Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn ngữ văn 7 năm học: 2012-2013

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn ngữ văn 7 năm học: 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Supe
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường
MÔN NGỮ VĂN 7
 Năm học: 2012-2013
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)


Câu 1( 2 điểm): ChØ ra vµ ph©n tÝch t¸c dông cña biÖn ph¸p tu tõ §iÖp ng÷ trong ®o¹n v¨n sau :
 “GËy tre, ch«ng tre chèng l¹i s¾t thÐp cña qu©n thï. Tre xung phong vµo xe t¨ng, ®¹i b¸c. Tre gi÷ lµng, gi÷ n­íc, gi÷ m¸i nhµ tranh, gi÷ ®ång lóa chÝn. Tre hi sinh ®Ó b¶o vÖ con ng­êi ! Tre, anh hïng lao ®éng! Tre, anh hïng chiÕn ®Êu!”
 ( C©y tre ViÖt Nam – ThÐp Míi)
Câu 2( 1 điểm) 
 Các từ: đi đứng, mắt mũi, học hành, chùa chiền có phải là từ láy không? Vì sao?
Câu 3( 7 điểm) Mái trường em yêu!

 ( Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


























Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Supe
Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi cấp trường
MÔN NGỮ VĂN 7
 Năm học: 2012-2013
Câu 1( 2 điểm). Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau
 -Nhận diện được Điệp ngữ( 1đ): Từ “tre”( lặp lại 7 lần), “giữ”( 4 lần), “anh hùng”( 2 lần).
 -Tác dụng(1 đ) Nhấn mạnh, tô đậm vai trò của cây tre trong kháng chiến. Từ đó khẳng định những đặc tính của cây tre hay chính là những phẩm chất cao đẹp của con người Việt nam trong chiến đấu: mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm.
Câu 2( 1điểm)
-Các từ: đi đứng, mắt mũi, học hành, chùa chiền không phải là từ láy ( 0,5đ)
- Giải thích: Vì quan hệ giữa các tiếng là quan hệ ngữ nghĩa( cả 2 tiếng đều có nghĩa, dù hình thức giống từ láy) (0.5đ)
Câu 3( 7 điểm)
-Yêu cầu chung: Học sinh xác định đúng kiểu bài: biểu cảm về hình ảnh, sự vật trong đời sống XH. Biết tạo lập mạch cảm xúc, biết đan xen các yếu tố Miêu tả, Tự sự 
-Yêu cầu cụ thể:
* Về nội dung( 6đ)
1-MB:(0,5đ) 
-Giới thiệu đối tượng biểu cảm: Mái trường( Tiểu học hoặc trung học, hoặc cả hai)
-Cảm xúc chung: yêu quí, thân thiết, gắn bó.
2- TB:(5đ)
a/ Yêu mến, gắn bó với mái trường:(2đ)
-Yêu mến bởi mái trường có những vẻ đẹp riêng: Cổng trường, cây cối trong sân trường, những dãy lớp học, hàng ghế đá…( miêu tả những nét đẹp riêng của ngôi trường)
-Gắn bó với ngôi trường: là nơi chứa đựng những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô( ngày đầu đến trường, những trò đùa tinh nghịch với bạn bè, những ngày hội 20/11…)
b/ Biết ơn, tự hào về mái trường(2đ)
-Là nơi có thầy cô dạy dỗ, nơi em đã lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.
-Là nơi em được đón nhận bao kiến thức mới lạ, hấp dẫn.
-Là nơi khơi dậy trong em bao ước mơ, khát vọng đẹp đẽ….
c/ Lưu luyến, tiếc nuối khi phải xa mái trường( 1đ)
-Chia tay với mái trường là chia tay với tuổi học trò trong sáng, vô tư.
-Chia tay với bạn bè, với thầy cô, với những kỉ niệm…
3-Kết bài( 0,5đ)
-Suy nghĩ của bản thân: luôn phấn đấu xứng đáng là học sinh lớn lên từ mái trường, để không phụ công thầy cô.
*Về hình thức( 1đ): Chữ viết sạch, dễ đọc, không sai lỗi chính tả, diễn đạt tương đối mạch lạc, bố cục rõ ràng
(Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt đáp án chấm. trân trọng những bài viết sáng tạo của học sinh.) 
Người ra đề và làm đáp án
 Lê Huyền Ngọc
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Supe
Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi cấp trường
MÔN NGỮ VĂN 6
 Năm học: 2012-2013
Câu 1( 1điểm)
Từ “nắng mưa” được dùng với nghĩa chuyển( 0,5đ)
Giải thích( 0,5đ): vì “nắng mưa” ở đây không được hiểu với nghĩa là những hiện tượng của thiên nhiên( nghĩa gốc); “nắng mưa” là chỉ những vất vả, khổ cực mà cuộc đời mẹ đã trải qua( nghĩa chuyển) 
