Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện trung học cơ sở
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THCS NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu Câu 1. ( 8 điểm) Sự gia tăng dân số, chênh lệch về giới tính đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề này? Câu 2. (12 điểm) Phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyện «Chuyện người con gái Nam Xương» của Nguyễn Dữ. Hết Giám thị không giải thích gì thêm KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 Đáp án gồm có 2 trang CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (8 điểm) Hình thức trình bày: + Đúng kiểu bài nghị luận xã hội. + Bố cục 3 phần. + Dẫn chứng cụ thể, + Lí lẽ sắc đáng Nội dung: Làm rõ hai luận điểm: - Sự gia tăng dân số: + Thực trạng vấn đề dân số hiện nay (1 điểm) + Tốc độ gia tăng dân số (1 điểm) + Hậu quả về kinh tế: dân số đông sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào? (1 điểm) + Hậu quả về xã hội (1 điểm) + Hậu quả về sức khoẻ (1 điểm) - Chênh lệch về giới tính: + Thực trạng vấn đề giới tính hiện nay (1 điểm) + Nguyên nhân: do chúng ta chưa thực hiện quyền bình đẳng giới tính (0,5 điểm). + Hậu quả ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ sau (0,5 điểm). + Suy nghĩ của em để đưa ra biện pháp khắc phục, không phân biệt giới tính (1 điểm). 5 điểm 3 điểm 2. Câu 2 (12 điểm) a Yêu cầu chung Thí sinh nắm vững tác phẩm chỉ ra được các yếu tố kì ảo và phân tích được ý nghĩa của các yếu tố đó. b. Yêu cầu cụ thể * Về kĩ năng - Xác định được vấn đề cần nghị luận. - Kết hợp tốt các thao tác nghị luận cần thiết để giải quyết vấn đề. - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, hợp lí, bố cục cân đối rõ ràng. - Diễn đạt trong sáng, đúng văn phạm, chữ viết đẹp. * Về nội dung kiến thức. - Những yếu tố kì ảo trong chuyện Người con gái Nam Xương. - Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, rồi thả rùa mai xanh. - Phan Lang lạc vào động rùa Linh Phi được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương. - Câu chuyện Vũ Nương được cứu mạng đưa về thủy cung. - Phan Lang được xứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa vào dương thế. - Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. * Ý nghĩa +Tăng sức hấp dẫn của truyện. Hoàn thiện thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vần nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, thương nhớ quê nhà. Dù không còn là người trần, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao phục hồi danh dự. + Những yếu tố kì ảo tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng. Người tốt dù có trải qua oan khuất cuối cùng sẽ được báo đền xứng đáng. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. + Tuy nhiên kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Nỗi oan được giải chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không làm sống lại được tình xưa. Nỗi oan được giải nhưng hạnh phúc thật sự không tìm lại được nữa. Sự rứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ nhận hiện thực bất công đương thời. + Khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. c Biểu điểm: - Điểm 12. Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Tỏ rõ khả năng hiểu yêu cầu của đề, có khả năng tư duy tốt, viết văn giàu cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, chữ viết sạch sẽ, trình bày sáng sủa, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 10-11. Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, chữ viết sạch sẽ, trình bày sáng sủa, không mắc lỗi chính tả. Song thiếu sự sắc sảo hoặc văn viết chưa thật cảm xúc. - Điểm 8-9. Đáp ứng tốt cơ bản các yêu cầu trên. Song thiếu sự sắc sảo hoặc văn viết chưa thật cảm xúc, còn một số lỗi về chính tả hoặc dùng từ. - Điểm 6-7. Hiểu đề nhưng chỉ mới đáp ứng 2/3 yêu cầu về kiến thức. Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, có một số lối về ngữ pháp và chính tả. - Điểm 5. Hiểu đề chỉ mói đáp ứng ½ yêu cầu kiến thức, lúng túng khi trình bày vấn đề. Diễn đạt thiếu rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả. - Điểm 4. Hiểu đề, chỉ mới đáp ứng ½ yêu cầu kiến thức, các kỹ năng cơ bản của bài nghị luận còn non, còn lúng túng. - Điểm 3. Chỉ mới nêu được các yếu tố kì ảo, chưa có sự phân tích ý nghĩa. - Điểm 2. Không đảm bảo nội dung kiến thức, viết bài còn lan man, không đúng trọng tâm, - Điểm 1. Không hiểu đề. Bài viết quá nghèo nàn, mắc nhiều lỗi diễn đạt câu chữ. - Điểm 0. Hoàn toàn lạc đề.
File đính kèm:
- DE NGU VAN 1.doc