Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Có đáp án)

doc10 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ GIỚI THIỆU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi:Hóa học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
- Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H=1; C=12; O= 16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr = 52; Mn=55; Fe = 56; Cu=64; Zn=65; Br=80; I=127; Ba=137.
- Số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: 1H, 2He, 3Li, 6C, 7N, 8O, 9F, 10Ne, 11Na, 12Mg, 13Al, 14Si, 15P, 16S, 17Cl, 19K, 20Ca, 26Fe, 29Cu,33Ga .
Câu 1.(2 điểm)
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2.
1. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y.
2. Số electron độc thân của nguyên tử X và Y lớn nhất là bao nhiêu. Giải thích.
Câu 2.(2 điểm)
1.Cho biết: Hydrogen có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của hydrogen là 1,008. Nguyên tử khối trung bình của oxygen là 16. Tính số nguyên tử của đồng vị có trong 1 ml H2O (khối lượng riêng của H2O = 1,00 gam/ml). 
2. Dựa vào cấu hình electron cho biết các nguyên tử nguyên tố 2He.11Na, 6C, 33Ga là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Giải thích.
Câu 3.(2 điểm)
Cho X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong bảng Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
	1. Xác định vị trí (chu kì, nhóm) của các nguyên tố X, R, M trong bảng tuần hoàn. 
	2. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?
	3. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm hóa học để so sánh tính kim loại của A và B. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 4.(2,0 điểm)
1. Cho bảng số liệu về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 và PH3 như sau:
Chất
NH3
PH3
Nhiệt độ sôi
-33,340C
-87,70C
Độ tan
89,9 g/100 ml ở 00C
31,2 mg/100 ml (170C)
Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi và độ tan của NH3 lớn hơn PH3.
2. Viết công thức Lewis củacác anion CNO-, CON- và NCO-. 
3. Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion .
Câu 5.(2,0 điểm)
1.Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau: XeF4, NF3, , .
2. Aluminium chloride khi hòa tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn tại ở dạng đimer (Al2Cl6). Ở nhiệt độ cao (7000C) đimer bị phân li thành monomer (AlCl3). Viết công thức cấu tạo Lewis của phân tử đimer và monomer, cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử Aluminium, kiểu liên kết trong mỗi phân tử, mô tả cấu trúc hình học của các phân tử đó?
Câu 6.(2,0 điểm)
1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tử Cl trong phân tử CaOCl2, nguyên tử O trong H2O2 và OF2, nguyên tử H trong NaH.
2. Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc Bordoux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản suất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch acid H2SO4 loãng và sục không khí. Copper(II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho copper phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng. Lập phương trình hóa học của hai phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Trong hai cách trên, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?
Câu 7.(2,0 điểm)
	Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo Nghị định 100/2019 chỉ cần khi điều khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị coi là vi phạm luật giao thông, mức phạt tùy thuộc số mg ethanol/100 ml máu hoặc số mg ethanol/lít khí thở. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid (H2SO4). Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO).
1) Lập phương trình hóa học của phản ứng xảy ra bằng phương pháp thăng bằng electron.
2) Khi chuẩn độ 25 ml máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Tính số mg ethanol/100 ml máu của người lái xe trên. Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.
Câu 8.(2 điểm)
Biết giá trị nhiệt động của các chất sau ở điều kiện chuẩn (298K):

