Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn: Sinh học 7

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Xuân Dương Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường
	 Năm học 2009-2010
	 Môn: Sinh học 7 
 Ngày thi : 17/ 04 /2010
 Thời gian : 60 phút
	Họ tên :Lớp7
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề bài 
Câu 1: (2 điểm)
Hãy chỉ ra những điểm tiến hoá của giun đất so với các ngành giun khác ?
Câu 2: (2 điểm)
Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về : tập tính và về môi trường sống ?
Câu 3: (2 điểm)
Tìm những đặc điểm chứng tỏ lưỡng cư có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn?
Câu 4: (2 điểm)
Hình thức sinh sản thai sinh tiến bộ hơn hình thức sinh sản đẻ trứng ở những điểm nào ?
Câu 5 : (2 điểm)
Nêu sự hoàn thiện về hệ tuần hoàn qua các ngành động vật đã học?
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án 
Môn: Sinh học 7
Ngày thi : 17/04/2010
Thời gian : 60 phút
Câu
Nội dung
Điểm
1
Những điểm tiến hoá của giun đốt so với các ngành giun khác :
-Hệ tiêu hoá phân hoá đã có en zim tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.
-Xuất hiện hệ tuần hoàn có máu màu đỏ tham gia vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch tiến hoá hơn so với giun dẹp và giun tròn.
- Cơ thể phân đốt và có khoang cở thể chính thức .
0.5
0.5
0.5
0.5
2
Đặc điểm cấu tạo khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trưòng sống :
- Chân phân đốt khớp động giúp chúng di chuyển linh hoạt hơn .
-Các phần phụ có cấu tạo thích nghivới từng môi trường sống khác nhau như : ở nước là chân bơi , ở trên cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào.
- Phần phụ miệng thích nghi với các dạng thức ăn khác nhau như : thức ăn dạng lỏng ,dạng rắn..
-Đặc điểm của hệ thần kinh và giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ giúo chúng thích nghi cao với các môi trường sống khác nhau.
0.5
0.5
0.5
0.5
3
* Những đặc điểm giúp lưỡng cư thích nghi với đời sống trên cạn : 
- Di chuyển bằng chi , chi nănm phần chia đốt linh hoạt 
- Hô hấp bàng phổi . 
-Mắt và mũi ở vị trí trên cao.
-Mắt có mi giữ nước mắt , tai có màng nhĩ.
* Những đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống dưới nước là :
- Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước .
-Da trần phủ chất nhàylàm giảm ma sát với nước và ẩm dể thấm khí , hô hấp cả bằng da
- Các chi sau có màng bơi giúp ếch di chuyển trong nước.
1
1
4
*Những ưu điểm :
 - Sự phát triển phôi không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng , phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai.
-Phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơnvà có đầy đủ các điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển
- Con sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ không lệ thuộc vào con mồi trong tự nhiên khả năng bắt mồi của con non như ở động vật của lớp khác .
1
0.5
0.5
5
-ở các ngành : Ruột khoang ,giun dẹp , giun tròn , động vật nguyên sinh chưa xuất hiện hệ tuần hoàn 
-Ngành giun đốt xuất hiện hệ tuần hoàn với tim đơn giản, hệ tuần hoàn kín .
-Ngành động vật có xương sống : 
Lớp cá : Tim 2 ngăn 1 vòng tuần hoàn , máu đỏ tươi đi nuôi cơ hể 
Lớp lưỡng cư: Tim 3 ngăn 2 vòng tuần hoàn , máu pha đi nuôi cơ thể 
Lớp bò sát : Tim 3 ngăn có vách ngan hụt 2 vòng tuần hoàn , máu pha đi nuôi cơ thể nhưng ít pha hơn.
Lớp Chim và lớp Thú : Tim 4 ngăn 2 vòng tuần hoàn , máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Như vậy hệ tuần hoàn tiến hoá theo chiều hướng từ chỗ chưa có đến xuất hiện hệ tuần hoàn . Từ cấu tạo đơn giản dến cấu tạo phức tạp.
0.5
0.5
1

File đính kèm:

  • docDe thi HSG sinh 7.doc
Đề thi liên quan