Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường bậc THCS năm học 2013 - 2014 môn Sinh học lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường bậc THCS năm học 2013 - 2014 môn Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS TRÀ THANH BẬC THCS NĂM HỌC 2013-2014 MÔN SINH HỌC - Lớp 7 Đề chính thức Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6,5 điểm) a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy so sánh động vật với thực vật? Từ đó, em hãy rút ra đặc điểm chung của động vật? b. Tại sao coi tập đoàn Vôn-vốc không là cơ thể đơn bào cũng như cơ thể đa bào? Câu 2 (2,5 điểm) a. Bệnh sốt rét là bệnh gì? b. Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi? Câu 3 (4 điểm) a. Đặc điểm nào của sán dây thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người? b. Theo em, cần phải có những biện pháp nào để phòng chống bệnh giun sán? Tại sao tỉ lệ mắc bệnh giun sán ở nước ta lại cao? Câu 4 (3 điểm) a. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức? Thủy tức tiêu hóa mồi và thải bã như thế nào? b. Làm thí nghiệm về tái sinh của thủy tức, người ta thường cắt chúng thành hai nửa. Hãy phán đoán xem nửa đầu hay nửa cuối cơ thể phục hồi cơ thể toàn vẹn nhanh hơn? Tại sao? Câu 5 (4 điểm) Các câu sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn 1. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái đất. 2. Chỉ có thực vật mới có khả năng quang hợp. 3. Động vật không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời. 4. Cách dinh dưỡng của trùng roi giống với thực vật. ---Hết--- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN SINH HỌC 7 Năm học 2013-2014 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 6,5điểm a. So sánh giữa động vật với thực vật: * Giống nhau: + Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào. + Tế bào có cấu tạo giống nhau gồm màng, chất nguyên sinh, các bào quan và nhân. + Có khả năng hô hấp, bài tiết, sinh trưởng, phát triển. * Khác nhau: Động vật Thực vật - Thành tế bào không có Xenlulozo nên không có hình dạng nhất định. - Có khả năng di chuyển. - Có hệ thần kinh và giác quan. - Sống dị dưỡng. - Thành tế bào có Xenlulozo nên có hình dạng nhất định. - Không có khả năng di chuyển. - Không có hệ thần kinh và giác quan. - Sống tự dưỡng. * Đặc điểm chung của động vật: - Có khả năng di chuyển. - Có hệ thần kinh và giác quan. - Sống dị dưỡng. b. - Tập đoàn Vôn-vốc là tập đoàn đơn bào do được cấu tạo bởi các đơn bào trùng roi nên không là cơ thể đơn bào; cũng không là cơ thể đa bào do các cá thể vẫn vận động và dinh dưỡng tương đối độc lập. - Tập đoàn Vôn-vốc được coi là cầu nối về mối quan hệ nguồn gốc giữa đơn bào và đa bào do các cá thể đã có mối quan hệ với nhau bằng cầu nối nguyên sinh chất, giữa chúng đã bắt đầu có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. 1,5 điểm 2 điểm 1,5điểm 1,5điểm Câu 2 2,5 điểm a. Bệnh sốt rét: - Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây nên qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen. - Khi bị bệnh sốt rét, trùng sốt rét gây cho bệnh nhân hội chứng lên cơn sốt rét (sốt cao, lạnh run) à nguy hiểm đến tính mạng. b. Bệnh sốt rét thường phát sinh ở miền núi vì: - Muỗi Anophen có nhiều ở miền núi. - Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt rét. - Người dân không chủ động phòng tránh (mắc màn (mùng), phát quang bụi rậm...) 1điểm 1,5điểm Câu 3 4 điểm a. Cấu tạo của sán dây thích nghi đời sống kí sinh: - Đầu nhỏ có giác bám, không có miệng và hậu môn. - Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. - Mỗi đốt mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, các đốt mang trứng. - Đẻ nhiều trứng. b. Các biện pháp phòng chống giun sán: - Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. - Rửa rau quả sạch trước khi sử dụng, nên ngâm hoặc rửa bằng nước muối hoặc thuốc tím. - Không nên tưới hoa màu, rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa oai mục. - Nên tẩy giun 1 – 2 lần/năm. * Nguyên nhân: - Môi trường nhiệt đới ẩm thích hợp cho giun sán phát triển. - Nhà cầu, hố xí,. chưa hợp vệ sinh. - Ruồi, nhặng còn nhiều. - Ý thức vệ sinh con người còn thấp. - Chưa kiểm tra sức khỏe định kỳ, xổ giun định kỳ cho trẻ. 1điểm 2điểm 1điểm Câu 4 3 điểm a. * Ý nghĩa của tế bào gai đối với thủy tức: Tế bào gai dùng để bắt mồi và tự vệ. Khi chạm con mồi, gai phóng ra chất độc làm tê liệt con mồi. Tế bào gai có nhiều ở tua miệng. * Cách tiêu hóa mồi và thải bã: - Tế bào mô-cơ tiêu hóa chiếm chủ yếu lớp trong của thành cơ thể, là các tế bào có 2 roi có không bào tiêu hóa tiết enzim tiêu hóa con mồi. - Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng. b. Nửa đầu sẽ phục hồi cơ thể toàn vẹn nhanh hơn vì nửa này hoàn chỉnh hơn (có miệng và tua miệng) 1điểm 1điểm 1điểm Câu 5 4 điểm 1. Đúng vì con người và hầu hết các động vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra. 2. Sai vì ngoài thực vật, một số vi khuẩn, động vật nguyên sinh cũng có khả năng quang hợp. 3. Sai vì động vật sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của thực vật và các sản phẩm khác từ động vật. 4. Đúng vì trong cơ thể trùng roi có lục lạp nên trùng roi có khả năng quang hợp. 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ MA TRẬN ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS TRÀ THANH MÔN: SINH HỌC KHỐI 7 NĂM HỌC 2013-2014 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Cấp độ Chủ đề Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao TL TL TL TL Đặc điểm chung của ĐV Đặc điểm chung của động vật Số câu 1/2 1/2 Số điểm 5 5 điểm = 100% Động vật nguyên sinh Bệnh sốt rét - Sự phát triển của bệnh sốt rét. - Tập đoàn trùng roi. Số câu 3/2 1/2 1 Số điểm 4 1 điểm = 25% 3 điểm = 75% Các ngành giun Đặc điểm cấu tạo của sán dây thích nghi đời sống Các biện pháp phòng chống giun sán Số câu 1 1/2 1/2 Số điểm 4 1 điểm = 25% 3 điểm = 75% Ngành ruột khoang Đặc điểm dinh dưỡng của thủy tức Đặc điểm sinh sản của thủy tức Số câu 1 1/2 1/2 Số điểm 3 2 điểm = 66,7% 1điểm = 33,3% Quang hợp Quang hợp của sinh vật Số câu 1 1 Số điểm 4 4điểm = 100% Tổng số 5 câu 20 điểm 1 câu 2 điểm = 10% 3 câu 14 điểm = 70% 1/2 câu 3 điểm=15% ½ câu 1 điểm = 5%
File đính kèm:
- de thi HSG cap huyen 2013.doc