Fe
O2
FeO
Fe2O3
Fe3O4
∆Hos (kcal.mol-1)
0
0
-63,7
-169,5
-266,9
So (cal.mol-1.K-1)
6,5
49.0
14,0
20,9
36,2
Tính ∆Go của sự tạo thành các oxideiron từ các đơn chất ở điều kiện chuẩn. Từ đó cho biết ở điều kiện chuẩn oxideiron nào bền nhất?
Câu 9(2 điểm)
Cho cân bằng: (CH3)3DB(CH3)3 (g)⇆ (CH3)3D (g) + B(CH3)3 (g), trong đó B là nguyên tố Boron. 
Ở 100 oC, thực nghiệm thu được kết quả như sau: 
Với hợp chất Me3DBMe3 (D là nitrogen): K1 = 0,472; = 191,3 JK–1mol–1.
 Me3DBMe3 (D là phosphorus): K2 = 0,128; = 167,6 JK–1mol–1.
Năng lượng tự do Gibbs được liên hệ theo với hằng số cân bằng K theo biểu thức:
= -RTlnK (J/mol); (R=8,3145; T=oC + 273,15)
a. Cho biết hợp chất nào khó phân li hơn? Vì sao?
b. Dựa vào số liệu xác định trong hai liên kết N–B và P–B, liên kết nào bền hơn? Hãy giải thích so sánh đó dựa vào cấu tạo nguyên tử?
Câu 10.(2 điểm)
Cho nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc, ở trạng thái cơ bản tổng số electron trên phân lớp s cuả X bằng 7, tổng số electron trên phân lớp d của X và Y bằng 16. 
1. Cho m gam hỗn hợp gồm Y và oxide của X ( XO) vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A, 896 ml khí H2 (đktc) và 4,12 gam chất rắn không tan. Tính m.
	2. Một loại muối sulfate của nguyên tố Y có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, trong y tế. Trong quá trình bảo quản muối sulfate của nguyên tố Y bị oxi hóa một phần bởi oxygen không khí tạo ra hỗn hợp Z. Hòa tan hoàn toàn Z bằng dung dịch loãng chứa 0,04 mol H2SO4, chia dung dịch sau phản ứng thành 2 phần bằng nhau.
	Phần I phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 16,31 gam kết tủa.
	Thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào phần II thu được dung dịch T, cho từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào dung dịch T đến khi phản ứng vừa đủ cần dùng vừa đủ 100 ml. Tính khối lượng muối sulfate của Y ban đầu và % muối đã bị oxi hóa.
----------------------Hết------------------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(2 điểm): Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2.
1. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y.
2. Số electron độc thân của nguyên tử X và Y lớn nhất là bao nhiêu. Giải thích.
Câu
Nội Dung
Điểm
Câu 1.
2,0 điểm
1. Cấu hình electron của X là: 
Trường hợp chưa xuất hiện phân lớp 3d: 
1s22s22p63s23p64s1
Trường hợp chưa xuất hiện phân lớp 3d, bán bão hòa gấp: 1s22s22p63s23p63d54s1
Trường hợp chưa xuất hiện phân lớp 3d, bão hòa gấp: 
1s22s22p63s23p63d104s1
Cấu hình electron của Y là: 
Trường hợp chưa xuất hiện phân lớp 3d: 
1s22s22p63s23p64s2
Trường hợp chưa xuất hiện phân lớp 3d, bỏ qua bán bão hòa gấp và bão hòa gấp: 
1s22s22p63s23p63d1,2,34s2
1s22s22p63s23p63d5,6,7,84s2
1s22s22p63s23p63d104s2
2. Số electron độc thân của X lớn nhất là 6 ứng với cấu hình electron: 
1s22s22p63s23p63d54s1 (có thể biểu diễn dưới dạng orbital)
 Số electron độc thân của Y lớn nhất là 5 ứng với cấu hình electron: 
1s22s22p63s23p63d54s2 (có thể biểu diễn dưới dạng orbital)

0,25
0,5
0,75
0,5
Câu 2(2 điểm): 
1.Cho biết: Hydrogen có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của hydrogen là 1,008. Nguyên tử khối trung bình của oxygen là 16. Tính số nguyên tử của đồng vị có trong 1 ml H2O (khối lượng riêng của H2O = 1,00 gam/ml). 
2. Dựa vào cấu hình electron cho biết các nguyên tử nguyên tố 2He,11Na, 6C, 33Ga, là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Giải thích.
Câu 2.
2,0 điểm
1.Gọi x là % số nguyên tử , (1-x) là % số nguyên tử của
Ta có:
Số nguyên tử H trong một ml nước: nguyên tử 
Số nguyên tử trong một ml nước: nguyên tử 
2. Cấu hình electron nguyên tử 2He: 1s2, có 2 electron trên lớp ngoài cùng, nhưng lớp electron ngoài cùng đã bão hòa (có cấu trúc bền vững) nên nguyên tử He là khí hiếm.
Cấu hình electron nguyên tử 11Na: 1s22s22p63s1, có 1 electron trên lớp ngoài cùng nên nguyên tử Na là kim loại.
Cấu hình electron nguyên tử 6C: 1s22s22p2, có 4 electron trên lớp ngoài cùng và chỉ có 2 lớp electronnên nguyên tử C là phi kim.
Cấu hình electron nguyên tử 31Ge: 1s22s22p63s23p63d104s24p1, có 3 electron trên lớp ngoài cùng Ga là kim loại.

