Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 12 môn Hóa học - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Có đáp án)

doc11 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 12 môn Hóa học - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ĐỀ CHÍNH THỨC
QUẢNG NGÃI
 (Đề thi có 03 trang)
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
 NĂM HỌC 2021-2022
 Ngày thi: 16/02/2022
 Môn thi: Hóa học
 Thời gian làm bài: 180 phút 

Câu 1. (2 điểm)
1.1. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số proton và nơtron bé hơn 35, có số oxi hóa dương cực đại là +x, số oxi hóa âm là -y, biết x = 2y-1.
a) Xác định X. 
b) A, B, C, D là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH đều tạo ra chất Z và H2O. Dung dịch A làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch C và D phản ứng với axit mạnh và bazơ mạnh. Lập luận để xác định các chất trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
1.2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm A, X ở chu kì 2, Y ở chu kì 3; hai nguyên tố Y, T nằm kế cận nhau. Tổng số proton của 3 nguyên tử X, Y, T là 36.
a) Xác định tên các nguyên tố X, Y, T.
b) Viết công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của X, Y, T và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần tính axit. 
Câu 2. (2 điểm)
2.1. Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại ở bảng sau: 
Dung dịch
(1)
(2)
(4)
(5)
(1)

khí thoát ra
 có kết tủa

(2)
 khí thoát ra

 có kết tủa
 có kết tủa
(4)
 có kết tủa
có kết tủa


(5)

có kết tủa


 Các dung dịch (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là những dung dịch nào?
2.2. Giấm được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Thành phần chính của giấm là axit axetic có vị cay nồng. Một mẫu giấm có nồng độ axit axetic là 4%. Khối lượng riêng của dung dịch axit axetic đó là 1,05 g.ml-1.
a) Tính nồng độ mol của axit axetic trong mẫu giấm.
b) Tính pH của mẫu giấm ở trên, cho biết Ka (axit axetic) = 1,8.10-5.
Câu 3. (2 điểm)
3.1. Cho các phản ứng sau:
X1 + X2 + X3 HCl + H2SO4
A1 + A2 SO2 + H2O
B1 + B2 NH3 + Ca(NO3)2 + H2O
D1 + D2 + D3 Cl2 + MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O
Y1 + Y2 Fe2(SO4)3 + FeCl3
Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học trên.
3.2. Dẫn 0,03 mol hỗn hợp X (gồm CO2 và hơi H2O) qua than nóng đỏ thu được 0,04 mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 12 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, đun nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m. 
Câu 4. (2 điểm)
4.1. Hòa tan hoàn toàn m gam X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y chứa một chất tan và 0,3 mol khí H2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 23,4 gam kết tủa. Tính m.
4.2. Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg trong dung dịch chứa 1,55 mol KHSO4 (loãng). Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 232,7 gam muối sunfat trung hòa và 0,225 mol khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, dZ/He = 23/18. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
Câu 5. (2 điểm)
5.1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
 Axetilen benzen etylbenzen stiren polistiren
 	5.2. Hỗn hợp X gồm C2H6, C3H4, C2H2, C4H6 và H2 (các chất đều mạch hở). Cho 6,24 gam X vào dung dịch chứa Br2 dư thì thấy có 0,27 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp khí X cần V lít khí O2 (ở đktc) và thu được 0,225 mol CO2. Tính V. 
Câu 6. (2 điểm)
 	6.1. Cho 5,44 gam một ancol đơn chức X tác dụng với lượng dư Na, sau phản ứng hoàn toàn thu được 448 ml khí H2 (đktc). 
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp 3 hiđcacbon X1, X2, X3 là đồng phân của nhau. Xác định công thức cấu tạo của X, X1, X2, X3. Biết X có chứa vòng benzen trong phân tử.
 	6.2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, pentan, ancol etylic và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (trong đó số mol pentan bằng 2 số mol glixerol) cần 0,1025 mol O2, thu được 0,135 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được x gam muối. Tính giá trị của x.
Câu 7. (2 điểm)
 	7.1. Hoàn thành phương trình và các sơ đồ phản ứng sau, xác định các chất A, B, C, D, E:
 CnH21O4N + NaOH ® C5H7O4NNa2 (A) + C3H8O (B) 
 C5H7O4NNa2 (A) ® C5H10O4NCl (C) 
 C3H8O (B) ® C3H6O (D) ® C3H9O2N (E)
 	Biết A là muối của một a-aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh, chất D tham gia được phản ứng tráng gương.
 	7.2. Lên men 500 gam tinh bột với hiệu suất x% thu được 920 ml C2H5OH 250, toàn bộ CO2 thu được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được y gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A lại thu thêm được ½y gam kết tủa nữa. Khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Tính giá trị x, y.
Câu 8. (2 điểm)
 	8.1. Một oligopeptit Z (chứa từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit), thuỷ phân hoàn toàn 500 gam Z thu được 412 gam aminoaxit T và 178 gam Alanin. Xác định công thức cấu tạo của T.
 	8.2. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic (trong X tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 :15). Cho 11,13 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp gồm 0,12 mol NaOH và 0,1125 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Tính m.
Câu 9. (2 điểm) 
 	X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (Y không no, chứa một liên kết đôi C=C); Z là este tạo bởi X, Y và glixerol. Đun 19,26 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch F. Trung hoà lượng NaOH dư trong dung dịch F cần vừa đủ 180 ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà, thu được 31,305 gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 19,26 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 0,435 mol khí O2. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z và tính thể tích dung dịch Br2 1,2M phản ứng tối đa với 0,4 mol hỗn hợp E. 
Câu 10. (2 điểm)
 	10.1. Cho 6 dung dịch riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, glyxerol, axit axetic, anđehit axetic, Ala-Ala-Gly. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch trên.
 	10.2. Trong phòng thí nghiệm lắp đặt bộ dụng cụ điều chế khí như hình vẽ dưới đây: 
 Bộ dụng cụ trên có thể dùng để điều chế khí nào trong các khí sau: NH3, O2, CO2, H2S. Với mỗi khí C thỏa mãn hãy chọn cặp chất A, B phù hợp và viết phương trình phản ứng xảy ra. 
-----------HẾT-----------
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUẢNG NGÃI 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 (HDC có 8 trang)
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2021-2022
 Ngày thi: 16/02/2022 
 Môn thi: Hóa học
 Thời gian làm bài: 180 phút 
	
