Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS cấp thành phố - Môn: Sinh Học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS cấp thành phố - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS THÀNH PHỐ VỊ THANH ĐỀ CHÍNH THỨC CẤP THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: SINH HỌC Khóa ngày: 04/01/2013 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu) (2,0 điểm) Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ minh họa. (3,0 điểm) Hãy nêu sự phân hóa và chuyên hóa của các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật (từ ngành động vật nguyên sinh đến ngành động vật có xương sống). (2,5 điểm) - Vì sao ở nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ? - Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ? (2,5 điểm) Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân. a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra ? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu Nhiễm sắc thể ? Nhiễm sắc thể giới tính trong giao tử đó là Nhiễm sắc thể nào ? b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra ? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu Nhiễm sắc thể ? Nhiễm sắc thể giới tính trong giao tử đó là Nhiễm sắc thể nào ? c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu Nhiễm sắc thể và chứa cặp Nhiễm sắc thể giới tính nào ? (2,0 điểm) Nhà ông B có một đàn gà gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. Hãy cho biết: - Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì ? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào? - Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà khác giống tốt. Lời khuyên này có đúng không ? Tại sao ? Phép lai này tên là gì ? (2,0 điểm) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN. (3,5 điểm) Một gen quy định cấu trúc của một chuỗi pôlypeptit gồm 498 axit amin. Có T/X = 2/3. Một đột biến xảy ra làm cho tỷ lệ T/X = 66,48%. Cho biết đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Đột biến này thuộc dạng nào ? Nguyên nhân phát sinh đột biến đó. (2,5 điểm) Ba hợp tử của cùng một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=8. Hợp tử 1 nguyên phân 1 số lần tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử 2 nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 có 512 nhiễm sắc thể đơn. Quá trình nguyên phân của cả 3 hợp tử nói trên có số tế bào con với tổng số 832 nhiễm sắc thể đơn. a) Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử ? b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ? -------Hết------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:. GỢI Ý CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP THCS THÀNH PHỐ VỊ THANH NĂM HỌC 2012 – 2013 (2đ) - Rễ củ: phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cải củ, khoai mì - Rễ móc: rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám, giúp cây leo lên. VD: trầu, tiêu - Rễ thở: sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, bần - Giác mút: rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. VD: tơ hồng, tầm gửi. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ (3đ) Hệ hô hấp: Ở động vật nguyên sinh chưa phân hóa, ruột khoang, giun đốt thở bằng da, cá thở bằng mang, ếch hình thành thêm phổi nhưng chưa hoàn chỉnh, vẫn hô hấp bằng da là chủ yếu, đến bò sát phổi đã hình thành, đến thú phổi hoàn thiện. Hệ tuần hoàn: Từ chỗ chưa phân hóa như động vật nguyên sinh và ruột khoang, đến chỗ đã phân hóa thành tim. Tim từ chưa phân hóa thành tâm nhĩ, tâm thất, tiến đến phân hóa thành tâm nhĩ, tâm thất. Tim từ 2 ngăn thành 3 ngăn, 4 ngăn. Tuần hoàn từ một vòng thành hai vòng. Hệ thần kinh: Động vật nguyên sinh chưa phân hóa đến hệ thần kinh mạng lưới (ruột khoang) sau đó đã tiến tới hệ thần kinh chỗi hạch (giun đốt), tiếp theo là hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Hệ sinh dục: Từ chỗ chưa phân hóa tiến đến chỗ phân hóa nhưng chưa có ống dẫn sinh dục. Từ giun đốt trở đi có ống dẫn sinh dục. 0,75đ 0,75đ 0,75đ 0,75đ (2,5đ) a. Nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới vì các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm của phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới. b. + Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và khí oxi là nguyên liệu của hô hấp (hơi nước và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp. + Hô hấp và quang hợp liên hệ chặt chẽ với nhau vì hai quá trình này cần có nhau. Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo; quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lần cần năng lượng do hô hấp sản ra. Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trình hhoo hấp hay quang hợp. 1đ 0,75đ 0,75đ (2.5đ) Số TB con thực hiện giảm phân: 5x23 = 40 TB a) Nữ: +) Số giao tử cái (trứng): 40 +) Số NST: 23 NST +) NST gt là: X b) Nam: +) Số giao tử đực(TT): 40x4 = 160. +) Số NST: 23 NST +) NST gt là: X hoặc Y c) NST giới tính: XX hoặc XY ( hoặc 44A + XX ; 44A + XY) 2n = 46 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ (2đ) a) +) Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật +) Biểu hiện: thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm. b) +) Lời khuyên đó là đúng +) Nhằm tạo ưu thế lai: cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ +) Phép lai đó là: Phép lai khác dòng. 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,75đ 0,25đ (2đ) * Giống nhau: - Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric. * Khác nhau: 0,25đ 0,25đ Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN - Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới. - Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường. - Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ còn mạch mới được tổng hợp. - Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN. - A mạch khuôn liên kết với U môi trường. - Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn. 0,5đ 0,5đ 0,5đ (3,5đ) 1. Tìm số lượng Nu từng loại: Tổng số nuclêôtit của gen là: (498 +2). 3. 2 = 3000 Nu Vì T/ X = 2/3 suy ra X = 1,5 T A = T = 600 Nu và X = G = 900 Nu - Tỷ lệ T/X = 2/3 = 66,67% . khi đột biến làm giảm tỷ lệ T/X còn 66,48%, vì số nuclêôtit không thay đổi vậy số nuclêôtit T giảm cũng chính bằng X tăng. - Gọi a là số nuclêôtit tăng, giảm do đột biến nên ta có phương trình 66,48% = 0,6648 600 - a = 598,32 + 0,6648 a suy ra 1,68 = 1,6648a vậy a = 1 Kết luận đột biến làm T thay bằng X hay là cặp A - T thay bằng cặp G - X Đây là dạng đột biến thay cặp Nu bằng cặp Nu khác. 0,5 điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ (2,5đ) a) Số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử: Gọi x là số TB con do hợp tử 1 tạo ra => 4x là số TB con do hợp tử 2 tạo ra. Số TB con tạo ra từ: - Hợp tử 3: 512/8=64 - Cả 3 hợp tử: 832/8=104 Ta có phương trình: x + 4x + 64 = 104 5x = 104 – 64 = 40 x = 40/5 = 8 = số TB con của hợp tử 1 4x = 32 = số TB con của hợp tử 2 b) Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử: - Hợp tử 1: 2k1 = 8 = 23 => k1 = 3 - Hợp tử 2: 2k2 = 32 = 25 => k1 = 5 - Hợp tử 3: 2k3 = 64 = 26 => k1 = 6 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
File đính kèm:
- De Thi HSG Sinh Hoc 9.doc