0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3(2 điểm):X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong bảng Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
	1. Xác định vị trí (chu kì, nhóm) của các nguyên tố X, R, M trong bảng tuần hoàn. 
	2. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?
	3. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm hóa học để so sánh tính kim loại của A và B. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X
 => Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B, M lần lượt
 (Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4), (Z+5) Theo giả thiết
 Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4)+ (Z+5) = 63
 => Z = 8
Vị trí: 8X : [He]2s22p4 : Chu kì 2, nhóm VIA.
10R : 2s22p6 => CK 2, nhóm VIIIA
13M: [Ne]3s23p1 => CK 3, nhóm IIIA
0,25
0,75
®8X; 9Y; 10R; 11A; 12B, 13M
(O) (F) (Ne) (Na) (Mg) (Al)


O2-, F-, Ne, Na+, Mg2+ , Al3+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6
0,25
Số lớp e giống nhau => bán kính r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ.
rO2- > r F-> rNe>rNa+ > rMg2+ > rAl3+ 

0,25
Chuẩn bị: Kim loại Na, Mg; dung dịch phenolphtalein; nước; cốc thủy tinh.
Tiến hành: 
- Lấy 2 cốc thủy tinh, mỗi cốc có chứa khoảng 200 ml nước, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch phenolphtalein.
- Cho một mẫu Na vào cốc (1), một dây Mg vào cốc (2).
= >Quan sát hiện tượng thí nghiệm, thấy mức độ phản ứng của sodium và magnesium với nước, từ đó kết luận tính kim loại của Na mạnh hơn Mg.

0,5
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Cho bảng số liệu về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 và PH3 như sau:
Chất
NH3
PH3
Nhiệt độ sôi
-33,340C
-87,70C
Độ tan
89,9 g/100 ml ở 00C
31,2 mg/100 ml (00C)

Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi và độ tan của NH3 lớn hơn PH3.
2. Viết công thức Lewis củacác anion CNO-, CON- và NCO-. 
3. Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion .
Câu 4
Hướng dẫn
Điểm
1
- Giữa các phân tử NH3 có liên kết hydrogen với nhau
Còn các phân tử PH3 không có liên kết hydrogen với nhau nên nhiệt độ sôi của NH3 lớn hơn PH3.
0,5
- Phân tử NH3 có liên kết hydrogen với H2O còn PH3 thì không nên độ tan của NH3 lớn hơn PH3. 
0,25
2
Viết công thức Lewis cho 3 anion CNO-, CON- và NCO-
0,75
3
So sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion . 
Độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 ngắn hơn trong ion vì trong phân tử BF3 liên kết B-F có một phần liên kết p bổ trợ nhờ sự xen phủ của một trong 3 orbital p của 3 nguyên tử F với orbital p trống của nguyên tử B, do đó liên kết B-F trong phân tử BF3 mang một phần tính chất của liên kết đôi. Trong ion liên kết B-F thuần tuý là liên kết đơn.

0,5

Câu 5 (2,0 điểm): 
1.Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau: XeF4, NF3, NO, I.
2. Aluminium chloride khi hòa tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn tại ở dạng đimer (Al2Cl6). Ở nhiệt độ cao (7000C) đimer bị phân li thành monomer (AlCl3). Viết công thức cấu tạo Lewis của phân tử đimer và monomer, cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử Aluminium, kiểu liên kết trong mỗi phân tử, mô tả cấu trúc hình học của các phân tử đó?
Câu 5
Hướng dẫn
Điểm
1
Phân tử
Mô hình VSEPR
Dạng hình học phân tử
XeF4
AX4E2
Vuông phẳng
NF3
AX3E1
Tháp đáy tam giác đều

