Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS huyện Vĩnh tường - Môn: Sinh Học

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS huyện Vĩnh tường - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS HUYỆN VĨNH TƯỜNG
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Sinh học
Ngày thi: .
(Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày những đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay lượn. Cánh của dơi khác với cánh của chim như thế nào?
Câu 2. (3,75 điểm)
Giải thích vì sao da và phổi được xem là cơ quan bài tiết? Sự bài tiết của da và phổi khác gì với sự bài tiết của thận?
Câu 3. (2,75 điểm)
Hãy nêu khái niệm thân nhiệt và nguồn gốc thân nhiệt?
Thế nào là động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhệt? Lấy ví dụ.
Câu 4. (4,0 điểm)
Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a quy đinh quả vàng; gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen ở F2. 
Câu 5. (2,75 điểm)
Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu nào? Công nghệ gen là gì?
Câu 6. ( 3,75 điểm)
Nêu tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và tác hại của đại dịch AIDS và một số bệnh lây qua đường tình dục?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH
Câu 1(3,0 điểm)
* Đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống bay lượn:
- Chi trước biến thành cánh. Chi sau do yếu không tự cất cánh được từ mặt đất nên Dơi nghỉ ngơi bằng cách dùng chi sau treo cơ thể vào các vật trên cao, khi bay chúng buông mình xuống và dùng cánh đẩy không khí để bay. (0,75 điểm)
- Bộ xương nhẹ, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho cơ vận động cánh.	 (0,75 điểm)
* Khác nhau giữa cánh dơi và cánh chim:
- Cánh chim có nhiều lông vũ ghép sát nhau tạo bản rộng để đẩy không khí.	 (0,5 điểm)
- Cánh dơi không có lông vũ. Bộ phận đẩy không khí là một màng da mềm, rộng nối liền cánh tay, ống tay, bàn tay và các ngón tay, chi sau và đuôi. 
 (0,5 điểm)
- Ở chim có hai xương bàn tay gắn liền, ngắn. Ở dơi, xương bàn tay của cánh có một xương ngắn và 4 xương rất dài, các xương không gắn liền với nhau.	 (0,5 điểm)
Câu 2.(3,75 điểm)
* Phổi và da được xem là cơ quan bài tiết:
Trong cơ thể, cơ quan bài tiết có nhiệm vụ lọc từ máu các chất thải, bã, các chất thừa không cần thiết cho hoạt động tế bào để tổng hợp thành sản phảm bài tiết và đào thải ra khỏi cơ thể.	 (0,75 điểm)
- Trong hoạt động tế bào, khí cacbonic là khí thải, cần thiết phải được đào thải ra khỏi cơ thể để tránh đầu độc tế bào. Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường và qua đó đào thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Vì vậy, phổi được xem là cơ quan bài tiết.	 (0,75 điểm)
- Trong cấu tạo của da có các tuyến mồ hôi có chức năng lọc từ máu nhừng chất bã như ure, axit uric,  để tao thành mồ hôi tiết ra ngoài qua bề mặt da. Vì vậy, da cũng được xem là cơ quan bài tiết.	 (0,75 điểm)
* Sự khác biệt của sự bài tiết ở da và phổi so với thận:
- Chất bài tiết của phổi ở dạng khí, gồm toàn bộ khí cacbonic do hoạt động tế bào tạo ra.	 (0,5 điểm)
- Chất bài tiết của da ở dạng dịch mồ hôi, có chứa 10% sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu ( trừ khí CO2).	 (0,5 điểm)
- Chất bài tiết của thận ở dạng nước tiểu, chứa 90% sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu ( trừ khí CO2)	 (0,5 điểm)
Câu 3.(2,75 điểm)
* Khái niệm thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.	 (0,5 điểm)
* Nguồn gốc tạo ra thân nhiệt.
Thân nhiệt được tạo ra từ qua trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Quá trình này sản sinh ra nhiệt, nhiệt được tỏa ra qua da, qua hô hấp và bài tiết tạo thân nhiệt.	 (0,75 điểm)
* Đông vật đẳng nhiệt.