Câu 1. (2 điểm)
 	1.1. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số proton và nơtron bé hơn 35, có số oxi hóa dương cực đại là +x, số oxi hóa âm là -y, biết x = 2y - 1.
	a) Xác định X. 
	b) A, B, C, D là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH đều tạo ra chất Z và H2O. Dung dịch A làm quỳ tím hóa đỏ; dung dịch C và D phản ứng với axit mạnh và bazơ mạnh. Lập luận để xác định các chất trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
 	1.2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm A, X ở chu kì 2, Y ở chu kì 3; hai nguyên tố Y, T nằm kế cận nhau. Tổng số proton của 3 nguyên tử X, Y, T là 36.
a) Xác định tên các nguyên tố X, Y, T.
b) Viết công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của X, Y, T và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần tính axit. 
Câu
Nội dung
Điểm
1

2,0

1.1
1,0

a) Xác định X
 X có p + n X thuộc chu kì 2 hoặc 3.
 Theo đề: ta có x + y = 8 và x -2y = -1 => x = 5 và y =3
 Vậy X là phi kim nhóm VA, có thể là nitơ hoặc photpho.
b) Xác định A, B, C, D
- A là axit vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- B, C, D phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên phải là oxit axit hoặc muối axit.
- C, D phản ứng được với axit mạnh và với bazơ mạnh nên C, D là muối axit.
=> B là oxit và X là nguyên tố photpho vì chỉ có photpho tạo được muối axit. 
Do A, B, C, D khi tác dụng với NaOH đều tạo ra Z và H2O nên nguyên tố P trong các chất trên có cùng số oxi hóa dương cao nhất là +5. 
Vậy A là H3PO4; B là P2O5; C là NaH2PO4; D là Na2HPO4; Z là Na3PO4.
Các phương trình hóa học:
 H3PO4 + 3NaOH à Na3PO4 + 3H2O
 P2O5 + 6NaOH à 2Na3PO4 + 3H2O	
 NaH2PO4 + 2NaOH à Na3PO4 + 3H2O	
 Na2HPO4 + NaOH à Na3PO4 + 3H2O

