Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2011-2012 môn: Hoá học – THCS

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2011-2012 môn: Hoá học – THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
 LÂM ĐỒNG 	 NĂM HỌC 2011-2012
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 Môn : Hoá học – THCS
 (Đề thi gồm có 02 trang)	Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
	Ngày thi : 18/02/2012
Câu 1 (2 điểm) 
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng của các thí nghiệm sau:
a/ Cho kim loại Na vào dung dịch Al2(SO4)3.
b/ Sục khí CO2 vào nước có giầy quì tím, sau đó đun nóng nhẹ.
c/ Cho kim loại đồng vào axít sunfuric đặc, đun nóng.
Câu 2 (2 điểm) 
Để nhận biết ba dung dịch: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 đựng trong ba lọ không nhãn. Em hãy cho biết:
a/ Cách tiến hành thí nghiệm và nêu các hiện tượng xảy ra .
b/ Viết phương trình hoá học và rút ra kết luận qua thí nghiệm trên.
Câu 3. (1,5 điểm) 
 	Ba chất khí X,Y,Z đều gồm hai nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có ba nguyên tử, cả ba chất đều có tỷ khối so với hidro là 22. Y tác dụng được với dung dịch kiềm, X khi cháy trong oxi sinh ra Y và một chất khác, Z không cháy trong oxi. Lập luận để tìm công thức phân tử của các chất X,Y,Z.
Câu 4. (2,0 điểm) 
Hỗn hợp gồm Al,Fe,Cu. Em hãy dùng phương pháp hoá học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp trên.
Câu 5. (2 điểm) 
Hoà tan NaOH rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem trộn hai dung dịch A và B theo tỷ lệ khối lượng mA : mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ phần trăm là 20%. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch A và nồng độ phần trăm của dung dịch B.
Câu 6. (2,5 điểm)
Cho dãy chuyển đổi hoá học sau :
Fe A B C Fe D E F D
	Xác định các chất A,B,C,D,E,F và viết các phương trình phản ứng để thực hiện dãy chuyển đổi hoá học trên.
Câu 7 (3 điểm)
Có hai thanh kim loại M (có hoá trị II trong hợp chất). Mỗi thanh kim loại nặng 20g. 
a/ Thanh thứ nhất được nhúng vào 100ml dung dịch AgNO3 0,3M. sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, đem cân thấy thanh kim loại nặng 21,52g; Nồng độ AgNO3 trong dung dịch còn lại là 0,1M. Hãy xác định kim loại M (cho rằng thể tích dung dịch không thay đổi và lượng bạc sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại).
b/ Thanh thứ hai được nhúng vào 460g dung dịch FeCl3 20%. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, thấy trong dung dịch thu được nồng độ phần trăm của MCl2 bằng nồng độ phần trăm của FeCl3 còn lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ:
 M + FeCl3 - - - - MCl2 + FeCl2	. 	
Xác định khối lượng thanh kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch.
Câu 8 (2,0 điểm)
Hỗn hợp R gồm hai kim loại Na và Al.
Thí nghiệm 1: Nếu cho m (g) R tác dụng với nước dư thì thu được V1 lít H2.
Thí nghiệm 2: Nếu cho m (g) R tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được V2 lít H2.
Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hãy xác định quan hệ giữa V1 và V2. 
Câu 9 (3 điểm)
Hỗn hợp gồm hidrocacbon X và khí oxi có tỷ lệ số mol tương ứng là 1: 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc để hấp thu toàn bộ hơi nước thì thu được hỗn hợp khí Z có tỷ khối đối với hidro bằng 19. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của hidrocacbon X. 
(Cho biết: C =12, O = 16, Ca = 40, H=1, Mg = 24, Cu = 64, Fe = 56, Na =23, Ag=108, N=14, Al=27, S=32,Cl=35,5)
 --------------------------Hết-------------------------- 
Họ và tên thí sinh:Số báo danh.
Giám thị 1:Ký tên.
Giám thị 2:Ký tên.

File đính kèm:

  • docDE CHINH THUC 12.doc
  • docDAP AN DE CHINH THUC 12.DOC