Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS môn: Hóa học

pdf1 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS môn: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
GIA LAI 
---------------- 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2013-2014 
Môn : Hóa học 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề ) 
Câu I (4,0 điểm): 
 1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học): 
Na (1)Na2O  )2( NaOH  )3( NaHCO3  )4( Na2CO3  )5( NaCl  )6( Na  )7( CH3COONa  )8( CH4 
 2. Có 4 hiđrocacbon: Metan, etilen, axetilen và benzen. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các 
hiđrocacbon lần lượt tác dụng với: 
a) . H2/ xúc tác Ni, t0. ; b). Dung dịch nước brom (ở điều kiện thường). 
c) Trùng hợp tạo polime. 
Câu II (3,0 điểm): 
 1. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
 a) Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3. 
b) Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. 
 Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. 
 2. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho một lượng bột sắt vừa đủ 
vào dung dịch A. Đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. 
 - Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH dư thu được dung dịch D và kết tủa E. 
 - Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F. 
 - Thổi một luồng khí CO qua ống sứ nung nóng chứa F cho đến khi thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào 
dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa Y và dung dịch C. 
 - Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo kết tủa Y. 
 Hãy xác định các chất có trong A, B, C, D, E, F, G, X, Y. Viết các phương trình phản ứng minh họa. 
Câu III (3,0 điểm): 
1. Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các 
phương trình phản ứng. 
2. Chia 201 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, C2H5OH và CH3COOC2H5 làm ba phần. Cho phần 1 tác dụng 
hết với Na thu được 4,48 lít (ở đktc) khí H2. Cho phần 2 phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 2M (đun nóng). 
Cho phần 3 (có khối lượng bằng khối lượng phần 2) tác dụng với NaHCO3 dư thì có 13,44 lít (ở đktc) khí bay ra. 
Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X. 
Câu IV (3,0 điểm): 
Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, được 
15,76 gam hỗn hợp hai kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành hai phần bằng nhau. Thêm một lượng dư dd 
KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn. 
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m. 
2. Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch 
NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
Câu V (3,5 điểm): 
 Cho 4,96 gam hỗn hợp rắn A gồm CaC2 và Ca tác dụng hết với nước thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X (đo ở điều 
kiện tiêu chuẩn). 
 1. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong A. 
 2. Đun nóng hỗn hợp X có Ni xúc tác, thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. 
 a. Cho phần một đi qua nước brom dư thì còn lại 448 ml khí Z (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với 
H2 là 4,5. Hãy cho biết bình nước brom tăng lên bao nhiêu gam ? 
 b. Cho phần hai trộn với 1,68 lít khí oxi (ở điều kiện tiêu chuẩn) vào một bình kín dung tích 4 lít, bật tia lửa 
điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, giữ nhiệt độ trong bình là 109,2 0C. Tính áp suất trong bình ở nhiệt độ đó (coi thể 
tích của bình không thay đổi). 
Câu VI (3,5 điểm): 
Một hỗn hợp A gồm R2CO3, RHCO3 và RCl (R là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với V ml 
(dư) d/dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml) thu được dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia B thành hai phần bằng nhau. 
Phần một tác dụng vừa đủ 125 ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. 
Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 68,88 gam kết tủa. 
 1). Xác định R. ; 2). Tính % về khối lượng các chất trong A. 
 3). Tính giá trị của V và m. 

File đính kèm:

  • pdfDE HSG hoa9 GiaLai20132014.pdf