Câu 2( 2 điểm) Ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh:
-Là yếu tố hoang đường kì ảo, làm tăng tính li kì, tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
-Là tiếng đàn của công lí, chính nghĩa( tiếng đàn giải oan cho Thạch Sanh, giải câm cho công chúa, trừng trị Lí Thông độc ác)
- Thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình, khát vọng đất nước không có chiến tranh của ND ta( tiếng đàn đã thức tỉnh lương tâm của kẻ thù, giúp họ nhận ra tính chất phi lí của cuộc chiến tranh)
Câu 3( 7 điểm)
-Yêu cầu chung: Học sinh xác định đúng kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. biết xây dựng câu chuyện hợp lí, mang ý nghĩa sâu sắc
-Yêu cầu cụ thể:
*Về nội dung(6 điểm)
1-MB( 0,5đ)
-Giới thiệu hoàn cảnh nghe được câu chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất: Ra thăm vườn rau, vô tình nghe được câu chuyện->Cảm xúc: tò mò, lạ lùng
2-TB( 5đ) Học sinh có thể kể nhiều hướng khác nhau. Có thể kể theo hướng sau:
-Sâu Rau: Chê giun đất bẩn, suốt ngày làm việc vất vả, chẳng biết hưởng thụ. Tự hào vì mình béo tốt, mỡ màng, chẳng phải làm mà vẫn có thức ăn.
-Giun Đất: giải thích công việc của mình là làm cho đất tơi xốp, giúp cho nhà nông, khuyên Sâu Rau chỉ nên ăn lá già để cây còn mọc được; nếu không chủ vườn sẽ tìm cách bắt và giết hết họ nhà Sâu.
-Sâu Rau không nghe, ngoạm ăn lá non vì chê lá già đắng, cho rằng có nhiều cách để trốn khi có người bắt( ẩn mình dưới lá cây).
-Giun Đất bực mình bỏ đi chỗ khác. Vừa lúc đó, có chú Chim Sâu sà xuống, Sâu Rau định trốn nhưng không kịp, Chim Sâu mổ, cặp Sâu Rau bay đi.
3-KB( 0,5đ)
-Cảm nghĩ của em: Yêu quí Giun Đất vì là loài có ích, ghét Sâu Rau vì là kẻ ăn bám.
-> Bài học: Phải chăm chỉ làm việc, không được sống ăn bám thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
*Về hình thức( 1đ): Chữ viết sạch, dễ đọc, không sai lỗi chính tả, diễn đạt tương đối mạch lạc, bố cục rõ ràng
(Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt đáp án chấm. trân trọng những bài viết sáng tạo của học sinh.) 
Người ra đề và làm đáp án
 Lê Huyền Ngọc
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Supe
Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi cấp trường
MÔN NGỮ VĂN 8
 Năm học: 2012-2013
Câu 1( 2 điểm)
-Xác định các từ láy( 1đ) Lom khom, lác đác-> đều là từ láy tượng hình.
-Tác dụng( 1đ) gợi tả hình ảnh con người xuất hiện ở đèo Ngang nhỏ bé, ít ỏi, thưa thớt
-> tăng thêm cái vắng vẻ, hoang sơ của cảnh đèo Ngang trong buổi chiều tà, gợi nỗi buồn, cô đơn trong lòng nữ sĩ.
Câu 2( 8 điểm)
-Yêu cầu chung: Học sinh xác định đúng kiểu bài: Nghị luận chứng minh. Biết tìm và phân tích, chứng minh luận điểm sâu sắc bằng hệ thống dẫn chứng, lí lẽ phù hợp, đặc sắc.
-Yêu cầu cụ thể:
*Về nội dung( 7 điểm)
1-MB( 0,5đ)
-Giới thiệu tác giả NH và đoạn trích “Trong lòng mẹ”-> giói thiệu bé Hồng- nhân vật chính của truyện
-Nêu luận điểm: Bé Hồng là em bé có tình yêu thương mẹ sâu sắc.
2-TB( 6 đ)
a/ Khái quát:(0,5đ) 
-Vị trí, xuất xứ đoạn trích: Là chương IV( trong IX chương) của TP “Những ngày thơ ấu”- cuốn hồi kí của NH
-Khái quát về nhân vật bé Hồng: Là đứa trẻ có hoàn cảnh sống bất hạnh( bố chết vì nghiện thuốc phiện, mẹ bỏ đi biệt xứ , bị gia đình bên nội ghẻ lạnh…)
b/ Chứng minh(5đ)
b1- Bé Hồng luôn nhớ và khao khát được gặp mẹ (1đ)
D/ chứng:
-Hoàn cảnh xa mẹ: “ hơn một năm..không một đồng quà, tấm bánh…”
-Khi nghe bà cô hỏi “ có muốn vào…chơi với mẹ mày ..”-> “ toan trả lời có”
-Nhớ mẹ “ nhiều phen làm tôi rớt nước mắt”
-Luôn khắc sâu hình ảnh mẹ trong tim: “thoáng thấy một người đàn bà..”-> nhận ra mẹ.
b2- Thương và thông cảm với những đau khổ của cuộc đời mẹ, căm ghét những cổ tục đẫ đày đọa mẹ(2đ)
