Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lần 2 năm học 2012-2013 môn văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lần 2 năm học 2012-2013 môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1 (4 điểm) Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao có viết: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình. (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, tr.203-204) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 2 (6 điểm) Phân tích các bài thơ đã học, đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến: Trong thơ Nguyễn Khuyến luôn có một nụ cười kín đáo, thâm trầm, một tấm lòng đôn hậu. (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, tr.63) ………….………..HẾT………………… Họ và tên thí sinh:……………………………………………..SBD…………… Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN II NĂM HỌC 2012- 2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án gồm: 03 trang ………………… Câu 1 (4 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Hiểu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí trong cuộc sống. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi về dùng từ hay ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung 1. Giải thích - Kẻ mạnh là những con người có sức khoẻ, có đời sống vật chất và tinh thần đủ đầy. Kẻ mạnh theo Nam Cao là người có nhân cách, là người chiến thắng nghịch cảnh, là mẫu người được xã hội trân trọng. - Hình ảnh đôi vai mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi sự nương tựa, chở che. - Lời nhận định chia thành hai vế, vế đầu mang nghĩa phủ định là lời nhắc nhở nhẹ nhàng : kẻ mạnh không được chén ép người khác để thoả mãn lòng ích kỉ của mình. Vế hai là lời khẳng định và cũng là niềm mong mỏi của Nam Cao với con người : kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác. 2. Bình luận - Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh được diễn đạt qua cách nói hình ảnh: giẫm lên vai kẻ khác và giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình. Lời nhận đinh của Nam Cao là một phương châm sống đẹp, nâng đỡ người khác hướng tới bến bờ của nhân cách, của cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. - Lời nhận định nói lên trách nhiệm của con người đối với cuộc sống. Sức mạnh của con người không chỉ đo bằng cơ bắp mà phải đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp trong cuộc sống. - Nói tới con người chân chính là nói tới những phẩm chất cao đẹp : đồng cảm, thương yêu, sẻ chia… Đó là những điều sơ đẳng nhất của đạo làm người. Loài người biết mình có đời sống khác với vượt cao hơn mọi loài chính là ở chỗ biết phân biệt thiện- ác. Nhờ vậy mà sinh ra tính người (Hộ trong Đời thừa, có lúc anh nghĩ tới tư tưởng gia Phát xít Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ nhưng cuối cùng anh chọn tình thương. Bởi theo Hộ, tình thương phân biệt con người với ác thú. Giăng- van- giăng trong Những người khốn khổ của V. Huy- gô cả đời chỉ tâm niệm một điều : trên đời này chỉ có một điều duy nhất ấy thôi, đó là thương yêu nhau. - Lời nhận định tôn vinh tình cảm cao đẹp giữ con người với con người. Kẻ mạnh đừng ngoảnh mặt làm ngơ trước những nỗi đau của kẻ kém may mắn hơn mình. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu người có cách cư xử đẹp (dẫn chứng minh họa). 3. Nâng cao - Trong xã hội vẫn còn có những kẻ sống vị kỉ, giẫm lên cuộc sống của người khác để thoả mãn lòng ỉch kỉ của mình, sống xa hoa trên sự đói khát của người khác không chút xao động => thể hiện lối sống thiếu đạo đức, đáng phê phán. - Mặt khác, cần đánh giá đúng tinh thần của câu nói, giúp đỡ kẻ yếu là bổn phận của kẻ mạnh nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân hay lối ban ơn trịnh thượng mà phải bắt nguồn từ tình cảm chân chính. Đồng thời người được giúp đỡ không nên ỷ lại, khi đó sẽ lười biếng và thụ động. Cần vươn lên để xứng đáng với sự chửo che của người khác. - Nhận thức và hành động của bản thân. III. Biểu điểm - Điểm 3, 4: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. - Điểm 2, 3: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản. Diễn đạt khá, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng sát hợp. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1: Nội dung sơ lược, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0 : Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 2 (6 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Hiểu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về một đặc trưng nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi về dùng từ hay ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung - Giới thiệu ngắn gọn, súc tích về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến. Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Khuyến với nét nổi bật là chất trào phúng và chất trữ tình. - Chất trào phúng : kín đáo thâm trầm. Ông tự trào về cái bạc nhược, cái bất lực của bản thân mình. Qua đó thể hiện tâm trạng u uất của người trí thức đựơc đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức của Nho giáo mà không thực hiện được nghĩa vụ vì dân vì nước. Ông hướng ngòi bút vào cái xấu của xã hội đương thời để chế giễu những đối tượng tham lam, ích kỉ, tuỳ thời, cơ hội, đặc biệt là bọn nho sĩ, quan lại. - Chất trữ tình : tấm lòng đôn hậu, nổi bật nhất ở mảng nội dung viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương- một vùng chiêm khê mùa thối, nghèo khó ở Bắc Bộ. Có thể nói, trong thơ Nguyễn Khuyến hình ảnh nông thôn hiện lên cụ thể ở hình sắc, sinh hoạt, mang đậm cảm xúc của một trí thức gắn bó sâu nặng với thôn quê. III. Biểu điểm - Điẻm 5,6 : Có đầy đủ các nội dung đã nêu ở trên, dẫn chứng có thể không quá nhiều, dàn trải, tập trung vào một tác phẩm hay một một vài dẫn chứng cho mỗi nội dung và phân tích cho xác đáng, bài viết đậm chất văn và có tính sáng tạo. - Điểm 3,4 : Hiểu đúng yêu cầu đề bài, trình bày vấn đề sáng rõ, có một vài ý kiến sâu sắc. Văn trôi chảy, trong sáng. Kết cấu bài chặt chẽ. Có thể còn một vài lỗi nhỏ trong hành văn. - Điểm 1,2 : Hiểu đúng, giải quyết cơ bản các ý trong đề bài yêu cầu. Nội dung còn sơ lược, chưa đi sâu phân tích cụ thể. - Điểm 0 : Không hiểu đề, không đưa và phân tích được dẫn chứng.
File đính kèm:
- De thi HSG cap truong lan 2 nam 2013 Mon Van 11 THPT Song Lo VP.doc