Là động vật có thân nhiệt luôn duy trì ổn định khi thể trạng bình thường và không bị thay đổi theo sự biến động của nhiệt độ môi trường. (0,5điểm)
VD: Động vật thuộc lớp chim, lớp thú là động vật đẳng nhiệt. (0,25 điểm)
* Động vật biến nhiệt.
Là động vật có thân nhiệt luôn thay đổi theo sự biến động nhiệt độ môi trường. Thân nhiệt của những loài động vật này tăng lên khi nhiệt độ môi trường tăng và ngược lại. (0,5 điểm)
VD: Động vật thuộc ngành động vật không xương sống, lớp cá, lớp bò sát, lưỡng cư,  là động vật biến nhiệt.	 (0,25 điểm)
Câu 4. (4,0 điểm)
Vì F1 đều cho cây quả đỏ, dạng trong nên:
Gen A – quả đỏ là trội so với gen a – quả vàng
Gen B – quả tròn là trội so với gen b – quả bầu dục. 	 (0,5 điểm)
Ta có sơ đồ lai.
P	: 	AAbb x aaBB
GP	: 	 Ab aB
F1	: 	 AaBb 	 (0,5 điểm)
	: 	AaBb x AaBb
GF1	: AB, Ab, aB, ab : AB, Ab, aB, ab (0,5 điểm)
F2	 (1,5 điểm)
 ♀ ♂ 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Kiểu gen: 9A-B-; 3A-bb;3aaB-;1aabb 	 (0,5điểm)
Kiểu hình: 901 đỏ, tròn : 299 đỏ, bầu dục : 301 vàng, tròn : 103 vàng bầu dục 
 = 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục
 (0,5 điểm)
Câu 5.(2,75 điểm)
* Kĩ thuật gen.
Là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên AND cho phép chuyển thông tin di truyền từ cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. (0,5 điểm) 
* Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Khâu 1: Tách AND NST của tế bào cho và tách AND dùng để làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.	 (0,5điểm)
+ Khâu 2: Tạo AND tái tổ hợp (AND lai) bằng cách cắt AND của tế bào cho và phân tử AND làm thể truyền ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép đoạn AND của tế bào cho vào AND thể truyền nhờ enzim nối.	 (0,5 điểm)
+ Khâu 3: Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận, AND được chuyển gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi truyền qua các thế hệ tế bào, tiếp theo qua cơ chế phân bào, chỉ huy tổng hợp protein đã mã hóa trong đoạn đó. Nếu vào tế bào vi khuẩn, đoạn AND này tòn tại cùng với thể truyền, độc lập với NST của tế bào nhận để tự nhân đôi và chỉ huy tổng hợp protein tương ứng. (07,5 điểm)
* Công nghệ gen là lĩnh vực tổng hợp chung các kĩ thuật di truyền. (0,5 điểm)
Câu 6.( 3,75 điểm)
* Đại dịch AIDS: do nhiễm virut HIV (0,25 điểm)
- Đường lây: Qua đường máu, Quan hệ tình dục không an toàn, Qua nhau thai nếu mẹ bị nhiễm HIV. (0,5 điểm)
- Tác hại: Gây hội chứng suy giảm miễn dịch, dẫn đến mắc các bệnh cơ hội và chết. (0,5 điểm)
* Bệnh lậu: do song cầu khuẩn gây ra. (0,25 điểm)
- Đường lây: Qua quan hệ tình dục với người có mầm bệnh (nhiễm song cầu khuẩn). (0,5 điểm)
- Tác hại: Gây vô sinh, có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh con ra có thể bị mù do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo. (0,5 điểm)
* Bệnh giang mai: do xoắn khuẩn gây ra (0,25 điểm)
- Đường lây: Qua quan hệ tình dục, truyền máu thiếu an toàn và các xây sát trên cơ thể, qua nhau thai từ mẹ truyền bệnh sang con.	 (0,5 điểm)
- Tác hại: Tổn thương các phủ tạng và hệ thần kinh, con sinh ra có thể mang khuyết tật hay dị dạng bẩm sinh. 	 (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docde thi SGG cap huyen mon sinh 9.doc