AX2E0
Đường thẳng

AX2E3
Đường thẳng

1,0
2

+)Kiểu lai hóa của nguyên tử Al: AlCl3 là sp2; Al2Cl6 là sp3
+) AlCl3 có 3 liên kết công hóa trị có cực giữa nguyên tử Al với 3 nguyên tử Cl
Al2Cl6: Mỗi nguyên tử Al tạo 3 liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử Cl và 1 liên kết cho nhận với 1 nguyên tử Cl. Trong 6 nguyên tử Cl có 2 nguyên tử Cl có 2 liên kết: 1 liên kết cộng hóa trị thông thường và 1 liên kết cho nhận.
+) Cấu trúc hình học
- Phân tử AlCl3: nguyên tử Al lai hóa kiểu sp2 nên phân tử có cấu trúc tam giác phẳng, đều; nguyên tử Al ở tâm còn 3 nguyên tử Cl ở 3 đỉnh tam giác
- Phân tửAl2Cl6 : có cấu trúc tứ diện ghép với nhau. Mỗi nguyên tử Al là tâm của một tứ diện, mỗi nguyên tử Cl là đỉnh của tứ diện. Có 2 nguyên tử Cl là đỉnh chung của 2 tứ diện.

1
Câu 6 (2,0 điểm) : 
1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tử Cl trong phân tử CaOCl2, nguyên tử O trong H2O2 và OF2, nguyên tử H trong NaH.
2. Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc Bordoux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản suất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch acid H2SO4 loãng và sục không khí. Copper(II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho copper phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng. Lập phương trình hóa học của hai phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Trong hai cách trên, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?
Hướng dẫn
1
 Cl-1
Ca ; H-O-1-O-1-OH ; F-O+2-F; Na-H-1
O – Cl+1
0,25x4 
2
Ptp ư: 2Cu + O2 + 2H2SO4 2CuSO4 + 2H2O (1)
 Cu + 2H2SO4(đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O (2)
Cách (1) ít gây ô nhiễm môi trường hơn do phản ứng (2) sinh ra khí SO2 Cách (1) ít gây ô nhiễm môi trường hơn do phản ứng (2) sinh ra khí SO2 gây ô nhiễm môi trường và hiện tượng mưa axit.

0,5đ
0,5đ
Câu 7 (2,0 điểm): 
	Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo Nghị định 100/2019, chỉ cần khi điều khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị coi là vi phạm luật giao thông, mức phạt tùy thuộc số mg ethanol/100 ml máu hoặc số mg ethanol/l khí thở. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid (H2SO4). Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO).
1) Lập phương trình hóa học của phản ứng xảy ra bằng phương pháp thăng bằng electron.
2) Khi chuẩn độ 25 ml máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Tính số mg ethanol/100 ml máu của người lái xe trên. Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.
Hướng dẫn
1
3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4
 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

1,0đ
2.

=> nC2H5OH = 6.10-4
=> mC2H5OH = 6.10-4. 46 = 0,0275 gam = 27,5 mg
=> sô mg C2H5OH trong 100 ml máu là 27,5.4 = 110 mg
1,0đ

Câu 8.(2 điểm)
Biết giá trị nhiệt động của các chất sau ở điều kiện chuẩn (298K):

Fe
O2
FeO
Fe2O3
Fe3O4
∆Hos (kcal.mol-1)
0
0
-63,7
-169,5
-266,9
So (cal.mol-1.K-1)
6,5
49.0
14,0
20,9
36,2
Tính ∆Go của sự tạo thành các oxideiron từ các đơn chất ở điều kiện chuẩn. Từ đó cho biết ở điều kiện chuẩn oxideiron nào bền nhất?
1
Ta có: ∆Go = ∆Ho - T. ∆So 
Vậy: ∆Go (FeO) = -63,7.1000 - 298.(14,0 - 6,5 - 49,0/2) 
 = - 58634 cal.mol-1.
∆Go (Fe2O3) = -169,5.1000 - 298.(20,9 - 2.6,5 - 49,0.3/2) 
 = - 149951,2 cal.mol-1.
∆Go (Fe3O4) = -266,9.1000 - 298.(36,2 - 6,5.3 - 49,0.2) 
 = - 242672,6 cal.mol-1.
Vì ∆Go (Fe3O4) < ∆Go (Fe2O3) < ∆Go (FeO)
nên Fe3O4 là oxide bền nhất trong 3 oxide trên.

