2SO4 A2(SO4)x + xH2O (3)
 a a.x
 B2Ox + yH2SO4 B2(SO4)y + xH2O (4)
 b b.y
Từ PTHH (1) và(2) ta có hệ phương trình
 a.A + b.B= 5,1
 .a(2A + 16x) + .b(2B + 16y) = 13,1
 a.A + b.B= 5,1
 a.A + 8.a.x + b.B+ 8.b.y = 13,1
Giải hệ PT trên ta được 
 a.x + b.y = 1 (*)
Từ PTHH (3) và (4) Ta có n=.a.x +.b.y = (mol)
Thay (*) vào ta được n= 0,5 (mol)
 m= = 200 (g)
V= = 160 (ml)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,5(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,5(đ)
4
( 5 điểm)
1.Gọi nồng độ mol của dung dịch A và B tương ứng là a và b
- Trộn 3 lít A (có 3a mol) với 2 lít B (có 2b mol) 5 lít X (có dư axit)
n= = 0,2 mol
Trung hòa 5 lít X cần 0,2 .5 = 1(mol)KOH số mol H2SO4 dư = 0,5 mol
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (1)
 b 2b
H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2H2O (2) 
 3a-b 
Theo PTHH (2) ndư= 3a- b = 0,5 (*)
- Trộn 2 lít A (có 2a mol) với 3 lít B (có 3b mol) 5 lít Y (có dư bazơ)
n= = 0,2 mol
- Trung hòa 5 lít Y cần 0,2 .5 = 1(mol)HCl số mol NaOH dư = 1 mol
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (3)
 2a 4a
HCl + NaOH NaCl + 2H2O (4)
 3b- 4a
Theo PTHH (4) ndư= 3b- 4a = 1 (**)
Từ (*),(**) ta có 3a- b = 0,5 
 3b- 4a = 1 
giải hệ phương trình ta được a= 0,5
 b=1
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ) 
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ) 
0,25(đ)
2. a. CaO + H2O Ca(OH)2 (1)
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2)
 CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2 (3)
Theo PTHH (1) = =22,4/56 = 0,4 mol
 = 5/100 = 0,05 mol 
Vì nên có 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: 
 Theo PTHH(2) = = 0,05 mol
 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít
Trường hợp 2: CO2 dư kết tủa tan 
= = 0,4 mol 
Theo PTHH (3) = đã tan 0,4 – 0,05 = 0,35 (mol) 
Theo PTHH (2) và (3) = 0,4 + 0,35 = 0,75 (mol) 
 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (lít)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
b. MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (4)
 BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2O (5)
Lượng CO2 lớn nhất khi a= 100. = 56,2/84 = 0,669 (mol)
 Lượng CO2 nhỏ nhất khi a= 0. = 56,2/197 = 0,285 (mol)
 0,285< < 0,669
Nếu = 0,285 < tức không có phản ứng (3)
= = 0,285 mol
Nếu = 0,669> 
Nên lượng kết tủa bằng = 0,4-(0,669 – 0,4) = 0,131 (mol)
Vậy khi a = 100% thì lượng kết tủa bé nhất
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
5
( 5 điểm)
1. PTHH :
S + O2 SO2 (1)
SO2 + NaOH NaHSO3 ( 2)
SO2 + 2 NaOH Na2SO3 + H2O (3)
Phần I tác dụng với dung dịch CaCl2 sinh kết tủa, chứng tỏ dung dịch X có chứa Na2SO3, phần II tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh nhiều kết tủa hơn chứng tỏ dung dịch X có muối NaHSO3 
Na2SO3 + CaCl2 CaSO3 + 2NaCl (4)
Na2SO3 + Ca(OH)2 CaSO3 + 2NaOH (5)
NaHSO3 + Ca(OH)2 CaSO3 + NaOH + H2O (6)
ns = a/32 (mol) , nNaOH = 0,2 b ( mol) 
Theo (2),(3), để SO2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh 2 loại muối thì : 
 Þ 1 < < 2 
 Vậy : ó 3,2b < a < 6,4b 
0,5(đ)
0,5(đ)
0,5(đ)
0.5(đ)
0.5(đ)
0,5(đ)
2. PTHH: Zn+ 2HCl ZnCl2+ H2 (1)
Vậy 1 gam không tan là Cu
Gọi lượng tham gia phản ứng của Zn là a, sau khi thêm 4 gam Cu thì lượng B = a+5.
Theo đề bài ta có: (33,33%= 1/3).
 ó a2 - 6a + 5 = 0 giải phương trình ta được:
 a1= 5 và a2= 1.
Ngâm vào dung dịch NaOH thì Zn tan
 Zn + 2NaOH Na2ZnO2+ H2 (2) 
Theo đề bài ra ta có VH>0,6 lít Þ nên loại a2
 ta nhận a1 Þ % mCu = = 16,67%
Vậy % mCu trong A là16,67%
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
0,25(đ)
 0,5(đ)
( Lưu ý: Nếu học sinh giải theo phương pháp khác có đáp số đúng vẫn cho điểm tối đa).
 Người ra đề Ban giám hiệu
 Nguyễn Văn Kiên Nguyễn Xuân Hồng 

File đính kèm:

  • dochoa9_hsg_tuyloc.doc
Đề thi liên quan