0,25
 0,5
0,25

1.2
1,0

a) Ta có hệ phương trình: ZX + 8 = ZY và ZX + ZY + ZT = 36
 Y, T nằm kế cận → có 2 TH xảy ra:
TH1: ZY + 1 = ZT ⇒ ZX = 6,3 (loại)
TH2: ZY – 1 = ZT ⇒ ZX = 7 (N); ZY = 15 (P); ZT = 14 (Si)
b) - Công thức hiđroxit tương ứng của X, Y, T lần lượt là: HNO3; H3PO4; H2SiO3
 - Chiều tăng dần tính axit: H2SiO3; H3PO4; HNO3

0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 2. (2 điểm)
 	2.1. Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại ở bảng sau: 
Dung dịch
(1)
(2)
(4)
(5)
(1)

khí thoát ra
 có kết tủa

(2)
 khí thoát ra

 có kết tủa
 có kết tủa
(4)
 có kết tủa
có kết tủa


(5)

có kết tủa


 Các dung dịch (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là những dung dịch nào?
 	2.2. Giấm được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Thành phần chính của giấm là axit axetic có vị cay nồng. Một mẫu giấm có nồng độ axit axetic là 4%. Khối lượng riêng của dung dịch axit axetic đó là 1,05 g.ml-1. 
a) Tính nồng độ mol của axit axetic trong mẫu giấm.
b) Tính pH của mẫu giấm ở trên, cho biết Ka (axit axetic) = 1,8.10-5.
Câu
Nội dung
Điểm
2

2,0

2.1
1,0

 Các dung dịch (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là
(1) H2SO4 (2) Na2CO3 (3) NaOH (4) BaCl2 (5) MgCl2

5*0,2

2.2
1,0

a) Nồng độ mol của axit axetic = 10.1,05.4/60 = 0,7 M
b) 
 Từ Ka => [H+] = 3,54.10-3M => pH = 2,45

0,5
0,5
Câu 3. (2 điểm)
 	3.1. Cho các phản ứng sau:
X1 + X2 + X3 HCl + H2SO4
A1 + A2 SO2 + H2O
B1 + B2 NH3 + Ca(NO3)2 + H2O
D1 + D2 + D3 Cl2 + MnSO4 + K2SO4+ Na2SO4 + H2O
Y1 + Y2 Fe2(SO4)3 + FeCl3
 	Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học trên.
 	3.2. Dẫn 0,03 mol hỗn hợp X (gồm CO2 và hơi H2O) qua than nóng đỏ thu được 0,04 mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 12 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, đun nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m. 
Câu
Nội dung
Điểm
3

2,0

3.1
1,0

X1, X2, X3: SO2, H2O, Cl2;
A1, A2: H2S và O2 hoặc S và H2SO4đ;
B1, B2: NH4NO3 và Ca(OH)2;
D1, D2, D3 : KMnO4, NaCl , H2SO4đ;
Y1, Y2: FeSO4 và Cl2.
Các pthh: 
(1) SO2 + H2O + Cl2 2HCl + H2SO4
(2) 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O hoặc S + 2H2SO4đ 3SO2 + 2H2O
(3) 2NH4NO3 + Ca(OH)2 2NH3 + Ca(NO3)2 + 2H2O
(4)2KMnO4+10NaCl+8H2SO4đ5Cl2+2MnSO4+K2SO4+5Na2SO4+8H2O
(5) FeSO4 + Cl2 Fe2(SO4)3 + FeCl3

0,5
0,5
3.2
1,0

0,03 mol hh X (CO2, H2O) + C (nóng đỏ) à 0,04 mol hh Y (CO, H2, CO2)
Cách 1: Trong hh X: đặt nCO2 = a; nH2O = b
 a + b = 0,03 (1)
Trong hh Y: nH2 = b (bảo toàn H); nCO = c; nCO2 = 0,04-b-c
Bt O: nO (trong X) = nO (trong Y)
 2a + b = c + 0,08 -2b-2c à 2a + 3b +c = 0,08 (2)
Từ 1,2 à b + c = 0,02 = n(H2, CO) = nO (oxit)
m chất rắn = 12 – mO = 12 - 0,02.16 = 11,68 (gam)
Cách 2: Có thể dùng công thức tính nhanh:
nCO2 (trong Y) = 2nX - nY = 0,03.2 – 0,04 = 0,02 mol
 à n(H2, CO) = 0,04 – 0,02 = 0,02 = nO (oxit)
 à m chất rắn = 12 – 0,02.16 = 11,68 gam
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4. (2 điểm)
 	4.1. Hòa tan hoàn toàn m gam X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y chứa một chất tan và 0,3 mol khí H2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 23,4 gam kết tủa. Tính m.
 	4.2. Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg trong dung dịch chứa 1,55 mol KHSO4 (loãng). Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 232,7 gam muối sunfat trung hòa và 0,225 mol khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, dZ/He = 23/18. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
 Câu
Nội dung
Điểm
4