0, 5
0,5
0,5
0,5

Câu 9(2 điểm)
Cho cân bằng: (CH3)3DB(CH3)3 (g)⇆ (CH3)3D (g) + B(CH3)3 (g), trong đó B là nguyên tố Boron. Ở 100 oC, thực nghiệm thu được kết quả như sau: 
Với hợp chất Me3DBMe3 (D là nitrogen): K1 = 0,472; = 191,3 JK–1mol–1.
 Me3DBMe3 (D là phosphoros): K2 = 0,128; = 167,6 JK–1mol–1.
Năng lượng tự do Gibbs được liên hệ theo với hằng số cân bằng K theo biểu thức: = -RTlnK (J/mol).
(R=8,3145; T=oC + 273,15)
a. Cho biết hợp chất nào khó phân li hơn? Vì sao?
b. Dựa vào số liệu xác định trong hai liên kết N–B và P–B, liên kết nào bền hơn? Hãy giải thích so sánh đó dựa vào cấu tạo nguyên tử?
Me3DBMe3 (g)⇆Me3D (g) + BMe3 (g)	(1)
a. Ta có: = -RTlnK
	Đối với hợp chất Me3NBMe3: 
	®= - 8,3145.373,15.ln0,472 = 2329,33 (J/mol).
	Tương tự đối với hợp chất Me3PBMe3:
	®= - 8,3145.373,15.ln0,128 = 6376,29 (J/mol).
	<® hợp chất Me3PBMe3 khó phân li hơn
b. = + T®= 2329,33 + 373,15.191,3 = 73712,93 (J/mol)
	= 6376,29 + 373,15.167,6 = 68916,23 (J/mol)
	®>® liên kết N-B bền hơn.
Trong phân tử (CH3)3NB(CH3)3 và (CH3)3PB(CH3)3 thì N có bán kính nhỏ hơn P và mật độ e cao hơn tạo thuận lợi tạo liên kết cho nhận hơn P.
Câu 10.(2 điểm) Cho nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc, ở trạng thái cơ bản tổng số electron trên phân lớp s cuả X bằng 7, tổng số electron trên phân lớp d của X và Y bằng 16. 
1. Cho m gam hỗn hợp gồm Y và oxit của X ( XO) vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A, 896 ml khí H2 (đktc) và 4,12 gam chất rắn không tan. Tính m.
	2. Một loại muối sulfate của nguyên tố Y có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, trong y tế. Trong quá trình bảo quản muối sulfate của nguyên tố Y bị oxi hóa một phần bởi oxygen không khí tạo ra hỗn hợp Z. Hòa tan hoàn toàn Z bằng dung dịch loãng chứa 0,04 mol H2SO4, chia dung dịch sau phản ứng thành 2 phần bằng nhau.
	Phần I phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 16,31 gam kết tủa.
	Thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào phần II thu được dung dịch T, cho từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào dung dịch T đến khi phản ứng vừa đủ cần dùng vừa đủ 100 ml. Tính khối lượng muối sulfate của Y ban đầu và % muối đã bị oxi hóa.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm

Ở trang thái cơ bản X có 7 electron trên phân lớp s =>
X là [Ar] 4s1 , [Ar] 3d54s1, [Ar] 3d104s1
Vì X thuộc chu kỳ 4 => Y thuộc chu kỳ 4
Tổng số electron trên phân lớp d của X, Y bằng 16 => X là [Ar] 3d104s1 ( Cu)
Và Y là , [Ar] 3d64s1 ( Fe)
1. Cho m gam hỗn hợp Fe, CuO vào 200 ml dung dịch HCl 1M ta có các phương trình
CuO +2HCl CuCl2 + H2O
0,06 0,12
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
0,04 0,08 0,04
Fe+ CuCl2 FeCl2 + Cu
0,06 0,06
Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu 3,84 gam và Fe 0,28 gam
=> giá trị của m = 10,68 gam
2. Muối sulfate của Y bị oxi hóa bởi oxygen không khí => muối có công thức FeSO4
6FeSO4 + 3/2O22Fe2(SO4)3 +Fe2O3
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
Dung dịch Z gồm: FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4
Phần I: số mol BaSO4 =số mol SO4 =0,07 => số mol SO4 trong muối ban đầu = 0,07-0,04 = 0,03 mol => khối lượng muối FeSO4 =4,56 gam
Phần II: Phản ứng với dung dịch KMnO4
5Fe2+ +2MnO4-+8H+ 5Fe3+ +2Mn2+ + 4H2O
0,025 0,01
Vậy % FeSO4 đã bị oxi hóa thành Fe2(SO4)3 là (0,03-0,024)/0,03.100% =16,667%
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5

Lưu ý: Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa!
-------Hết--------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_20.doc