- Không khinh rẻ, ruồng rẫy mẹ như “rắp tâm tanh bẩn của bà cô”: “đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ…”.
- Xót xa khi mẹ bị bà cô đay nghiến, coi thường: T/g miêu tả tâm trạng của bé Hồng qua một loạt những hành động: “cay cay, nước mắt ròng ròng, chan hòa, đầm đìa, cười dài trong tiếng khóc, nghẹn ứ khóc không ra tiếng…”
- Căm ghét cổ tục: “Giá những cổ tục đó ….”-> NT so sánh+ ĐT mạnh -> diễn tả trạng thái căm uất đến sục sôi những cổ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ, khao khát phá bỏ nó để giải phóng cho mẹ.
b3- Hạnh phúc vô bờ khi được gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ(2đ)
-Hành động: Thoáng thấy…đuổi theo…gọi bối rối
 Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu chân , òa khóc nức nở
-Suy nghĩ: Nếu lầm…không khác gì ảo ảnh…-> NT so sánh-> khao khát cháy bỏng được gặp mẹ, kđ mẹ là nguồn sống, nguồn hi vọng của bé…
-Cảm nhận: 
+Vẻ đẹp của mẹ ( da tươi sáng , đôi mắ trong, má hồng…)
+Cảm giác: ấm áp, mơn man: hơi quần áo, hơi thở thơm tho; bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa ..mẹ gãi rôm
->SD nhiều tính từ chỉ tính chất, màu sắc, câu hỏi tu từ, vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc->Mọi giác quan trong cơ thể bé Hồng như bừng thức dậy đón nhận tình yêu thương của mẹ và tâm trạng vui sướng, niềm hạnh phúc bất ngờ dâng lên đến cực điểm của bé khi gặp mẹ.
*Đánh giá(0,5đ) 
+Về NT: Miêu tả tâm lí nhân vật thiếu nhi tinh tế, sâu sắc. Lời kể kết hợp cảm xúc nhuần nhuyễn-> gợi sự đồng cảm của người đọc.
+Về ND: Khẳng định sức sống mãnh liệt của tình mẫu tử, lên án định kiến lạc hậu của XH cũ đã trói buộc con người-> trẻ em trở thành nạn nhân của XH.
3-KB( 0,5đ)
-Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của bé Hồng.
-Suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống ngày nay.
*Về hình thức( 1đ): Chữ viết sạch, dễ đọc, không sai lỗi chính tả, diễn đạt tương đối mạch lạc, bố cục rõ ràng
(Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt đáp án chấm. trân trọng những bài viết sáng tạo của học sinh.) 
 Người ra đề và làm đáp án
 Lê Huyền Ngọc























Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Supe
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường
MÔN NGỮ VĂN 6
Năm học: 2012-2013
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)


Câu 1( 1 điểm). Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
 “Nắng mưa từ những ngày xưa
 Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”
 Từ “nắng mưa” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao?
Câu 2( 2 điểm). Nêu ý nghĩa của tiếng đàn Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”( Ngữ văn 6- tập 1)
Câu 3( 7 điểm).
 Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.


---------------------Hết------------------
 ( Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)




















Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Supe
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học: 2012-2013
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)

Câu 1( 2 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong hai câu thơ sau:
 “Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
 ( “Qua đèo Ngang- Bà huyện Thanh Quan)- Ngữ văn 7, Tập I.
Câu 2( 8 điểm)
 Bé Hồng(“Trong lòng mẹ”- Trích “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng; SGK Ngữ Văn 8- Tập I) là em bé có tình yêu thương mẹ tha thiết. 
 Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.


---------------------Hết------------------
 ( Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)











File đính kèm:

  • docthi hsg van 7.doc
Đề thi liên quan