2,0

4.1
0,5

 Hh(Na, Na2O, Al, Al2O3) + H2O à dd Y (NaAlO2) + H2
 mg 0,3 mol 0,3 mol
 nCO2 = nAl(OH)3 = nNaAlO2 = 0,3 mol
 nH2 = nH2O = 0,3 mol
Áp dụng ĐLBTKL: m = 0,3.82 + 0,3.2 – 0,3.18 = 19,8 (gam)

0,25
0,25

4.2
1,5

Do Mz = 46/9 => khí còn lại phải là H2 => NO3 hết 
Gọi a, b lần lượt là số mol của H2 và NO
 Ta có: nZ = a + b = 0,225 (1); mZ = 2a + 30b = 1,15 (2)
 Giải (1), (2): a = 0,2 mol; b = 0,025 mol.
Theo ĐLBTKL: 32,5 + 1,55.136 = 232,7 + 1,15 + 18.nH2O
 => nH2O = 0,525 mol	
* BTNT H: nNH4+ = (1,55 - 2.0,525 – 0,2.2):4 = 0,025 mol
* BTNT N: nFe(NO3)2 = (0,025 + 0,025): 2 = 0,025 mol 
* BTNT O: nFe3O4 = (0,525 + 0,025 – 0,025.6):4 = 0,1 mol
 mFe3O4 = 0,1.232 = 23,2 gam
 mFe(NO3)2 = 0,025.180 = 4,5 gam
 mAl = 4,8 gam
0,25
0,25
0,25
 0,5
 0,25
Câu 5. (2 điểm)
 	5.1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau: 
Axetilen benzen etylbenzen stiren polistiren
 	5.2. Hỗn hợp X gồm C2H6, C3H4, C2H2, C4H6 và H2 (các chất đều mạch hở). Cho 6,24 gam X vào dung dịch chứa Br2 dư thì thấy có 0,27 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp khí X cần V lít khí O2 (ở đktc) và thu được 0,225 mol CO2. Tính V. 
Câu
Nội dung
Điểm
5

2,0

5.1
1,0


0,25
0,25
0,25
0,25
5.2
1,0

Cách 1: Xem H2 như ankan có số nt C = 0
Đặt công thức chung của H2 và C2H6 là CnH2n+2 , a mol
Công thức chung của 3 chất còn lại: CmH2m-2, b mol
Ta có các phương trình: a + b = 0,12 (1) Đặt nH2O = x
 a – b = nH2O – nCO2 = x – 0,225 à -a + b + x = 0,225 (2) 
 mX /nBr2 = (12.0,225 + 2x): 2b = 6,24 : 0,27 
12,48b – 0,54x = 0,729 (3)
Giải 1,2,3: a = 0,0525; b = 0,0675; x = 0,21
 nO2 = 0,225 + ½.0,21 = 0,33 mol à VO2 = 7,392 lít
Cách 2: Dùng phương pháp dồn biến giả định
 Qui hỗn hợp thành C2H2 (a mol), C4H6 (b mol) và H2 (c mol)
Ta có hệ:
 a + b + c = 0,12 (1)
 2a + 4b = 0,225 (2)
 (26a + 54b + 2c): (2a + 2b) = 6,24: 0,27 
 à -5,46a + 12,1b + 0,54c = 0 (3)
Giải 1,2,3: a = 0,0225; b = 0,045; c = 0,0525
nO2 = 0,225 + ½.0,21 = 0,33 mol à VO2 = 7,392 lít
* Chú ý: Có thể qui hh thành:
 C2H6 (a mol), C2H2 (b mol) và H2 (c mol)
Hoặc C2H6 (a mol), C3H4 (b mol) và H2 (c mol)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6. (2 điểm)
 	6.1. Cho 5,44 gam một ancol đơn chức X tác dụng với lượng dư Na, sau phản ứng hoàn toàn thu được 448 ml khí H2 (đktc). 
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp 3 hiđcacbon X1, X2, X3 là đồng phân của nhau. Xác định công thức cấu tạo của X, X1, X2, X3. Biết X có chứa vòng benzen trong phân tử.
 	6.2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, pentan, ancol etylic và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (trong đó số mol pentan bằng 2 số mol glixerol) cần 0,1025 mol O2, thu được 0,135 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được x gam muối. Tính giá trị của x.
Câu
Nội dung
Điểm
6

2,0

6.1.
1,0

 a) PTPƯ: 2ROH + 2Na → 2RONa + H2 
nH2 = 0,02 mol → nROH = 0,04 mol → MROH = 136.
 CTPT ancol CxHyO → 12x + y = 136 – 16 = 120
 Mặt khác: y ≤ 2x + 2 và y là số chẵn → x = 9; y = 12.
 Vậy CTPT của X là C9H12O.
b) CTCT phù hợp là: 
0,25
0,25
0,5

6.2. 
1,0

* Số mol O2 = 0,1025 mol; số mol CO2 = 0,135 mol.
Tính số của C3H5(OH)3 và C5H12: 
* Sử dụng qui đổi, ta có sơ đồ phản ứng sau:
BTNT O: a + 2b + 2.0,1025 = 2.0,135 + 0,135 + a => b = 0,1.
* Số Caxit = m = => m = 1 => axit là HCOOH
* Muối tạo thành là HCOOK: 0,1 mol => x = mmuối = 8,4 gam.

0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7. (2 điểm)
 	7.1. Hoàn thành phương trình và các sơ đồ phản ứng sau, xác định các chất A, B, C, D, E:
 CnH21O4N + NaOH ® C5H7O4NNa2 (A) + C3H8O (B) 
 C5H7O4NNa2 (A) ® C5H10O4NCl (C) 
 C3H8O (B) ® C3H6O (D) ® C3H9O2N (E)
 	Biết A là muối của một a-aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh; chất D tham gia được phản ứng tráng gương.
 	7.2. Lên men 500 gam tinh bột với hiệu suất x% thu được 920 ml C2H5OH 250, toàn bộ CO2 thu được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được y gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A lại thu thêm được ½y gam kết tủa nữa. Khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Tính giá trị x, y.
Câu
Nội dung
Điểm
7

2,0

7.1
1,0

1. H3C-[CH2]2-OOCCH(NH2)[CH2]2COO-[CH2]2CH3 + 2 NaOH ® 
 2CH3-CH2CH2OH + NaOOC-CH(NH2)[CH2]2COONa
2. NaOOC-CH[CH2]2COONa + 3HCl ® 
 HOOC- CH(NH3C1)[CH2]2COOH+ 2NaCl
3. CH3-CH2CH2OH + CuO ® CH3-CH2CHO + Cu + H2O
4. C2H5CHO+2[Ag(NH3)2]OH ®C2H5COONH4 +2Ag +3NH3+ H2O

4*
0,25

7.2
1,0

VC2H5OH = 920.25/100 = 230 ml; mC2H5OH = 230.0,8 = 184 gam
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6  2n C2H5OH + 2n CO2 
mCO2 = 184.88/92 = 176 gam => nCO2 = 4 mol
mtinh bột pư = 2.162 = 324 gam.
x = Hlên men = 324.100%/500 = 64,8 %.
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Mol: 0,01y 0,01y
 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Mol: 0,01y 0,005y
 Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
Mol: 0,005y 0,005y
=> ⅀ nCO2 = 0,01y + 0,01y = 4 => y = 200 (gam)

0,25
0,25
0,25
0,25



Câu 8. (2 điểm)
 	8.1. Một oligopeptit Z (chứa từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit), thuỷ phân hoàn toàn 500 gam Z thu được 412 gam aminoaxit T và 178 gam Alanin. Xác định công thức cấu tạo của T.
 	8.2. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic (trong X tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 :15). Cho 11,13 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp gồm 0,12 mol NaOH và 0,1125 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Tính m.
Câu
Nội dung
Điểm
8

2,0

8.1. 
1,0

BTKL: nH2Opư = (178 + 412 – 500): 18 = 5 mol
Gọi n là số mắc xích của oligopeptit Z:
 trong đó có a mắc xích Ala và (n-a) mắc xích T.
 Z + (n-1) H2O → aAla + (n-a) T
Theo bài: 5 mol 2 mol 412 gam
Ta có: (n-1)/5 = a/2 ; (n-1)/5 = (n-a).MT/412
=> MT = 412 (n-1)/(3n+2)
=> MT = 103; n = 6
Vậy công thức cấu tạo của T là CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
 0,25
 0,25
0,25
0,25

8.2.
1,0


Đặt nN = 8x à nO = 15x à nCOO = 7,5x
Coi hỗn hợp Y gồm: aa và HCl
Hh Y (HCl 8x mol, aa) + hh (NaOH, KOH) à muối + H2O (1)
 nH2O = n(NaOH, KOH) = 0,2325
 mol 2bazơ = nCOO + nHCl = 7,5x + 8x = 15,5x = 0,2325 à x = 0,015
Từ sơ đồ (1): Áp dụng ĐLBTKL:
 11,13 + 0,015.8.36,5 + 0,12.40 + 0,1125.56 = m + 0,2325.18 
m = 22,425 gam

0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. (2 điểm)
X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (Y không no, chứa một liên kết đôi C=C); Z là este tạo bởi X, Y và glixerol. Đun 19,26 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch F. Trung hoà lượng NaOH dư trong dung dịch F cần vừa đủ 180 ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà, thu được 31,305 gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 19,26 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 0,435 mol khí O2. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z và tính thể tích dung dịch Br2 1,2M phản ứng tối đa với 0,4 mol hỗn hợp E. 
Câu
Nội dung
Điểm
9

2,0

Tách thành axit và este:
hhE + NaOH + HCl → hh muối 
 = x + 3y = 0,36 (I)
 = 46x + 176y + 14z + 2t = 19,26 (II)
mhh muối = 0,36.68 + 14z + 2t + 0,09.58,5 = 31,305 
 Þ 14z + 2t = 1,56 (III) 
 = 0,5x + 5y + 1,5z + 0,5t = 0,435 (IV)
Þ x = 0,27; y = 0,03; z = 0,12; t = -0,06
Þ hh E 
phản ứng tối đa với 0,3 mol hỗn hợp E = 0,24 + 0,03 + 0,09 = 0,36 mol
Þ phản ứng tối đa với 0,4 mol hỗn hợp E = 0,36.0,4/0,3 = 0,48 mol
Þ = 0,48/1,2 = 0,4 lit = 400 ml

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. (2 điểm)
 	10.1. Cho 6 dung dịch riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, glyxerol, axit axetic, anđehit axetic, Ala-Ala-Gly. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch trên.
 	10.2. Trong phòng thí nghiệm lắp đặt bộ dụng cụ điều chế khí như hình vẽ dưới đây: 
 	Bộ dụng cụ trên có thể dùng để điều chế khí nào trong các khí sau: NH3, O2, CO2, H2S. Với mỗi khí C thỏa mãn hãy chọn cặp chất A, B phù hợp và viết phương trình phản ứng xảy ra. 
Câu
Nội dung
Điểm
10

2,0

10.1
1,0

- Dùng quì tím nhận ra axit axetic.
 - Dùng dung dịch AgNO3/NH3, nhận ra glucozơ, anđehit axetic 
à Có kết tủa Ag 
 - Dùng Cu(OH)2/OH-: dung dịch nào có màu tím đó là Ala-Ala-Gly; phân biệt được glucozơ (tạo dung dịch màu xanh) và anđehit axetic.
 - Cho 2 mẫu còn lại thủy phân trong dung dịch axit và lấy sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, nếu có kết tủa Ag nhận ra saccarozơ; còn lại là glyxerol.

4*
0,25

10.2 
1,0


Bộ dụng cụ trên có thể thu được khí O2, CO2 và H2S vì các chất này ít tan trong nước và được điều chế từ chất rắn và chất lỏng.
(1) H2O2 H2O + ½O2 (A: H2O2 và B: MnO2)
(2) CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
(3) FeS + 2 HCl → FeCl2 + H2S
0,25
0,25
0,25
0,25

 –––––––––––HẾT––––––––––
* Học sinh có thể giải bằng cách khác, nếu đúng hoàn toàn vẫn cho điểm tối đa. 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_lop_12_mon_hoa_hoc_nam_ho.doc